Xây dựng các phương án kiểm chứng giả thuyết

Một phần của tài liệu BDTX (Trang 26 - 28)

Ơ bước này , hs tưởng tượng ra các cách kiểm chứng giả thuyết, các dụng cụ , thiết bị cần có, cách bố trí thí nghiệm , vận hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm(phát huy tính nhạy bén, óc sáng tạo, trí tưởng tượng,khả năng vận dụng kiến thức ,… :phát huy tư duy sáng tạo cho hs)

VD:-Dùng hai tờ giấy giống nhau để có cùng khối lượng ,nhưng một tờ vo viên lại, để kiểm tra xem có phải rơi nhanh là do nặng hơn ? hay là do tác động của sức cản không khí.

-Dùng ống Newton kiểm tra sự rơi của các vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

3.5.Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng:

Lắp đặt thí nghiệm, tiến hành đo đạt, lấy số liệu, xử lí kết quả( lập bảng, vẽ đồ thị…)( rèn các kĩ năng làm thí nghiệm cho hs)

VD:-Thả 2 tờ giấy giống nhau nhưng 1 tờ được vo viên lại xem chúng có rơi nhanh như nhau không? Sẽ thấy tờ giấy vo viên lại rơi nhanh hơn (chứng tỏ không khí có ảnh hưởng đến sự rơi nhanh chậm của

các vật).

-Ống Newton đã rút chân không để loại bỏ ảnh hưởng của kkhí cho thấy các vật nặng nhẹ đều rơi nhanh như nhau.

3.6.Rút ra kết luận

Từ kết quả thí nghiệm , đối chiếu xem giả thuyết dự đoán ở trên có phù hợp với kết quả thí nghiệm không .Nếu phù hợp thì giả thuyết trên là đúng, nếu không phù hợp thì phải xây dựng giả thuyết mới.

VD:-Vậy các vật khác nhau đều rơi nhanh như nhau trong chân không.

3.7 Vận dụng

-Giải thích tình huống có vấn đề ở trên.

VD:các vật rơi nhanh chậm khác nhau là do tác dụng của kkhí lên các vật khác nhau, nếu loại bỏ được thì các vật đều rơi nhanh như nhau.

Kết luận có được chỉ mới là kết luận về một vài tình huống ban đầu và từ một vài hiện tượng lí tưởng mà thí nghiệm mô tả. Cần phải xem xét kết luận trên còn đúng cho các sự vật , hiện tượng nào nữa bằng cách vận dụng kết luận để phân tích, giải thích một số hiện tượng cùng loại trong thực tiễn từ đó mới xác định được giới hạn áp dụng của kết luận.

VD:-Trong tự nhiên nếu các vật rơi mà sức cản không khí rất nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì có thể coi như các vật rơi trong chân không,chúng rơi nhanh như nhau.

3.8.Phát biểu kiến thức :

Tuỳ vào mức độ tổng quát mà kết luận được khái quát hoá thành kiến thức thực nghiệm là: Một khái niệm,một quan hệ nhân quả, một qui tắc, một định luật.Kiến thức có được theo phương thức hoạt động nhận thức này giúp trả lời cho các đặc điểm ,dấu hiệu quy luật biến đổi bên ngoài các sự vật(thuộc tính) , hiện tượng mà không thể trả lời các câu hỏi về bản chất của sự vật , hiện tượng được.

VD:-Các vật rơi dưới tác dụng của trọng lực ( gọi là rơi tự do) đều rơi nhanh như nhau.

4.Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi học kiến thức VLHĐ

Có thể chia thành những bước cơ bản sau đây: (SD trang 38)

4.1.Kích thích hoạt động học tập của HS bằng tình huống có vấn đề:

Để HS có thể hứng thú học tập , chủ động tham gia vào hoạt động nhận thức học tập ,GV cần phải kích thích bằng cách tạo ra tình huống có vấn đề :

-Cần giải quyết một vấn đề nào đó về mặt lý thuyết,( thường là kết quả thực nghiệm mâu thuẩn với lí thuyết đã có)

-Tìm hiểu bản chất của một hiện tượng trong tự nhiên hoặc được xây dựng lại dười dạng thí nghiệm mở đầu

Giải Thích

TH

Một phần của tài liệu BDTX (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w