Máy quang phổ

Một phần của tài liệu Sóng cơ và giao thoa ánh sáng (Trang 56)

D ẠNG BÀI TẬP

B DẠNG ÀI TẬP

6.4.1 Máy quang phổ

Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong các lăng kính là để phân tích ánh sáng trong các máy quang phổ. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. Nói khác đi, nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.

Máy quang phổ có3 bộ phận chính:

+ Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm tia sáng song song. Nó có một khe hẹpSnằm ở tiêu diện của một thấu kính hội tụL1. Chùm ánh sáng phát ra từ nguồnJ mà ta cần nghiên cứu được rọi vào kheS. Chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kínhL1 là một chùm tia song song.

+ Hệ tán sắc P là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia song song từL1chiếu tới thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.

+ Buồng ảnh gồm một thấu kính hội tụ L2 đặt chắn chùm tia sáng đã bị tán sắc sau khi qua lăng kínhP.

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính gồm nhiều chùm tia sáng đơn sắc song song lệch theo các phương khác nhau. Mỗi chùm tia sáng đơn sắc song song cho trên tiêu diện của thấu kínhL2 một vạch màu. Mỗi vạch màu là một ảnh đơn sắc của kheS.

Tại tiêu diện của thấu kínhL2 có đặt một tấm kính ảnhF để chụp ảnh quang phổ (hoặc một tấm kính mờ để quan sát quang phổ).

Nếu nguồn sángJ phát ra một số ánh sáng đơn sắc có bước sóngλ1, λ2. . . thì trên tấm kính ảnhF

ta thu được một số vạch màuS1, S2. . . trên một nền tối. Mỗi vạch màu ứng với một thành phần ánh sáng đơn sắc do nguồnS phát ra.

Tập hợp các vạch màu đó tạo thành quang phổ của nguồnJ.

Kết luận:Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ là dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Một phần của tài liệu Sóng cơ và giao thoa ánh sáng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)