Quan niệm của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 30)

1. Cơ sở lí luận

2.1.Quan niệm của giáo viên và học sinh

thức nào mà phải có phương pháp cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học. Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kiến thức trong kênh hình và kênh chữ trong dạy học lịch sử là phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử, xác định nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn và các bài dạy cụ thể.

2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh Giáo viên Giáo viên

Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông là quá trình phức tạp và đa dạng.

Trong thực tế có nhiều giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khô khan trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản hay thông báo các kiến thức thiếu sinh động và không có hồn. Ngoài ra, còn có nhiều sai phạm khác như: biến bài học lịch sử thành câu chuyện với những chi tiết giật gân để mua vui cho học sinh trong chốc lát mà không cung cấp kiến thức và hình thành các kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh, thiếu tính giáo dục.

Học sinh

Thường xem nhẹ bộ môn coi bộ môn lịch sử là môn học phụ không chú

trọng vào việc học. Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lòng những gì mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thông qua kênh chữ ở SGK.

2.2. Phƣơng pháp dạy học cũ

Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: thầy giảng trò

nghe, thầy đọc trò chép

Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức

Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chú trọng khái thác kiến thức sẵn

có trong SGK, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh. Phương tiện dạy học không đầy đủ, học sinh không thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng. Không phát triển khả năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện, . .

2.3. Phƣơng pháp dạy học mới

Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu

việc nói giảng, thuyết trình trong tiết học. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các kiến thức sẵn có kể cả kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa.

Tăng cường vai trò chủ động của học sinh, học sinh không còn là người

thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.

Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tư duy tự học, tư

duy lôgic.

Rèn luyện khả năng sử dụng lược đồ bản đồ, tranh ảnh, đồ dung trực quan….

Vì vậy, từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử là yếu tố cấu thành quá trình phát hiện những quy luật nhận thức của học sinh trên cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển lịch sử, gây cho học sinh sự hứng thú và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng trong quá trình đổi mới giáo dục.

2.4. Giải pháp

Hiệu quả của một bài dạy lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung khách

quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo.

Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức và biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình

Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng phương pháp phù hợp. Kết hợp hài hoà giữa thầy và trò, hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh.

Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực

quan hướng tới liên hệ rút ra bài học.

Thông thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được

trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này trước hết giáo viên cần phải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh cái gì. Nội

dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đồ dùng trực quan. . .)

Giáo viên dự kiến xác định phương pháp sử dụng phù hợp kênh hình

trong từng bài cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến thức đã học giúp học sinh khắc sâu.

Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi

mới quan sát chi tiết)

Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá.

Học sinh phải tích cực chủ động tìm tòi sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà

giáo viên cung cấp.

Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài

Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu.

Khi khai thác một, hay nhiều kênh hình ở bất kỳ khối lớp nào chúng ta

cần chú ý tới vấn đề sau: đó là khâu chuẩn bị kênh hình, xây dựng hệ thống câu hỏi, cách thức tiến hành khai thác một kênh hình, nếu chúng ta chú ý đến 3 vấn đề trên thì việc khai thác kênh hình của chúng ta được dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đã thiết chế một cung bậc kênh hình có logic khoa học, đánh thức được tiềm năng sẵn có – tiềm ẩn những kiến thức bên trong chỉ cần gọi đúng nó thì nó sẽ bật dậy những tri thức bổ ích phục vụ cho công việc giảng dạy – học tập của Thầy – Trò góp phần bổ trợ thêm những kiến thức không có trong sách, cũng như góp phần làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử hay một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc kháng chiến. Để khai thác kênh hình được tốt hơn, khoa học hơn và có tính hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra biện pháp về việc khai thác kênh hình.

2.4.1. Khâu chuẩn bị về kênh hình

Có thể nói khâu chuẩn bị kênh hình là rất quan trọng, nếu không chuẩn bị kênh hình thì sẽ giảm đi sự gây chú ý cho học sinh, việc khai thác kênh hình sẽ không thuận lợi, và không khai thác được triệt để kênh hình, vậy chuẩn bị như thế nào cho tốt? đó là:

* Về phía giáo viên

- Chúng ta cần phải photo hình sách giáo khoa lớn lên để treo trên bảng đen, khi khai thác kênh hình có liên quan đến nó – liên quan đến kiến thức nào đó

- Hoặc chúng ta vẽ hình sách giáo khoa (nếu có năng khiếu hội họa) phương pháp này đỡ tốn kém

- Cũng có thể giáo viên cho các tổ trong lớp học cùng với giáo viên làm đồ dùng dạy học (vẽ kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch…)

* Tác dụng của việc chuẩn bị kênh hình của giáo viên

- Tạo điều kiện cho việc khai thác kênh hình được thuận lợi hơn của giáo viên - Gây sự chú ý đối với học sinh về kênh hình mà giáo viên cần giới thiệu, và tập trung sự chú ý của các em về một hướng để cho giáo viên dễ khai thác kênh hình hơn.

* Về phía học sinh

- Khâu đầu tiên là cho học sinh vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa…), riêng đối với một số kênh hình liên quan đến nhân vật lịch sử - sự phát triển kinh tế, văn hóa… thì giáo viên dặn học sinh về nhà nghiên cứu trước, sưu tầm một số tư liệu nói về hình đó.

* Tác dụng của sự chuẩn bị đối với học sinh

- Qua việc hợp tác vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) giúp cho học sinh cộng tác tìm hiểu trước gốc tích về một kênh hình, sưu tầm tư liệu về kênh hình, là một lần các em tìm hiểu về các sự kiện lịch sử có liên quan đến bài học, tạo thuận lợi cho các em học tập bài mới một cách dễ dàng.

- Qua việc hợp tác vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) tăng thêm tình bạn bè gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, cùng nhau giúp đỡ trong học tập của học sinh, tăng lên niềm vui, tính say mê, sáng tạo, đặc biệt tính thân thiện trong bạn bè và trong lớp học và trường học.

2.4.2. Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình

Trong khai thác kênh hình điều chúng ta cần chú ý đó là chúng ta cần đưa

kênh hình về các dạng chung rồi chúng ta có những cách thức chung khai thác kênh hình cho phù hợp, dưới đây tôi xin đưa ra 3 dạng kênh hình tôi cho là chung, từ đó tôi có cách thức khai thác cho phù hợp xem như là một công thức tổng thể - chung cho dạng kênh hình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dạng về kênh hình chân dung: lãnh tụ, lãnh đạo Nguyên thủ tướng quốc gia (nói về một con người có liên quan đến lịch sử một dân tộc, một nền văn hóa – nhân loại có liên quan đến sự kiện lịch sử)

- Dạng về kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác.

2.4.2.1. Dạng kênh hình chân dung

Cách thức khai thác kênh hình chân dung:

Có thể nói kênh hình chân dung là kênh hình hết sức khó khai thác vì nó chỉ hàm chứa nội dung: một nhân vật lịch sử, thông thường giáo viên chúng ta giới thiệu thực trạng thường gặp ở kênh hình này của giáo viên chúng ta là:

- Giáo viên đưa kênh hình trong sách giáo khoa về nhân vật lịch sử (lãnh đạo, lãnh tụ, Nguyên thủ quốc gia) giới thiệu sơ qua là đủ

- Học sinh xem qua

- Thậm chí giáo viên bỏ qua không quan tâm tới

Vậy để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi có đưa ra cách thức khai thác kênh hình này như sau:

- Như tôi đã nói lúc đầu, ta phải chuẩn bị kênh hình từ trước: phóng to hoặc có kênh hình do Bộ cấp về (song số lượng ít và thường thiếu) đúng vào lúc giảng dạy có kiến thức SGK liên quan đến kênh hình thì giáo viên treo lên bảng đen

- Giáo viên đọc tư liệu về kênh hình (chân dung, con người lịch sử…) đã sưu tầm chuẩn bị từ trước (tư liệu vừa phải – có chọn lọc, không dài có liên quan trực tiếp tới chân dung ấy) cho học sinh nghe để gây sự chú ý đối với học sinh mở rộng thêm hiểu biết

- Giáo viên dùng một, hai câu hỏi mang tính tổng quát để phát vấn về con người có liên quan đến lịch sử, giai đoạn lịch sử

- Cuối cùng, giáo viên kết luận để nâng lên thành nhận thức cho học sinh về một con người lịch sử, nhân vật lịch sử mang tính giáo dục.

Rút kinh nghiệm về việc khai thác kênh hình về chân dung một nhân vật lịch sử

- Khi khai thác loại kênh hình này chúng ta chú ý cần sưu tầm tài liệu có

liên quan trọng tâm tới kênh hình

- Tuy tốn kém một ít, chúng ta photo kênh hình để gây sự chú ý đối với học

sinh, kích thích sự ham học, tính tò mò khám phá khoa học của học sinh

- Việc khai thác kênh hình loại này không khéo dễ mất thời gian nên khi

chúng ta khai thác cần dùng câu hỏi phát vấn ngắn gọn và khai thác nhanh nhưng phải đạt tính hiệu quả cao

- Cần thận trọng khi khai thác kênh hình này nếu làm qua loa dễ dẫn đến phản tác dụng vì dạng kênh hình này rất khó khai thác cho nên cần chuẩn bị chu đáo về tư liệu, hệ thống câu hỏi và kể cả thời điểm khai thác kênh hình.

2.4.2.2. Dạng kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác

* Nhìn chung ở dạng kênh hình này thường đề cập đến những kênh hình nói về quang cảnh đất nước đổi thay, những biến động lớn của một đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, hay đề cập đến những thành tựu kinh tế (công – nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp….) Hay là những thành tựu văn hóa nổi bật của một giai đoạn lịch sử, của một chiều đại.

Cách thức khai thác kênh hình: có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác

- Kênh hình này không quá khó khi khai thác nó vì biểu hiện rất rõ ngay trên bản thân nó dễ nhận thấy, nhận biết chỉ cần có óc phân tích thì nắm bắt được kiến thức bên trong nó, nhằm phục vụ - hỗ trợ kiến thức cho bài học thêm phong phú hơn. Vậy cách thức khai thác kênh hình như thế nào cho hay và phù hợp?

Thực trạng khi một số giáo viên khai thác kênh hình dưới dang này có những câu hỏi thật sự quá đơn giản ví như:

- Qua hình này em có nhận xét gì?

- Hoặc hình này nói lên điều gì?

Đó là những câu hỏi chung chung không có chủ điểm – trọng tâm nên dẫn tới việc khai thác kênh hình ít hiệu quả đặc biệt không khai thác được kiến thức bên trong của kênh hình, cuối cùng cũng làm cho học sinh có thói quen: hình nào cũng có một tư duy đó là: đẹp hoặc có sự đổi mới, có khác trước …

Để khắc phục tình trạng trên bản thân tôi xác định cần phải đầu tư hơn về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cách thức khai thác kênh hình này có hiệu quả:

+ Phóng to tranh

+ Chọn thời điểm phù hợp để giới thiệu kênh hình

+ Nếu được sưu tầm tư liệu nói về nội dung kênh hình chúng ta cần

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh thức kiến thức trong kênh hình nhằm phục vụ cho bài giảng tốt hơn

Rút kinh nghiệm khi khai thác dạng kênh hình này

- Khi khai thác dạng kênh hình này cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Cần phóng to hình kênh hình để các em tiện quan sát và gây sự chú ý cho học sinh.

+ Loại kênh hình này tuy dễ khai thác song việc xây dựng hệ thống câu hỏi cần phải có câu hỏi gợi mở - dẫn dắt để cho học sinh có thể trả lời và đưa học sinh đi đến câu hỏi khái quát, tổng hợp

+ Khai thác dạng kênh hình này cần phải phân tích, so sánh để tìm ra điểm giống và khác của một lĩnh vực nào đó (như kinh tế - văn hóa hoặc một vấn đề nhỏ của lĩnh vực kinh tế - văn hóa) trong một giai đoạn lịch sử hay một triều đại…

+ Nên sưu tầm những tài liệu có liên quan chặt chẽ với kênh hình: không nên ôm đồm tài liệu để làm rối nội dung trọng tâm của kênh hình

+ Cần chú trọng thời gian khai thác kênh hình cho phù hợp không nên khai thác một kênh hình mà mất quá nhiều thời gian nên nhớ: kênh hình chỉ là kiến thức nhỏ trong một mục nhỏ hoặc lớn chứ không phải là nội dung quan trọng số một của bài mà nó chỉ góp phần làm sáng tỏ một vấn đề hoặc bổ trợ thêm để khai thác kiến thức một cách sâu hơn, khoa học hơn.

2.4.2.3. Dạng kênh hình: lược đồ

Kiến thức ở kênh hình này là vô cùng phong phú và có nhiều góc độ khai

thác khác nhau, một số giáo viên có cách khai thác riêng của mình cho phù hợp,

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 (Trang 30)