Thư pháp chữ Việt từ góc nhìn văn hóa

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp nghệ thuật thư pháp Việt Nam Nhật Bản điểm tương đồng và khác biệt (Trang 28 - 29)

Trong những năm gần đây, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, “thư pháp chữ Việt” “thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành phong trào phát triển khá mạnh mẽ. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt gặp thư pháp chữ Việt. Từ việc in trên sách báo, viết trên lịch, đến vẽ trên áo, thêu trên vải, cũng như những cuộc triển lãm lớn, nhỏ ở khắp mọi nơi được công chúng quan tâm.

Bên cạnh đó, cũng có không ít các câu lạc bộ, các lớp giảng dạy thư pháp được hình thành. Song, xung quanh “thư pháp chữ Việt” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có người không đồng tình, có người chấp nhận ở mặt này, không tán thành ở mặt khác. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã có sự quan tâm và tham gia vào “mổ xẻ” bộ môn nghệ thuật này. Có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, có ý kiến gợi ý dẫn dắt, cũng có ý kiến chê bai. Vì vậy, có thể thấy rằng sự xuất hiện của “thư pháp chữ Việt” đã trở thành một hiện tượng văn hóa, và hơn nữa là cả vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội, rất cần thiết để tìm tòi và suy ngẫm.

Trong dòng chảy văn hóa truyền thống của các nước phương Đông – thư pháp được xem như là một mạch ngầm, lặng lẽ tồn tại với thời gian nhưng thư pháp lại có vị trí đáng kể và hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội trong thế giới nghệ thuật. Nó thực sự đã vượt khỏi chức năng thông tri

của mình và đi thẳng vào thế giới tâm linh con người. Chính vì thế cùng với hội họa, âm nhạc, thi ca….thư pháp được nhìn nhận là nghệ thuật đặc thù “cao cấp” là biểu tượng thẩm mỹ của các nền văn hóa dân tộc ở Phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam….

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp nghệ thuật thư pháp Việt Nam Nhật Bản điểm tương đồng và khác biệt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)