rất khó cho quá trình phân xử. Trường hợp này không thể dẫn chiếu trong hợp đồng sử dụng Incoterms vì bản thân Incoterms không chứa đựng các tập quán thương mại riêng rẽ này. Ví dụ: FOB stowed – FOB xếp hàng, được hiểu theo một số doanh nghiệp ở Châu Mĩ và Châu Âu là người bán thêm nghĩa vụ chịu chi phí để tổ chức san, xếp hàng trên tàu tại cảng bốc hàng (cảng đi). Trong khi đó tại Châu Á, ngoài nghĩa vụ của người bán kể trên thì thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang cho người mua sau khi hàng hóa đã xếp xong lên tàu (thay vì chỉ qua lan can tàu theo điều kiện FOB). Từ điểm phân tích này, khuyến cáo các doanh nghiệp nên áp dụng Incoterms và quy định rõ những thỏa thuận thêm trong hợp đồng ngoại thương về chi phí bốc, dỡ, san, xếp hàng, thuê tàu, địa điểm chuyển rủi ro nếu muốn áp dụng khác đi so với quy định của Incoterms.
Sau đây là những tập quán thương mại riêng biệt được áp dụng trong thực tế:
- Những trường hợp đặc biệt của FOB:
• FOB under tackle – FOB dưới cần cẩu: người bán chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi cần cẩu móc hàng.
• FOB stowed hoặc FOB trimmed – FOB san, xếp hàng: người bán nhận thêm trách nhiệm xếp hàng (stowage or trimming) trong khoang hầm tàu. Nếu hợp đồng không quy định gì khác thì rủi ro, tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua sau khi việc xếp hoặc san hàng đã được thực hiện xong.
• FOB shipment to destination – FOB chở hàng đến: người bán nhận trách nhiệm thuê tàu giúp người mua để chở hàng đến cảng quy định (cảng đến) với rủi ro và chi phí thuê tàu là do người mua phải chịu.
• FOB liner terms – FOB theo điều kiện tàu chợ: do tiền cước tàu chợ đã bao gồm cả chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng, nên người bán không phải trả chi phí bốc dỡ hàng.
- Những trường hợp đặc biệt của CIF:
• CIF liner terms – CIF theo điều kiện tàu chợ: trong đó, cước phí mà người bán trả cho hàng tàu đã bao gồm cả chi phí bốc dỡ hàng.
• CIF + c: trong đó, giá hàng đã bao gồm cả tiền hoa hồng (commission) cho thương nhân trung gian.
• CIF + i: trong đó, giá hàng đã bao gồm cả tiền lợi tức (interest) cho vay hoặc cho chịu tiền hàng.
• CIF + s: trong đó, giá hàng đã bao gồm cả chi phí đổi tiền (exchange).
• CIF + w: trong đó, giá hàng đã bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm chiến tranh (war risks).
• CIF + wA: trong đó, giá hàng đã bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm theo điều kiện wA.
• CIF under ship’s tackle – CIF dưới cần cẩu: theo đó, rủi ro và tổn thất về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi cần cẩu của tàu móc vào hàng.
• CIF afload – CIF hàng nổi: theo điều kiện này, hàng hóa đã ở trên tàu ngay từ lúc hợp động được kí kết.
• CIF landed – CIF dỡ hàng lên bờ: theo đó, người bán phải chịu cả chi phí về việc dỡ hàng lên bờ.
Khuyến cáo 4: Trong trường hợp chuyên chở hàng hóa bằng container sử dụng vận tải đường thủy, nên lựa chọn điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF:
Về sử dụng Incoterms trong trường hợp hàng hóa chuyên chở bằng container, Incoterms 2000 & 2010 ICC đã đưa ra khuyến cáo: nếu hàng hóa chuyên chở bằng phương tiện vận tải đường thủy không lấy lan can tàu (ship’s rail) [Incoterms 2000] hoặc giao hàng lên boong tàu [Incoterms 2010] làm địa điểm chuyển rủi ro thì nên thay điều kiện FOB bằng FCA; điều kiện CFR bằng điều kiện CPT; điều kiện CIF bằng CIP. Việc thay đổi như thế có lợi ích sau đây:
- Lợi ích đối với người xuất khẩu:
• Sớm chuyển rủi ro về hàng hóa.
• Sớm lấy vận đơn để lập các chứng từ thanh toán sớm.
• Không phải chịu thêm các chi phí và nghĩa vụ sau khi hàng hóa đã giao cho người chuyên chở (CY hoặc CFS).
- Lợi ích đối với người nhập khẩu:
Nếu người mua đã mua bảo hiểm thì công ti bảo hiểm sẽ bảo hiểm cả giai đoạn hàng hóa từ bãi hoặc trạm container cho đến khi hàng hóa đã giao lên tàu (thay vì chỉ bảo hiểm hàng hóa trong quá trình xếp hàng và vận chuyển hàng hóa). Lưu ý việc giải quyết tranh chấp về rủi ro, tổn thất hàng hóa (nếu có) xảy ra trên bãi thu gom container đến khi hàng vượt qua lan can tàu giữa người bán, người vận chuyển và quyền lợi của người mua là những tranh chấp khó giải quyết.
Khuyến cáo 5: Incoterms là tập quán thương mại không mang tính bắt buộc, Incoterms phải được dẫn chiếu trong hợp đồng và được ghi rõ năm nào: Ví dụ Incoterms 2000 hay Incoterms 2010.
Incoterms không phải là luật bắt buộc các bên mua bán phải áp dụng một cách đương nhiên, mà Incoterms chỉ trở thành văn bản có tính pháp lí ràng buộc nghĩa vụ và xác định quyền lợi của mỗi bên nếu các bên mua bán thỏa thuận áp dụng và ghi rõ điều ấy trong hợp đồng ngoại thương.
Trong quy tắc thương mại của Hoa Kì có nhiều điều kiện thương mại có tên gọi tương tự như Incoterms: FOB, CFR, CIF… Nhưng giải thích nghĩa vụ của người bán và người mua rất khác biệt so với Incoterms nên cần phải được dẫn chiếu rõ trong hợp đồng để tránh sự nhầm lẫn.
Như phần trên đã đề cập, Incoterms chỉ là những tập quán thương mại được tập hợp trình bày có khoa học và hệ thống: là văn bản có tính khuyên nhủ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Tính khuyên nhủ của Incoterms thể hiện qua:
- Sự tự nguyện áp dụng của hai bên mua và bán.
- Incoterms từ khi ra đời năm 1936 đến nay đã qua 07 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010. Văn bản ra đời sau không phủ định nội dung các văn bản Incoterms được ban hành trước đó. Tùy vào tập quán buôn bán của các nhà xuất nhập khẩu mà có thể tùy ý áp dụng bất kì văn bản Incoterms nào trong số 8 văn bản đã ban hành. Nhưng khi có sự thỏa thuận nhất trí áp dụng Incoterms nào thì phải dẫn chiếu điều ấy trong hợp đồng ngoại thương. Việc dẫn chiếu này sẽ làm cho Incoterms trở thành cơ sở pháp lí buộc các bên mua bán phải thực hiện như các nghĩa vụ khác của hợp đồng ngoại thương và cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
- Ngay trong trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng Incoterms nào đó, nhưng những chi tiết của hợp đồng có thể dựa vào những điều khoản không được quy định hoặc quy định trái với nội dung của Incoterms. Ví dụ: Theo Incoterms, với điều kiện FOB thì người bán không có nghĩa vụ thuê và kí hợp đồng vận tải, nhưng có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo điều kiện FOB đã thỏa thuận thêm trong hợp đồng ngoại thương: nhà xuất khẩu giúp nhà nhập khẩu thuê tàu, kí hợp đồng vận tải, cước phí sẽ được nhà nhập khẩu trả riêng; Hoặc theo điều kiện EXW của Incoterms 2000 và 2010 thì người xuất khẩu không có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, nhưng có thể các bên thỏa thuận dẫn chiếu thêm trong hợp đồng: người xuất khẩu phải làm thủ tục xuất khẩu với chi phí của người nhập khẩu chịu, nếu người xuất khẩu không làm được thủ tục xuất khẩu, người nhập khẩu sẽ không nhận hàng hoặc không trả tiền.
- Mặc dù Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành được hai bên tự nguyện áp dụng và dẫn chiếu rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương, nhưng không có nghĩa là ICC mặc nhiên trở thành trọng tài phân xử khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp phải nêu rõ trong hợp đồng ngoại thương:“Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết theo Qui tắc Trọng tài Quốc tế của ICC”.
Khuyến cáo 6: Các phiên bản cũ của Incoterms từ năm 1936 đến năm 2000 chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng đối với hợp đồng nội thương. Riêng phiên bản Incoterms 2010 áp dụng cho cả giao dịch nội địa:
Riêng Incoterms 2010 có thể áp dụng cho hoạt động thương mại nội địa. Ví dụ: Hoạt động thương mại giữa các công ti ở các bang khác nhau của Hoa Kì; Hoạt động thương mại giữa các nước thuộc EU hoặc giữa các doanh nghiệp nằm trong và ngoài khu chế xuất (hoặc khu thương mại tự do).
Khuyến cáo 7: Đối với doanh nghiệp Việt Nam, nên lựa chọn điều kiện thương mại sao cho bên doanh nghiệp Việt Nam giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Hiện nay, khoảng trên 80% các thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu lựa chọn điều kiện FOB, khi nhập khẩu lựa chọn điều kiện CFR hoặc CIF. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là do các nguyên nhân sau:
- Hiểu không đúng các quy định của Incoterms như xuất khẩu theo FOB mau chuyển rủi ro sang cho người mua, nhập khẩu hàng hóa theo CFR hoặc CIF an toàn hơn vì người bán nước ngoài phải chịu rủi ro đến tận càng nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, qua tóm tắt ở trước cho ta thấy quy định của Incoterms 1990 và Incoterms 2000 về nơi chuyển rủi ro của 3 điều kiện thương mại FOB, CFR và CIF đều là “lan can” tàu tại cảng bốc hàng (cảng nước xuất khẩu). Còn đối với Incoterms 2010, nơi chuyển rủi ro của 3 điều kiện thương mại này là sau khi hàng hóa đã được thực sự “xếp xong” hàng hóa trên tàu tại cảng bốc hàng (cảng nước xuất khẩu).
- Am hiểu về nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm còn yếu, ngoài ra trình độ ngoại ngữ kém của các doanh nghiệp Việt Nam cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện thương mại.
- Việc mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện qua các trung gian nước ngoài.
- Thế và lực trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu: vốn thiếu, chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa cao…
Hiện nay, việc lựa chọn các điều kiện thương mại như vậy khi mua bán với nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam không có lợi ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.
Thứ nhất, không có lợi ở tầm vĩ mô:
- Nguồn thu nhập ngoại tệ của doanh nghiệp không cao vì xuất khẩu với giá thấp trong khi nhập khẩu với giá cao.
- Không thể tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng doanh số dịch vụ và cơ hội phát triển cho các hãng tàu và hàng bảo hiểm của Việt Nam.
- Không thể tạo điều kiện để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động làm trong các ngành dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa.
Thứ hai, không có lợi ở tầm vi mô:
- Giảm khả năng tự cân đối ngoại tệ do xuất khẩu với giá thấp thu về ít ngoại tệ, xuất khẩu với giá cao phải chi phí ngoại tệ nhiều (trong khi đó nếu các doanh nghiệp tự thuê phương tiện vận tải thì có thể thanh toán bằng nội tệ).
- Doanh nghiệp bị động với phương tiện vận tải, hậu quả có thể phải trả thêm những chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, trả lãi suất…
- Doanh nghiệp bị mất đi những khoản hoa hồng của các hãng vận tải và bảo hiểm trả cho người thuê dịch vụ của họ (khuyến mãi dịch vụ).
- Doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc khiếu nại đòi bồi thường nếu có tranh chấp xảy ra giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ngoài với các hãng vận tải nước ngoài…
Vì những bất lợi do không giành được quyền thuê phương tiện vận tải khi lựa chọn điều kiện thương mại, nên khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi khi xuất khẩu nên lựa chọn các điều kiện nhóm C, khi nhập khẩu nên lựa chọn các điều kiện nhóm F. Muốn làm được điều này thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị các điều kiện:
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm.
- Học và hiểu đúng về Incoterms.
- Nâng cao thế và lực trong kinh doanh để giành được sự chủ động trong lựa chọn điều kiện thương mại có lợi.
Ngoài ra, việc lựa chọn điều kiện thương mại cần phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phụ thuộc vào loại hình phương tiện vận tải (đường thủy; đường bộ; đường sắt; đường hàng không; phương tiện vận tải đa phương thức…).
- Phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (nghiệp vụ đàm phán; nắm vững quy định Incoterms; nghiệp vụ thuê tàu, mua bảo hiểm…).
- Phụ thuộc vào “thế” trong hợp đồng (thị trường phía người mua hoặc người bán), thế chủ động thuộc về phía ai thì người đó được giành quyền lựa chọn điều kiện thương mại.
- Phụ thuộc vào cách thức chuyên chở hàng hóa, hàng rời hay hàng vận chuyển bằng container. Ví dụ: Đối với phương tiện vận tải đường thủy, nếu là hàng rời thường áp dụng điều kiện FOB, CFR hoặc CIF; nếu là hàng chở bằng container thường áp dụng điều kiện FCA; CPT hoặc CIP.
- Phụ thuộc vào tập quán, thói quen buôn bán.
- Phụ thuộc vào khả năng làm thủ tục xuất nhập khẩu.
2.3. So sánh INCOTERMS 2000 vs INCOTERM 2010
Incoterms 2010 ra đời dựa trên Incoterms 2000 nên việc có những điểm giống nhau giữa hai bản Incoterms là một điều tất yếu. Ngoài ra, Incoterms 2010 cũng có những điểm mới so với Incoterms 2000 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động thương mại.
- Có vai trò tương tự nhau
- Có 07 điều kiện thương mại có tên gọi và nội dung quy định khá giống nhau: EXW, FAS, FOB, FCA, CPT, CFR, CIP,CIF.
4 điều kiện thương mại sau đều được khuyến cáo áp dụng phương tiện vận tải thủy: FAS, FOB, CFR, CIF.
- Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức đối với 3 điều kiện: CPT, CIP, FCA.
- Incoterms được trình bày đối ứng “10 nhóm nghĩa vụ quy định đối với người bán A1, A2, A3...A9, A10” và “10 nhóm nghĩa vụ quy định với người mua B1, B2, B3...B19, B10”. Bên này có nghĩa vụ thì bên kia miễn trách nhiệm.
- Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật mà là các tập quán thương mại phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế. Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, có thể đưa những nghĩa vụ và ràng buộc mới vào hợp đồng ngoại thương, nhưng khi áp dụng phải ghi rõ trong hợp đồng, những điều kiện áp dụng khác đi nhất thiết phải được mô tả kỹ trong hợp đồng.
2.3.2. Khác nhau
Tiêu chí Incoterms 2000 Incoterms 2010
Số nhóm Incoterms được phân Có 4 nhóm: nhóm E, F, C, D Có 2 nhóm: các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải và các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và đường thủy nội địa
Số điều kiện thương mại
Có 13 điều kiện Có 11 điều kiện: hai điều kiện mới DAT thay thế cho điều kiện DEQ, DAP thay thế cho DAT, DES, DDU
Cách thức
phân nhóm vận tải, phương tiện thủy vàPhân nhóm theo hình thức các loại phương tiện vận tải
Phân nhóm theo chi phí vận tải và địa điểm chuyển rủi ro Hướng dẫn
sử dụng dụngKhông có hướng dẫn sử mại có phần hướng dẫn sử dụng,Trước mỗi điều kiện thương giúp các bên hiểu tốt để chọn chính xác Incoterms
Thông tin
điện tử thể được thay thế bằng thôngChỉ rõ những chứng từ có điệp dữ liệu điện tử
Cho phép trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương với trao đổi thông tin bằng giấy, miễn là hai bên chấp nhận
theo chuỗi chuỗi”, đưa thêm nghĩa vụ “mua hàng đã gửi” Các điều kiện thương mại: DAF, DES, DEQ, DDU Có Không Các điều kiện thương mại: DAT, DAP Không Có Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF