i TÓM TẮT
4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP
Tình huống ABB trong chương 3 đã chỉ ra các tác động tiêu cực của mối quan hệ ủy quyền tại các DNNN có quan hệ SHC với NHTM. Do nắm giữ cổ phần, DNNN sẽ dễ dàng vay vốn từ NHTM mà họ sở hữu. Vấn đề nảy sinh ở đây là các giao dịch vay vốn này thường vi phạm khung giám sát và không được giám sát.
Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của SHC đến an toàn hoạt động của NHTM, Chính phủ cần yêu cầu các DNNN và NHTMNN đang nắm giữ cổ phần của các NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa DNNN và NHTMCP.
Thời gian qua, các DNNN do sức ép của dư luận đều tuyên bố thoái vốn35. Tuy nhiên, trên thực tế các DN này đều trì hoãn việc thoái vốn với lý do là điều kiện thị trường không thuận lợi. Nhật Bản khi ban hành luật hạn chế SHC năm 2001 cũng gặp kháng cự tương tự36. Kinh nghiệm của Nhật Bản là thành lập công ty mua cổ phần NH (banks’ shareholding purchase corparation – BSPC). Các DN vi phạm quy định hạn chế SHC phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tư bên ngoài theo một lộ trình nhất định.
Thực tế tại VN năm 2009, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã mua lại cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt từ Vinashin37.
Do đó, nhằm loại bỏ SHC giữa DNNN và các NHTMCP, SCIC có thể sẽ đứng ra đảm nhận vai trò công ty mua lại cổ phần NH từ các DNNN (bao gồm cả các NHTMNN). Thời gian vừa qua, SCIC đã bị chỉ trích về năng lực hạn chế trong việc
35 Mạnh Quân (2012).
36 Japan Financial Supervisory Agency. Banks and Other Financial Institutions: Banks’ shareholdings restriction and Banks’ Shareholdings Purchase Corparation.
39
thực hiện vai trò quản lý vốn nhà nước. Vì vậy luận văn chỉ đề xuất chuyển vốn NH từ các DNNN về SCIC. SCIC sẽ chỉ nắm giữ cổ phần của các NH tạm thời và sẽ bán lại cho các cổ đông bên ngoài theo một lộ trình thoái vốn đã định khi điều kiện thị trường thuận lợi.