Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực (Trang 48)

i TÓM TẮT

4.3Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo

Nhóm khuyến nghị ở trên là nhằm giảm tình trạng SHC trong khu vực NH. Tuy nhiên, ngay cả khi những giải pháp này được thực hiện thì SHC vẫn sẽ tồn tại, mặc dù ở một mức độ thấp hơn. Vì vậy, đồng thời với các giải pháp nhằm giảm SHC cần có các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Nghiên cứu tình

huống về các NHTMCP trong Chương 3 cho thấy SHC giữa NH thông qua các cá nhân, tổ chức liên quan không hề trái luật. Cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng hoặc không giám sát được do cách thức phức tạp hoặc chưa có chế tài để xử lý. Quy định hiện hành về người có liên quan của cổ đông ngân hàng không bao trùm hết và từ đó giúp sở hữu chéo được che giấu. Người có liên quan thuộc các mối quan hệ sau.

Thứ nhất là quan hệ gia đình. Tình huống ACB cho thấy, một cổ đông và là vợ một cổ đông lớn của NH này sở hữu 4,99% cổ phần của VietBank. Điều này cho phép ACB, trong thực tế, có quyền kiểm soát tương đương 14,99% chứ không chỉ 10% như công bố. Như vậy, cổ đông thuộc nhóm cổ đông lớn một ngân hàng phải coi là ngươi có liên quan của ngân hàng đó.

Tiếp đến là quan hệ sở hữu giữa cổ đông và DN cũng tạo nên một kênh cho SHC giữa các NH. Khi tính toán tỷ lệ sở hữu Sacombank của Eximbank cần phải cộng thêm tỷ lệ sở hữu của cả công ty như Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sài gòn Exim, nắm giữ 5,17% cổ phần của Sacombank. Do đây là công ty liên kết của Eximbank và NH này là cổ đông sáng lập của Sài gòn Exim.

Thứ ba, thông qua quan hệ lao động (giữa người làm thuê lâu năm hoặc đang giữ vị trị quan trọng trong doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp) mà SHC có thể được thiết lập. Tình huống ba NH hợp nhất hoặc ACB là những ví dụ minh họa. Việc ACB cùng những thành viên quan trọng trong ban điều hành (các Phó Tổng giám đốc hoặc Kế toán trưởng) cùng sở hữu một NH khác cho phép ACB tăng tỷ lệ sở hữu thực tế mà không trái các quy định hiện hành. Thêm vào đó, có trường hợp cổ đông A công ty B (A nắm giữ cổ 25% cổ phần của B) cùng nắm giữ ngân hàng C. Ông D là thành viên điều hành của Công ty B cũng đang sở hữu ngân hàng C. Trong trường hợp ông D cũng cần được coi là người có liên quan của cổ đông A. Thực tế SHC phát sinh từ ba mối quan hệ này cho thấy việc cần thiết phải mở rộng khái niệm người có liên quan để tìm ra ai là sở hữu sau cùng của các NH.

Để giảm tác động tiêu cực của SHC bằng việc mở rộng đối tượng công bố thông tin, ngoài việc mở rộng khái niệm người có liên quan, cần phải hạ tỷ lệ nắm giữ ngân hàng mà ở tỷ lệ đó chủ sở hữu phải công bố thông tin. Điều này giúp NHNN biết được tỷ lệ sở hữu ngân hàng của mỗi cổ đông hay nhóm cổ đông. Theo quy định hiện hành thì tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một NH mới phải báo cáo về tỷ lệ sở hữu cho các cơ

41

quan quản lý.38 Nhưng do một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một NHTM39 nên có rất ít cổ đông cá nhân của NH phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu. Bằng cách chia tách cho 10 người có liên quan để mỗi người nắm giữ 4,99%, cổ đông X, người sở hữu sau cùng với tỷ lệ 49,9% cổ phần, của NH Y hoàn toàn kiểm soát NH Y.

Phân tích ở trên cho thấy, để biết được ai là người sở hữu sau cùng của một NHTMCP, Nhà nước cần: (i) định nghĩa lại về người có liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng; và (ii) quy định về công bố thông tin đối với người có liên quan của một cổ đông NH. Theo đó, người có liên quan của một cổ đông của NH sẽ phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu NH khi sở hữu một NHTM từ một tỷ lệ nhất định, ví dụ 1% tương đương 30 tỷ đồng mệnh giá đối với vốn tự có tối thiểu của một NHTMCP40. Với thực tế là hầu hết các NHTMCP có vốn chủ sở hữu từ 5000 tỷ trở lên thì cổ đông sở hữu từ 50 tỷ đồng vốn điều lệ sẽ phải công bố thông tin. So với giá trị sở hữu này thì chi phí giao dịch xuất hiện do có các quy định mới về công bố thông tin sẽ không quá lớn về tỷ lệ tương đối.

Tình huống STB cho thấy vai trò của CTCP Bất động sản Exim và CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn, công ty liên kết của Eximbank, trong việc hình thành sở hữu chéo giữa các ngân hàng. Hiện tại các doanh nghiệp này chỉ chịu sự giám sát theo Luật doanh nghiệp41. Phân tích trong Chương 2 và Chương 3 cho thấy cổ đông của các công ty này có thể thực hiện việc thao túng hoạt động của các NH hoặc lách quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ về về công ty sở hữu ngân hàng (Bank Holding Comapany Act) có thể áp dụng để chế tài các công ty này42. Tại Hoa Kỳ, Quỹ dự trữ Liên bang (Ngân hàng Trung Ương của Hoa Kỳ) giám sát về vốn, phê chuẩn các giao dịch mua bán sáp nhập và thanh tra hoạt động các công ty sở hữu ngân hàng. Tại Việt Nam, các cổ đông tổ chức sau cần phải chịu sự giám sát của NHNN như các tổ chức tín dụng: (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc (ii) là người có liên quan hoặc công ty liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng.

38 Thông tư số 52/2012/TT-BTC, ngày 5 tháng 4 năm 2012, Điều 26

39 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 55

40 Theo Nghị định 141, hiện tại để nắm giữ 5% cổ phần một NHTMCP cần phải đầu tư ít nhất 150 tỷ đồng, tính theo mệnh giá.

41

Luật doanh nghiệp 2005

42 Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Hoa Kỳ) - Luật, Quy định, Các Luật liên quan. FDIC Law, Regulations, Related Acts h t t p :/ / ww w . f d ic . g o v /r e gu la t i o n s/ l a w s /r u l e s / 600 0 -

300

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực (Trang 48)