Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người, Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp.
Thư pháp được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc tôn của xứ sở Hoa Anh Đào. Tuy nhiên, không có bất cứ tiêu chuẩn nào đối với những người muỗn trở thành nhà thư pháp, cũng không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Vấn là là ở chỗ họ có khả năng, đủ kiên trì và cái tâm để theo đuổi loại hình nghệ thuật thanh tao này không? Nhà nữ thư pháp Kanagawa Michico khẳng định: "Không có sự phân biệt nào giữa nam và nữ, điểm khác biệt là ở chỗ mỗi người có cách thể hiện khác nhau”.
Người đam mê thư pháp có thể tìm thấy ở cuộc triển lãm này những bức thi pháp ấn tượng và có tính nghệ thuật cao. Với những nét bút tài hoa, các nghệ sĩ thư pháp bậc thầy của Nhật Bản đã mang đến cho người xem những cảm xúc độc đáo. Có cảm giác như họ đang vẽ chứ không phải viết. Một trong những điểm gây ấn tượng cho những người tham dự là màn biểu diễn của
nhà nữ thư pháp Kanagawa Michiko. Bà đã dùng lại mực của 4 nhà thư pháp trình diễn trước mình với quan niệm sử dụng triệt để những gì đã có. Dường như các nhà thư pháp Nhật Bản chú ý tới yếu tố tạo hình hơn là để người xem hiểu ý nghĩa của những chữ mình thể hiện. Chính ông Chủ tịch Hội thư pháp Mainichi cũng thừa nhận "có đến 80% những tác phẩm được trưng bày là không đọc được và đây cũng là một trong những mục đích của những nhà thư pháp viết ra nó. Một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp là mang đến cho người xem những xúc cảm khác nhau. Họ có thể hiểu hoặc không hiểu, có thể thấy đẹp hoặc không đẹp... Đó cũng là chủ ý của các nhà thư pháp.
Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư pháp nước này rất nhiều. Có thể nhận thấy điều này qua phần lớn những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này. Nếu như thư pháp Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ 6 tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ca-na, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Ca-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Các nhà thư pháp có cách thể hiện trên các chất liệu khác nhau, dùng mực viết trên giấy và khắc chữ trên gỗ và đá sau đó phủ nhũ lên... Hiện tại có một số tên tuổi nổi tiếng về thư pháp của Nhật Bản như: Mashiko Tetsushu, Miyake Soshu, Nagamori Soshu, Tanagi Hekien và Kanagawa Michiko...
Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo. Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữHiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản.
Chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản vào khoảng 2.000 năm trước. Đến thế kỉ V, VI, chữ Hán được sử dụng phổ biến ở Nhật và không lâu sau đó dựa trên cơ sở chữ Hán, kiểu chữ Hiragana và Katakana độc đáo của Nhật Bản đã ra đời. Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là chữ Hán - kiểu chữ biểu ý (tượng hình) và chữ Hiragana - kiểu chữ biểu âm (tượng thanh) và đã được phát triển như là một môn nghệ thuật.