Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực (Trang 34)

i TÓM TẮT

3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM

3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN

Như đã chỉ ra trong Chương 2, việc Chính phủ vừa là đại diện chủ sở hữu NHTMNN- người phải tuân thủ, đồng thời cũng là người giám sát sẽ dẫn tới việc khung giám sát mất hiệu lực.

Quy định về CAR là ví dụ đầu tiên về hiệu lực của khung giám sát đối với NHTMNN. Theo quy định hiện hành,16 CAR của các NHTM tối thiểu phải đạt 9%. Nhưng tỷ lệ này của CTG chỉ là 8% và của Agribank thậm chí chỉ đạt mức 6,1%17 tại thời điểm tháng 12 năm 2010. Sang năm 2011, CAR của CTG là 10,6%, CAR của Agribank là 6,8%18. Khi một NHTM không đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thì NHNN sẽ buộc NH này hoặc phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc phải hạn chế tăng trưởng tổng tài sản, thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng tài sản an toàn hoặc kết hợp tất cả các điều chỉnh trên. Tuy nhiên, đối với vi phạm nêu trên của các NHTMNN, NHNN không làm bất cứ điều gì. Do Chính phủ là chủ sở hữu của DNNN đồng thời lại là cổ đông chi phối của các NHTMNN, quy định hiện hành về giới hạn tín dụng19 với một khách hàng sẽ mất hiệu lực. Khi phải cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình thì NHTMNN sẽ xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN để được phép không phải tuân thủ quy định này. Hình 3.5 minh hoạ việc các NHTMNN cấp tín dụng vượt 15% vốn tự có cho Dự án thuỷ điện Huội Quảng (Sơn La) của Tập đoàn điện lực VN (EVN). EVN cùng 3 NHTMNN là VCB, BIDV và Agribank đều thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, Chính phủ chỉ định các NH này cho vay dự án của EVN. Do quy mô dự án quá lớn nên Chính phủ cho phép các NH cho vay vượt 15% vốn tự có. Để cho vay 1 khách hàng 10.500 tỷ đồng, vốn tự có của NH phải đạt 70.000 tỷ đồng, trong khi tại VN chưa có NHTM nào vốn tự có đạt trên 30.000 tỷ đồng.

16 Thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10 năm 2010, đã dẫn

17 Stoxplus 15 Sep 2011, Vietnamese Banks A Helicopter View – Issue 2

18 Stoxplus 30 Mar 2012, Vietnamese Banks A Helicopter View – Issue 3

19

Luật các tổ chức tín dụng - Điều 128 khoản 1: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM.

Hình 3.5 SHC giữa NHTMNN và DNNN

Nhà nước

VCB BIDV EVN Agribank

Cho vay tối đa 12.486 tỷ đồng

Cho vay tối đa 13.314 tỷ đồng

Chủ đầu tư dự

án Cho vay tối đa

10.530 tỷ đồng Dự án thủy điện

Huội Quảng

Nguồn: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bình Minh (2009)

Việc hạn chế tín dụng cấp cho một khách hàng là một thông lệ giám sát quốc tế nhằm bảo vệ các NH khỏi nguy cơ phá sản do hậu quả của việc cấp tín dụng quá lớn cho một dự án không hiệu quả hoặc một khách hàng vay vốn phá sản. Đây là một khung giám sát quan trọng mà các NHTM luôn phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Vi phạm khung giám sát sẽ dẫn đến hậu quả là các khoản nợ xấu về sau mà NH phải gánh chịu. Vinashin là một minh chứng. Với sự cho phép của Chính phủ, riêng BIDV đã cho Vinashin vay tới 6600 tỷ đồng vượt 15% vốn tự có của ngân hàng20. Hiện tổng dư nợ của Vinashin tại BIDV là 5000 tỷ (sau khi chuyển qua Vinalines 1600 tỷ). Với tổng dư nợ này, BIDV phải trích dự phòng rủi ro tới 4500 tỷ (dự kiến 1500 tỷ trong năm 2011 và 3000 tỷ trong năm tiếp theo), tương đương 90% tổng giá trị khoản nợ.21 Hơn thế nữa, NHTMNN được phép “treo” các khoản nợ xấu này thay vì phải công bố chính thức là nợ xấu trong báo cáo tài chính và còn được trích lập dự phòng rủi ro tùy theo khả năng tài chính.

Dư nợ cho vay của các DNNN lớn hiện đã lên tới 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% dư nợ cả nước, trong đó dư nợ của 12 Tập đoàn kinh tế Nhà nước là 218.000 tỷ đồng.22 Chỉ riêng một Vinashin không trả được nợ vay đã làm 38 NH chủ nợ gặp khó khăn,23 trong đó HBB đã phải sáp nhập vào NH TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).24 Vì vậy, để đảm bảo an

20 Theo Báo cáo tài chính BIDV năm 2011, tại thời điểm 31/12/2011 vốn của BIDV là 24000 tỷ đồng

21 Tú Uyên-Minh Đức (2011).

22 An Huy (2012).

23 Minh Đức (2010).

toàn hoạt động cho các NHTMNN cũng như toàn hệ thống NH, các quy định bảo đảm an toàn hoạt động phải được các NH tuân thủ.

Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, hình thành một tâm lý ỷ lại tại các NHTMNN. Các NH này nếu có khó khăn về thanh khoản sẽ dễ dàng được NHNN hỗ trợ bằng việc cho vay tái cấp vốn. Như vậy cùng với giới hạn về cấp tín dụng và vốn, khung giám sát về thanh khoản và nợ xấu cũng đã bị vô hiệu hoá do mối quan hệ SHC giữa NHTMNN và DNNN. Điều này cho thấy NHNN, khi ban hành khung giám sát, đã có hướng mở cho một số ngoại lệ không tuân thủ và các giao dịch của NHTMNN chiếm số lượng không nhỏ.

Xét ở khía cạnh khác, việc được sở hữu bởi nhà nước đã giúp cho các NHTMNN không phải tuân thủ khung giám sát. Do đó các NH này không nhất thiết phải sở hữu các NHTM khác để lách luật.

3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP

Như đã đề cập trong khung phân tích tại Chương II, sau đây là những NCTH về các NHTMCP để chứng minh cho tác động của SHC tới việc không tuân thủ khung giám sát.

3.2.2.1 Trường hợp ACB

Hình 3.4 tại phần 3.1.3 đã cho thấy ACB có cấu trúc SHC khá phức tạp với nhiều NHTMCP khác. Thông tin công bố cho biết ACB đang nắm giữ cổ phần tại ba NHTMCP: 10,82% của Đại Á, 6,13% của Kiên Long và 10% của Việt Nam Thương Tín (VietBank). Với tỷ lệ nắm giữ tuân thủ đúng quy định hiện hành này, dường như ACB chỉ là cổ đông lớn chứ không phải là cổ đông chi phối tại các NH này. Đi sâu hơn vào nhân sự của HĐQT hoặc BKS của ba NH này, Hình 3.7 sẽ cho ta thêm một số thông tin. Tại NHTMCP Kiên Long, tỷ lệ sở hữu tuy không cao nhưng ACB lại có hai ghế thành viên HĐQT của Kiên Long (một là Kế toán trưởng và một là Phó TGĐ của ACB). Ngoài phần nắm giữ được công bố (10%) thì vợ của một thành viên sáng lập-cổ đông lớn của ACB, là thành viên HĐQT và đang nắm giữ 4,99% cổ phần của NH Việt Nam Thương Tín. Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VietBank từng làm việc lâu năm và đã giữ vị trí quan trọng tại ACB.

Tại NH thứ ba - NHTMCP Đại Á, ACB chỉ nắm giữ 10,82% cổ phần. Tuy nhiên ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, lại sở hữu 4,32% % cổ phần của Đại Á và ông Nguyễn Văn Hòa, kế toán trưởng ACB, thì nắm giữ 4,38% cổ phần của Đại Á. Thực chất ACB nắm giữ 19,52% cổ phần của Đại Á. Đến 2010, ông Toàn vẫn là thành viên HĐQT

và ông Hòa là thành viên Ban kiểm soát HĐQT (BKS) của NH Đại Á. Như vậy, ACB thực sự có ảnh hưởng với NH Đại Á bằng việc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối (19,52%) và có hai thành viên Ban điều hành (của ACB) tham gia HĐQT và BKS của NH Đại Á.

Hình 3.6 ACB đầu tư cho ACBS thông qua NH Đại Á

ACB

Đầu tư trái phiếu: 1000 tỷ đồng

Nắm giữ 19,52% cổ phần Sở hữu

100% Đại Á Bank

ACBS Đầu tư trái phiếu: 700 tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2010 của NH Đại Á. (Xem thêm thông tin tại Phụ lục 4 về sở hữu của ACB đối với Đại Á)

29

Hình 3.7 SHC giữa ACB và 3 NHTMCP: Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín

Trần Mộng Hùng Chủ tịch Hội đồng sáng lập Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên

Hội đồng quản trị Nguyên Phó chủ tịch

P.TGĐ ACB Kế toán trưởng P.TGĐ 1. CEO-ACB-AMC 2. Trưởng phòng Công ty liên

quan Đỗ MinhToàn

Nguyễn Văn Hoà

TV.

ACBS

TV.HĐQT

Bùi Tấn Tài Nguyễn Duy Hưng TGĐ Đặng Ngọc Lan TV.HĐQT 4.32% 10.82% TV.BKS 4.38% HĐQT 6.13% 10% TV. HĐQT Phó CT.HĐQT 4,99%

Khác Đại Á Bank Kiên Long Bank VietBank

TV.HĐQT Cổ đông sáng lập

Bằng cấu trúc SHC nhưng không trái quy định hiện hành, ACB có ảnh hưởng lớn đến các NH mà họ đang nắm giữ. Hình 3.6 cho biết trong năm 2010, ACB đã đầu tư 1000 tỷ đồng trái phiếu của NH Đại Á rồi Đại Á mua 700 tỷ đồng trái phiếu của Công ty chứng khoán ACB (ACBS). Như vậy, thực tế là ACB đã tài trợ 700 tỷ đồng cho ACBS. Về bản chất, các khoản đầu tư trái phiếu này là các khoản tín dụng, vì danh mục trái phiếu này không được niêm yết và giao dịch trên thị trường, đồng thời trái chủ - NH Đại Á cũng trình bày trong báo cáo tài chính của mình rằng sẽ nắm giữ các khoản đầu tư này cho đến khi đáo hạn. Thông qua sự thiếu vắng quy định cụ thể đối với các khoản đầu tư trái phiếu DN của NHTM, ACB đã làm sai tinh thần khung giám sát của NHNN trong việc không cho phép NHTM cấp tín dụng cho công ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Nếu ACB không có SHC với NH Đại Á, giao dịch cho vay ACBS không thể thực hiện được hoặc phải lách theo cách khác. Bằng SHC, ACB đã vô hiệu được quy định không cho phép NHTM cấp tín dụng cho công ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Một điểm khác biệt về Hội đồng quản trị (HĐQT) của ACB so với nhiều HĐQT của các NHTMCP khác là các cổ đông lớn như ông Trần Mộng Hùng và ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT, dù cả hai đều là cổ đông sáng lập và đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu ACB. Thay vào đó, các cổ đông này là thành viên Hội đồng sáng lập ACB. Như vậy nếu muốn ACB có thể cho cả hai cổ đông lớn này vay vốn, vì pháp luật hiện hành chỉ quy định NHTM không được cấp tín dụng cho thành viên HĐQT25.

Như vậy, tương tự như cách ACB cấp tín dụng cho ACBS, nếu ACB có cho hai cổ đông nêu trên vay vốn thì giao dịch này cũng không trái luật. Và như vậy khung giám sát đã bị vô hiệu hoá.

3.2.2.2 Tình huống NHTMCP An Bình (ABB)

ABB là một tình huống nữa minh hoạ cho tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Một điểm đáng chú ý ở đây là SHC giữa một NHTMCP và một DNNN.

ABB có hai cổ đông lớn là Tập đoàn điện lực VN (EVN) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHTM không được cấp tín dụng cho cổ đông là pháp nhân có đại diện góp vốn. Hai cổ đông trên

24% có 2

Thành viên 7,54 %

HĐQT Chủ tịch HĐQT

ABB 31

của ABB đều cử đại diện tham gia HĐQT của ABB. Đại diện của Geleximco (Ông Vũ Văn Tiền) là Chủ tịch HĐQT và các đại diện của EVN (Ông Nguyễn Văn Hội và ông Đào Duy Hưng) là thành viên HĐQT của ABB. Tuy nhiên, giống như trường hợp ACB, thông qua việc đầu tư trái phiếu, ABB đã tài trợ cho cả hai pháp nhân là cổ đông của NH. Theo Hình 3.8, trong năm 2010, ABB đã tài trợ 1000 tỷ VND cho EVN và 500 tỷ cho Geleximco26.

Hình 3.8 SHC giữa Geleximco, EVN và ABB

EVN Geleximco

Đầu tư TP

1000 tỷ đồng Đầu tư TP 500tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: Báo cáo tài chính 2010 của NH An Bình

Tình huống ABB còn góp phần giải thích một lý do nữa về việc tại sao các DNNN có động cơ tham gia góp vốn vào các NHTMCP. Sau khi tham gia góp vốn vào ABB, EVN mở tài khoản tiền gửi tại chính NH này. Doanh số tiền gửi của EVN tại ABB trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 24.000 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng, số dư tiền gửi ngày 31/12/2010 và 31/12/2011 là 1461 tỷ đồng và 1758 tỷ đồng27. Trong bối cảnh các cuộc chạy đua lãi suất để thu hút tiền gửi các năm qua thì các khoản tiền gửi lớn của tập đoàn EVN thực sự là một sự hỗ trợ lớn cho ABB. Vấn đề là lợi ích của các khoản tiền gửi mang lại có hoàn toàn thuộc về EVN hay là đã được phân bổ cho một vài cá nhân có thẩm quyền của Tập đoàn này.

Bằng nhiều hình thức thông qua SHC các NHTM đã lách qua khung giám sát. Hậu quả của các hành vi lách luật của các NHTM là những khoản nợ xấu và tài sản kém chất lượng mà cổ đông thiểu số và người gửi tiền sẽ phải gánh chịu nếu Chính phủ không giải cứu. SHC khiến cho việc giám sát các NHTM của NHNN gặp khó khăn, tuy nhiên biểu hiện đầu tiên

26 Báo cáo tài chính NH An Bình năm 2010

yếu kém. Ba NH hợp nhất vào tháng 12 năm 2011 là một minh chứng rõ nét.

3.2.2.3 Ba NH hợp nhất

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2716/QĐ-NHNN về việc hợp nhất 03 NH thương mại cổ phần (TMCP): NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank, SCB), NH Thương mại Cổ phần VN Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB) và NH Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB).

Đến giữa năm 2011, cả ba NH này đều do một nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết nắm quyền kiểm soát, mặc dù hầu như không có ai chính thức xuất hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần. Hình 3.9 trình bày một phần bức tranh SHC giữa ba NH và nhóm các công ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thông qua việc cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị của ba NH này, người sở hữu sau cùng (bà Trương Mỹ Lan và Công ty Vạn Thịnh Phát) có quyền kiểm soát hoàn toàn ba NH này.

Do thực tế được sở hữu bởi một chủ, cả SCB, TNB và FCB đều tài trợ tài chính cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các DN do cùng chủ kiểm soát. Một ví dụ dễ thấy về việc NH cho vay dự án bất động sản do chính chủ NH đầu tư là hai dự án thuộc vào loại lớn nhất tại TP.HCM là Times Square (Quảng trường Thời đại) và Saigon Peninsula (Bán đảo Sài Gòn). Chủ đầu tư dự án Quảng trường Thời đại là Công ty CPĐT Quảng Trường Thời Đại. Còn chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula là Công ty CPĐT Đại Trường Sơn. Tại lễ công bố giới thiệu các dự án bất động sản độc đáo ở TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết SCB, TNB và FCB đều là tổ chức tài trợ lớn nhất cho hai dự án bất động sản này.28

HĐQT 33 Hình 3.9 Hợp nhất ba NH Trương Mỹ Lan Sở hữu Công ty TNHH

Vạn Thịnh Phát Công ty CPĐT tài chínhViệt Vĩnh Phú Sở hữu

Sở hữu Sở hữu Công ty CPĐT Vạn Thịnh Phát Nguyên P.TGĐ Chủ tịch HĐQT Phạm Thị Thu Thủy

Đầu tư trái phiếu

Phạm Văn Hùng Vợ/Chồng

Sở hữu 13,3% TV HĐQT

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

(TNB) Liên kết Liên kết Công ty CPĐT An Đông Công ty CPĐT Đại Trường Sơn

Công ty CPĐT Quảng Trường Thời Đại

Dự án Saigon Peninsula Dự án Times Square Nguyên Chủ tịch HĐQT Nguyên Chủ tịch HĐQT & TGĐ Nguyên TGĐ Cho vay Cho vay Đặng Thị Xuân Hồng Phan Vĩ Dân Trầm Thích Tồn Chủ tịch HĐQT TV HĐQT TV HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Nguyên TGĐ Nguyễn Thị Thu Sương Chủ tịch

Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (FCB)

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, khuyến nghị giảm tình trạng SHC, hạn chế tác động tiêu cực (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w