Thí nghiệm Newton về hiện tượng tán sắc ánh sáng

Một phần của tài liệu Sóng cơ và giao thoa ánh sáng (Trang 52)

D ẠNG BÀI TẬP

B DẠNG ÀI TẬP

6.1.1 Thí nghiệm Newton về hiện tượng tán sắc ánh sáng

a. Thí nghiệm:

Dùng một màn chắn trên có khoét một khe hẹpAđể tách ra một chùm sáng trắng (hay chùm ánh sáng trắng là chùm ánh sáng mặt trời) có dạng một dải hẹp. Cho dải sáng trắng này chiếu vào một lăng kính có cạnh song song với kheA.

Sau lăng kính đặt một màn ảnhB để hứng chùm sáng ló ra. Trên màn ảnh ta thấy có một dải có màu như ở cầu vồng từ đỏ đến tím. Các tia màu đỏ bị lệch ít nhất, các tia màu tím bị lệch nhiều nhất.

Như vậy,khi đi qua lăng kính, chùm sáng trắng không những bị khúc xạ về phía đáy lăng kính mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Dải có màu như cầu vồng này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. Trong quang phổ của ánh sáng trắng, ta thấy có 7 màu chính là:đỏ, da cam, vàng, lục, làm, chàm, tím. Thực ra, trong quang phổ này không phải chỉ có7 màu như trên mà có rất nhiều màu, biến đổi dần dần từ màu này sang màu khác. b. Nguyên nhân:

Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó.

Do chiết suất ntăng dần từ tia đỏ đến tia tím nên các tia ló có góc lệch tăng dần từ đỏ đến tím. Vậy: Nguyên nhân của sự tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất của lăng kính vào màu sắc của ánh sáng.

Ta có:nđ≤n≤nt(00 Nhỏ đỏ nhỏ hơn nhỏ tím00)

Một phần của tài liệu Sóng cơ và giao thoa ánh sáng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)