Giải pháp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 32)

1. Cơ sở lí luận

2.4.Giải pháp

Hiệu quả của một bài dạy lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung khách

quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo.

Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức và biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình

Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng phương pháp phù hợp. Kết hợp hài hoà giữa thầy và trò, hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh.

Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực

quan hướng tới liên hệ rút ra bài học.

Thông thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được

trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này trước hết giáo viên cần phải:

Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh cái gì. Nội

dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đồ dùng trực quan. . .)

Giáo viên dự kiến xác định phương pháp sử dụng phù hợp kênh hình

trong từng bài cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến thức đã học giúp học sinh khắc sâu.

Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi

mới quan sát chi tiết)

Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá.

Học sinh phải tích cực chủ động tìm tòi sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà

giáo viên cung cấp.

Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài

Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu.

Khi khai thác một, hay nhiều kênh hình ở bất kỳ khối lớp nào chúng ta

cần chú ý tới vấn đề sau: đó là khâu chuẩn bị kênh hình, xây dựng hệ thống câu hỏi, cách thức tiến hành khai thác một kênh hình, nếu chúng ta chú ý đến 3 vấn đề trên thì việc khai thác kênh hình của chúng ta được dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đã thiết chế một cung bậc kênh hình có logic khoa học, đánh thức được tiềm năng sẵn có – tiềm ẩn những kiến thức bên trong chỉ cần gọi đúng nó thì nó sẽ bật dậy những tri thức bổ ích phục vụ cho công việc giảng dạy – học tập của Thầy – Trò góp phần bổ trợ thêm những kiến thức không có trong sách, cũng như góp phần làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử hay một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc kháng chiến. Để khai thác kênh hình được tốt hơn, khoa học hơn và có tính hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra biện pháp về việc khai thác kênh hình.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 32)