Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 34)

1. Cơ sở lí luận

2.4.2.Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình

Trong khai thác kênh hình điều chúng ta cần chú ý đó là chúng ta cần đưa

kênh hình về các dạng chung rồi chúng ta có những cách thức chung khai thác kênh hình cho phù hợp, dưới đây tôi xin đưa ra 3 dạng kênh hình tôi cho là chung, từ đó tôi có cách thức khai thác cho phù hợp xem như là một công thức tổng thể - chung cho dạng kênh hình:

- Dạng về kênh hình chân dung: lãnh tụ, lãnh đạo Nguyên thủ tướng quốc gia (nói về một con người có liên quan đến lịch sử một dân tộc, một nền văn hóa – nhân loại có liên quan đến sự kiện lịch sử)

- Dạng về kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác.

2.4.2.1. Dạng kênh hình chân dung

Cách thức khai thác kênh hình chân dung:

Có thể nói kênh hình chân dung là kênh hình hết sức khó khai thác vì nó chỉ hàm chứa nội dung: một nhân vật lịch sử, thông thường giáo viên chúng ta giới thiệu thực trạng thường gặp ở kênh hình này của giáo viên chúng ta là:

- Giáo viên đưa kênh hình trong sách giáo khoa về nhân vật lịch sử (lãnh đạo, lãnh tụ, Nguyên thủ quốc gia) giới thiệu sơ qua là đủ

- Học sinh xem qua

- Thậm chí giáo viên bỏ qua không quan tâm tới

Vậy để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi có đưa ra cách thức khai thác kênh hình này như sau:

- Như tôi đã nói lúc đầu, ta phải chuẩn bị kênh hình từ trước: phóng to hoặc có kênh hình do Bộ cấp về (song số lượng ít và thường thiếu) đúng vào lúc giảng dạy có kiến thức SGK liên quan đến kênh hình thì giáo viên treo lên bảng đen

- Giáo viên đọc tư liệu về kênh hình (chân dung, con người lịch sử…) đã sưu tầm chuẩn bị từ trước (tư liệu vừa phải – có chọn lọc, không dài có liên quan trực tiếp tới chân dung ấy) cho học sinh nghe để gây sự chú ý đối với học sinh mở rộng thêm hiểu biết

- Giáo viên dùng một, hai câu hỏi mang tính tổng quát để phát vấn về con người có liên quan đến lịch sử, giai đoạn lịch sử

- Cuối cùng, giáo viên kết luận để nâng lên thành nhận thức cho học sinh về một con người lịch sử, nhân vật lịch sử mang tính giáo dục.

Rút kinh nghiệm về việc khai thác kênh hình về chân dung một nhân vật lịch sử

- Khi khai thác loại kênh hình này chúng ta chú ý cần sưu tầm tài liệu có

liên quan trọng tâm tới kênh hình

- Tuy tốn kém một ít, chúng ta photo kênh hình để gây sự chú ý đối với học

sinh, kích thích sự ham học, tính tò mò khám phá khoa học của học sinh

- Việc khai thác kênh hình loại này không khéo dễ mất thời gian nên khi

chúng ta khai thác cần dùng câu hỏi phát vấn ngắn gọn và khai thác nhanh nhưng phải đạt tính hiệu quả cao

- Cần thận trọng khi khai thác kênh hình này nếu làm qua loa dễ dẫn đến phản tác dụng vì dạng kênh hình này rất khó khai thác cho nên cần chuẩn bị chu đáo về tư liệu, hệ thống câu hỏi và kể cả thời điểm khai thác kênh hình.

2.4.2.2. Dạng kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác

* Nhìn chung ở dạng kênh hình này thường đề cập đến những kênh hình nói về quang cảnh đất nước đổi thay, những biến động lớn của một đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, hay đề cập đến những thành tựu kinh tế (công – nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp….) Hay là những thành tựu văn hóa nổi bật của một giai đoạn lịch sử, của một chiều đại.

Cách thức khai thác kênh hình: có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác

- Kênh hình này không quá khó khi khai thác nó vì biểu hiện rất rõ ngay trên bản thân nó dễ nhận thấy, nhận biết chỉ cần có óc phân tích thì nắm bắt được kiến thức bên trong nó, nhằm phục vụ - hỗ trợ kiến thức cho bài học thêm phong phú hơn. Vậy cách thức khai thác kênh hình như thế nào cho hay và phù hợp?

Thực trạng khi một số giáo viên khai thác kênh hình dưới dang này có những câu hỏi thật sự quá đơn giản ví như:

- Qua hình này em có nhận xét gì?

- Hoặc hình này nói lên điều gì?

Đó là những câu hỏi chung chung không có chủ điểm – trọng tâm nên dẫn tới việc khai thác kênh hình ít hiệu quả đặc biệt không khai thác được kiến thức bên trong của kênh hình, cuối cùng cũng làm cho học sinh có thói quen: hình nào cũng có một tư duy đó là: đẹp hoặc có sự đổi mới, có khác trước … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để khắc phục tình trạng trên bản thân tôi xác định cần phải đầu tư hơn về

cách thức khai thác kênh hình này có hiệu quả:

+ Phóng to tranh

+ Chọn thời điểm phù hợp để giới thiệu kênh hình

+ Nếu được sưu tầm tư liệu nói về nội dung kênh hình chúng ta cần

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh thức kiến thức trong kênh hình nhằm phục vụ cho bài giảng tốt hơn

Rút kinh nghiệm khi khai thác dạng kênh hình này

- Khi khai thác dạng kênh hình này cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Cần phóng to hình kênh hình để các em tiện quan sát và gây sự chú ý cho học sinh.

+ Loại kênh hình này tuy dễ khai thác song việc xây dựng hệ thống câu hỏi cần phải có câu hỏi gợi mở - dẫn dắt để cho học sinh có thể trả lời và đưa học sinh đi đến câu hỏi khái quát, tổng hợp

+ Khai thác dạng kênh hình này cần phải phân tích, so sánh để tìm ra điểm giống và khác của một lĩnh vực nào đó (như kinh tế - văn hóa hoặc một vấn đề nhỏ của lĩnh vực kinh tế - văn hóa) trong một giai đoạn lịch sử hay một triều đại…

+ Nên sưu tầm những tài liệu có liên quan chặt chẽ với kênh hình: không nên ôm đồm tài liệu để làm rối nội dung trọng tâm của kênh hình

+ Cần chú trọng thời gian khai thác kênh hình cho phù hợp không nên khai thác một kênh hình mà mất quá nhiều thời gian nên nhớ: kênh hình chỉ là kiến thức nhỏ trong một mục nhỏ hoặc lớn chứ không phải là nội dung quan trọng số một của bài mà nó chỉ góp phần làm sáng tỏ một vấn đề hoặc bổ trợ thêm để khai thác kiến thức một cách sâu hơn, khoa học hơn.

2.4.2.3. Dạng kênh hình: lược đồ

Kiến thức ở kênh hình này là vô cùng phong phú và có nhiều góc độ khai

thác khác nhau, một số giáo viên có cách khai thác riêng của mình cho phù hợp, song qua nghiên cứu bản thân tôi nghiêng về cách khai thác tư duy phát triển cao, trình độ phân tích của học sinh khi đã nghiên cứu diễn biến, một phong trào, một mốc xích nhỏ của diễn biến…

Về phần dùng lược đồ để trình bày nguyên một cuộc cách mạng, một

diễn biến: phong trào một cuộc khởi nghĩa… là cái chung mà giáo viên cần phải làm đó là khi trình bày một diễn biến mà không dùng đến lược đồ - bản đồ thì không thể dạy nhưng ở đây tôi đề cập đến vấn đề từ lược đồ - bản đồ có một

cách khai thác kiến thức: dựa trên lược đồ từ đó lấy kiến thức trên lược đồ để phục vụ cho bài giảng.

- Cách thức khai thác kênh hình: lược đồ

Đối với kênh hình này cách thức khai thác như sau: * Điểm chung

+ Lược đồ vẽ hoặc phóng to

+ Thời điểm treo và giới thiệu nét khái quát, ký tự ký hiệu trên bản đồ,

lược đồ

* Điểm riêng đối với cách khai thác kênh hình này là:

+ Khai thác khi giáo viên tạo tình huống có vấn đề

+ Hệ thống câu hỏi cho một mốc xích diễn biến có liên quan đến kênh hình

+ Kết luận một hay nhiều tình huống có vấn đề trên lược đồ

- Rút kinh nghiệm khi khai thác kênh hình: Lược đồ

+ Khi khai thác kênh hình này (lược đồ) cần chú ý lược đồ phóng to, nếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vẽ cần độ chính xác cao

+ Không được nhầm giữa lược đồ để trình bày một phong trào một, trận

đánh với việc sử dụng lược đồ để tạo tình huống có vấn đề, để mở rộng kiến thứ, để hiểu sâu hơn một vấn đề bằng những nghệ thuật khai thác kiến thức trên lược đồ của giáo viên

+ Dùng cách khai thác kênh hình này lồng ngay vào bài giảng khi thích

hợp nhất và phối hợp nhịp nhàng để tạo hiệu quả cao trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử

+ Cần chú ý đến thời gian khai thác dạng kênh hình không nên lạm dụng

việc khai thác kênh hình mà không hoàn thành mục tiêu bài đề ra.

Trên đây là cách thức khai thác kênh hình: chân dung nhân vật lịch sử, hình

về lĩnh vực kinh tế văn hóa, lược đồ. Bản thân tôi đã nghiên cứu qua thực tế.

Như vậy, việc khai thác kênh hình là một nghệ thuật sư phạm của mỗi

giáo viên để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời giúp học sinh nắm được bài vững vàng hơn, ngày càng đưa hoạt động dạy và học của thầy và trò ở một tầm cao mới.

2.5. Khai thác một số kênh hình trong bài 12: “Vƣợt qua tình thế hiểm nghèo”

2.5.1. Khai thác kênh hình 1:

Nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (9-1945) [6, tr.24]

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:

Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở.

- Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì?

- Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta gặp những khó khăn gì?

- Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân

ta làm những việc gì?

Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời Giáo viên kết luận.

2.5.2. Khai thác kênh hình 2:

Khi giáo viên giảng về vấn đề về Diệt giặc đói như sau, khi giáo viên đã phát vấn cho học sinh

H? Để diệt giặc đói, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?

Sau khi học sinh đã nêu được chủ trương và biện pháp của Đảng và Chính phủ thì giáo viên treo hình 2 đã phóng to lên bảng cho học sinh quan sát:

- Giáo viên giới thiệu: đây là hình nói về nhân dân góp gạo chống “giặc

đói” (những hành động cụ thể của một số thành viên trong ảnh: người góp gạo, người ghi danh sách quyên góp gạo)

- Giáo viên đọc đoạn trích tài liệu về hình 2

- Hệ thống câu hỏi cho tranh hình 2

H? Thông qua hình 2 em cho biết hình thức quyên góp gạo chống “giặc đói” lúc bấy giờ là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H? Em có suy nghĩ gì về câu khẩu hiệu “một nắm khi đói bằng một gói khi no”?

Qua hình 2 và đoạn trích đọc vừa rồi của giáo viên học sinh sẽ giải quyết được:

 Hình thức quyên góp gạo là phong phú và đa dạng (ngày đồng tâm,

hũ gạo cứu đói…) Với khẩu hiệu “một nắm khi đói bằng một gói khi no” thể hiện khơi dậy mạnh mẽ.

Từ đó giáo viên nâng lên tính giáo dục cho học sinh là biết ơn giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, lớn hơn là ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng bão lũ…. “thương người như thể thương thân.” Chính nhờ phát động phong trào trên đã giải quyết được những vùng “giặc đói” hoành hành trong cả nước. [6, tr.25]

2.5.3. Khai thác kênh hình 3:

Khi khai thác, chúng ta cũng nên bổ xung thêm các tình tiết, các câu chuyện để cụ thể hoá thêm kiến thức…

- Trước hết giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu: “Bình dân học vụ” là gì? Học tập là nghĩa vụ của mọi công dân- có học- có kiến thức, mới xây dựng được chính quyền mới- xây dựng được cuộc sống mới…

- Các em nhận biết gì khi quan sát hình 3. Một lớp Bình dân học vụ ban đêm, có trẻ, có già, có trai, có gái đầy đủ mọi lứa tuổi (giáo viên có thể là những cô, cậu 9, 10 tuổi, học sinh có thể là những cụ già 60, 70 tuổi, đang say sưa học bài- lần đầu tiên nắn nót viết chữ “o tròn như quả trứng gà”, mà miệng cũng tròn mắt cũng tròn vì ngạc nhiên và vì sung sướng… ánh sáng của những ngọn đèn dầu hôm nay, sẽ làm bừng sáng tương lai của dân tộc ở ngày mai.

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm

Mục đích nghiên cứu khóa luận là đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả dạy học Lịch sử ở Tiểu học đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong thời kì mới. Cũng xuất phát từ thực trạng giáo viên trong quá trình dạy học gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác kênh hình cho học sinh. Thiết kế một giáo án giảng dạy dựa trên cơ sở những đề xuất ở chương 2. Mục đích chúng tôi tiến hành thể nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi của các đề xuất khẳng định sự đóng góp của khóa luận trên thực tế.

3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên học sinh lớp 5 của trường Tiểu học. Đó là trường Tiểu học Quyết Tâm – thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. Thời gian chúng tôi tiến hành là tuần thứ 12 học kì I năm học 2013- 2014.

3.3. Nội dung và phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi xây dựng kế hoạch thực nghiệm, miêu tả hệ thống các biến số quy định diễn biến của hiện tượng cần nghiên cứu theo một chương trình. Đây là những biến số độc lập có thể điều khiển và kiểm tra được.

Nội dung thực nghiệm như sau:

- Chúng tôi chọn bài: bài 12 “vượt qua tình thế hiểm nghèo” để soạn giáo án và tiến hành dạy thực nghiệm.

- Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 5A và lớp đối chứng là lớp 5B trường Tiểu học Trường Sinh.

- Từ việc lựa chọn trên chúng tôi tiến hành thực nghiệm trực tiếp

Mục đích đặt ra khi kiểm tra là chúng tôi chia thực nghiệm thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng). Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên và có số lượng, chất lượng, trình độ

Nhóm thực nghiệm được tổ chức thực nghiệm bằng những nhân tố thực nghiệm: đưa phương pháp mới, phương tiện mới, …vào dạy học lịch sử để xem xét diễn biến trong quá trình nhận thức của HS có theo đúng giả thiết hay không. Nhóm đối chứng chúng tôi không thay đổi bất cứ điều gì khác thường, nó là cơ sở để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi nhóm thực nghiệm. nhờ có lớp đối chứng mà chúng ta có cơ sở để khẳng định hoặc phủ định giả thiết.

3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm đối với nhóm thực nghiệm và quan sát tỉ mỉ diễn

biến, kết quả một cách khách quan. Tiếp đến là chọn mẫu thực nghiệm: lấy hai lớp để dạy thực nghiệm và đối chứng. Soạn thảo câu hỏi kiểm tra chất lượng ban đầu.

Tiến hành soạn giáo án bài 12: vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dùng dạy học để lên lớp.

Tiến hành thực nghiệm lớp 5A trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, đối chứng là lớp 5B trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La với các điều kiện:

+ Giống nhau: số học sinh hai lớp bằng nhau, mức độ nhận thức như nhau, thời gian tiến hành thực nghiệm như nhau, cùng một không gian học tập.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 34)