Mở rộng mức cho vay, đối tượng cho vay

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Hà Nội – phòng giao dịch Ba Đình (Trang 43)

b. Mục tiêu phát triển tín dụng tiêu dùng

3.2.2Mở rộng mức cho vay, đối tượng cho vay

Ngoài việc xem xét về lãi suất cho vay, để có thể nâng cao hiệu quả CVTD thì ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch Ba Đình còn phải chú ý đến các đối tượng cho vay, mức cho vay và thời hạn cho vay.

Đối tượng cho vay của phòng giao dịch chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp Nhà nước vì những đối tượng này dễ kiểm soát, không phải lo ngại về việc thu hồi nợ. Còn các công ty tư nhân, công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài lại ít được ngân hàng quan tâm vì các đối tượng này khó thu thập được thông tin chính xác, thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, nếu so sánh về mặt số lượng cán bộ công nhân viên của cơ quan Nhà nước với các công ty này thì chênh lệch nhau khá nhiều, các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh có nhiều người có thu nhập khá cao và ổn định. Chính vì vậy, phòng giao dịch nên quan tâm và chú ý đến những đối tượng này vì đây là nguồn vốn không nhỏ đối với bản thân phòng giao dịch.

Về mức cho vay, không phải đối tượng nào cũng được ngân hàng cho vay giống nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của con người ngày càng tăng và trong số nhu cầu đó có cả nhu cầu chi tiêu mà mức cho vay tối đa về sinh hoạt của ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch ba đình chỉ là 50 triệu đồng. Do đó, phòng giao dịch nên tăng mức cho vay đối với những khách hàng có uy tín, khách hàng thường xuyên và khách hàng có thu nhập ổn định. Nếu mức cho vay được tăng thêm thì sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.

3.2.3 Hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ ngân hàng

Mặc dù hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ ngân hàng là điểm mạnh của phòng giao dịch nhưng các NHTM khác cũng đã triển khai nên bản thân ngân hàng

TMCP Đông Á cũng như phòng giao dịch Ba Đình vẫn phải liên tục phát triển một hệ thống công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, xử lý được khối lượng lớn công việc trong một ngày, quản lý các món vay một cách chính xác và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời trợ giúp hoạt động quản lý, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nếu ngân hàng có thể làm như trên thì việc thu hút nguồn vốn từ các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng dễ dàng hơn bởi vì mỗi lần họ đến với ngân hàng sẽ không còn ngại vì quá mất thời gian trong việc đi vay hoặc chuyển tiền…

3.2.4 Tăng cường quản trị rủi ro

Ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch Ba Đình cần quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế nợ xấu. Nếu không đưa ra chiến lược hoạt động tín dụng phù hợp mà chạy theo nhu cầu thị trường thì rủi ro sẽ rất lớn. Phòng giao dịch phải xây dựng một phương pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, phương pháp phải được Hội đồng Quản trị chấp thuận, được tích hợp với các hệ thống ngân hàng và thông báo cách tiếp cận lên NHNN. Đây là một bước tiến đúng hướng để có được quản trị rủi ro tín dụng đáng tin cậy.

Bên canh đó, phòng giao dịch phải chủ động xây dựng và hoàn thiện các quy trình nội bộ, gia tăng các hàng rào phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức.

3.2.5 Nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố có liên quan tới CVTD

Ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch Ba Đình cần tìm hiểu, nắm rõ những thông tin tổng hợp về tình hình vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động CVTD. Đó là các thông tin về chủ trương, chính sách của Chính Phủ và NHNN có liên quan, về tình hình biến động kinh tế - xã hội nói chung cũng như lĩnh vực tài chính tiền tệ ngân hàng nói riêng ở trong nước và quốc tế…

Phòng giao dịch cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình CVTD của các đối thủ cạnh tranh. Phòng giao dịch nên thu thập các thông tin về sản phẩm, chiến lược của các ngân hàng bạn để nghiên cứu và phân tích các ưu nhược điểm rồi từ đó đưa ra chiến lược tốt nhất cho đơn vị mình.

và phân tích thông tin người tiêu dùng để nắm bắt những nhu cầu khác nhau của từng nhóm người tiêu dùng, qua đó có được những cơ sở cần thiết ban đầu để đưa ra phương hướng phát triển và mở rộng CVTD.

3.3 Kiến nghị

Những khó khăn của ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Á nói riêng xuất phát từ những lí do khác nhau. Tín dụng tiêu dùng trong quá trình triển khai với cá nhân còn nhiều vướng mắc về điều kiện, thủ tục, thời hạn cho vay còn các NHTM thì phản ánh còn nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách của Nhà nước trong mỗi giai đoạn có thể tạo môi trường thuận lợi để ngành này phát triển nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành khác, tùy thuộc vào mục tiêu của các cấp lãnh đạo trong thời kỳ đó. Đó chính là cái khó của những người thực thi pháp luật, đó là chưa kể bản thân doanh nghiệp cũng có những khó khăn cần có các giải pháp.

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

Thứ nhất: Chính phủ nên sớm xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng, thông qua luật tín dụng tiêu dùng trong đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Vì hiện nay các quy định về CVTD vẫn nằm trong hệ thống các quy định chung nên khi áp dụng vào thực tế, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, họ đều phải đưa ra các quy định riêng căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh và tính chất của mỗi sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp. Điều này làm mất đi tính nhất quán trong hoạt động của các ngân hàng. Các thủ tục rườm rà mang nặng tính hành chính cần phải được loại bỏ.

Thứ hai: Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, ổn định thị trường, giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát hợp lý…, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Từ đó tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng thu nhập và mức sống của người dân khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng

hoá và dịch vụ tiêu dùng. Nhà nước đề nghị các sở, ngành liên quan cung cấp thông tin về pháp luật, quy hoạch, định hướng đầu tư phát triển, hoạt động ổn định, lâu dài; đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng của người dân.

Thứ ba: Nhà nước cần đầu tư hệ thống giáo dục với cơ cấu hợp lý hơn, cải cách hệ thống an sinh xã hội như xã hội hoá bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, nhân rộng mô hình tiền lương hưu cho nông dân, cải cách tiền lương trong khu vực Nhà nước… để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo. Cho phép nhân rộng mô hình tiêu thụ hàng hoá thông qua uỷ thác, đại lý, mua trả chậm, trả góp…trong lĩnh vực nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần mở rộng hệ thống giáo dục tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa bởi chỉ bằng cách nâng cao dân trí, phát triển kinh tế đồng đều hơn dẫn đến tăng thu nhập cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CVTD phát triển.

Thứ tư: So với các ngân hàng TMCP và các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng quốc doanh có bề dày hoạt động và quy mô lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, họ lại nhận được sự ưu đãi của Nhà nước nên cạnh tranh rất mạnh về uy tín và giá cả. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thì Nhà nước nên đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với các ngân hàng mới thành lập, các ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh có quy mô nhỏ vì các cá nhân đến với ngân hàng ngoài chất lượng dịch vụ, họ còn quan tâm đến trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, quy mô vốn…của ngân hàng đó.

Thứ năm: Tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành có liên quan tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ tồn đọng của khách hàng để ngân hàng có thêm vốn đầu tư. Hạn chế sai sót, tiêu cực, đặc biệt là trong vấn đề đánh giá chất lượng tài sản bảo đảm, cầm cố, thế chấp hiện nay.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ 1: NHNN cần chủ động hơn trong việc tháo gỡ các rào cản, tạo ra sân chơi thực sự bình đẳng giữa các ngân hàng TMCP và các ngân hàng quốc doanh.

chấp đối với các ngân hàng TMCP, hoàn thiện các văn bản pháp qui về hoạt động CVTD như các văn bản hướng dẫn cụ thể trong đó quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ CVTD, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Đồng thời tạo sự chủ động hơn nữa cho các ngân hàng, đặc biệt là trong giải quyết nợ quá hạn để các ngân hàng yên tâm hoạt động.

Thứ 3: Thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng, NHNN cần nâng cấp chất lượng hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho thông tin tín dụng (CIC); thường xuyên cung cấp các thống kê, phân tích, cảnh báo… nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng. NHNN cũng cần phải thường xuyên nâng cấp công nghệ để thu thập thông tin nhanh nhất và xử lý chính xác để đưa ra cảnh báo, can thiệp kịp thời.

3.3.3 Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Á

Thứ 1: Để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh của phòng giao dịch thì ban quản trị ngân hàng TMCP đông á nên hỗ trợ cho phòng giao dịch trong việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, không chỉ mở lớp huấn luyện nghiệp vụ cho các nhân viên mới mà nên có các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho các nhân viên tín dụng để họ hiểu biết sâu hơn và có được các ứng xử cần thiết trong mọi tình huống xảy ra trong công việc.

Thứ 2: Ngân hàng cần mở rộng nguồn tài sản đảm bảo, cho phép thực hiện các khoản vay của tư nhân bằng hình thức tín chấp; đặc biệt khi họ là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Hỗ trợ nguồn vốn dành cho danh mục bán lẻ để từ đó có thể cho vay với lãi suất thấp hơn, tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường tín dụng.

Thứ 3: Ngân hàng cần thiết lập chiến lược khách hàng một cách cụ thể, chỉ đạo phòng giao dịch đến tiếp thị khai thác khách hàng. Cần khai thác các thông tin đối với khách hàng một cách nhanh chóng để đưa ra các quyết định chính xác và đúng đắn, tránh những thiệt hại có thể xảy ra do thiếu thông tin về khách hàng hoặc thông tin không chính xác.

lên, để thường xuyên nắm bắt được những diễn biến về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng, định kỳ hàng quý ngân hàng nên xem xét, yêu cầu cán bộ tín dụng tổ chức đánh giá lại tổng thể hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng trên 12 tháng sau ngân hàng mới thẩm định lại tình hình tài chính của khách hàng.

- Yêu cầu cán bộ tín dụng quản lý chặt mục đích sử dụng vốn vay như khách hàng đã cam kết, tránh tình trạng cho vay chỉ dựa vào tài sản ðảm bảo.

Thứ 4: Cần có sự phối hợp hiệu quả và đồng bộ hơn nữa giữa các chi nhánh và các phòng giao dịch trong nội bộ ngân hàng vì qua thực tiễn hoạt động cho thấy nhân viên ở các chi nhánh và các phòng giao dịch còn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của nhau trừ trường hợp có việc cần đến. Do đó vẫn tồn tại tư tưởng cục bộ trong ngân hàng, làm cho hiệu quả công việc chung bị giảm sút.

Trên đây là những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả CVTD trong ngân hàng. Với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các cấp, ngành liên quan, hy vọng các giải pháp, kiến nghị trên sẽ góp phần nào giúp Ngân hàng TMCP Đông Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch Ba Đình nói riêng ngày càng mở rộng, phát triển hoạt động CVTD, góp công sức của mình vào công cuộc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng và tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung.

KẾT LUẬN

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú hơn, họ luôn muốn những gì tốt nhất trong cuộc sống. Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tất yếu của sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt, những năm gần đây, trước thực trạng tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại và áp lực cạnh tranh ngày một khốc liệt, các NHTM, ngân hàng TMCP Đông Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch Ba Đình nói riêng cũng đã và đang từng bước tham gia vào lĩnh vực này một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát triển hơn nữa thì vai trò cung ứng vốn cho các doanh nghiệp của ngân hàng sẽ giảm đi và đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là mục tiêu của các ngân hàng. Phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ là một biện pháp hiệu quả để tác động đến sản xuất, kích thích phát triển kinh tế và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP Đông Á nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Á – phòng giao dịch Ba Đình nói riêng.

Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tại ngân hàng TMCP Đông Á- Phòng giao dịch Ba Đình,với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị đang công tác tại phòng giao dịch, em đã hoàn thành nội dung nghiên cứu đề tài: “ Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Hà Nội- PGD Ba Đình”

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những chỉ bảo của Quý thầy cô để em có thể hiểu sâu hơn về đề tài mà mình nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 06 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực tập

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Hà Nội – phòng giao dịch Ba Đình (Trang 43)