Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo văn bằng II tại trường Đại học Nha Trang (Trang 62)

1994)

4.8.1.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

 Mục tiêu và phương pháp:

Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, các biến được đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn được xây dựng dựa vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác xuât tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2. Côngcụ chuẩn đoán giúp phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong dữ liệu làm thoái hóa tham số ước lượng là hệ số phóng đại phương sai

(Variance inflation factor - VIF). Quy tắc là khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Trọng & Ngọc, 2005, 218).

 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính như sau:

- Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính lần thứ nhất như sau (Phụ lục số 6):

So sánh hai giá trị R Square và Adjusted R Square có thể thấy Adjusted R Square nhỏ hơn, dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R Square là 0.416, kết luận mô hình có mức độ giải thích tương tốt là 41.6%.

Các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình (Beta) đều khác 0, để xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố tham dự vào sự thỏa mãn của sinh viên, có thể phân thành hai nhóm sau:

+ Những giá trị Beta khác 0 có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p < 0.05), kết quả có 05 yếu tố được ghi nhận lần lượt theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) là:

Tin cậy: β = 0.374

Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo: β = 0.343 Cơ sở vật chất: β = 0.336

Chương trình đào tạo: β = 0.175 Đảm bảo: β = 0.129

+ Những giá trị Beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p > 0.05) gồm: Đáp ứng (β = 0.109, p = 0.83 > 0.05); Cảm thông (β = 0.116, p = 0.65 > 0.05). Những yếu tố này không được chọn là yếu tố quyết định đối với sự hài lòng của sinh viên về mặt lý luận thống kê. Trong thực tế, có thể sự hài lòng của sinh viên có chịu ảnh hưởng của các thuộc tính này nhưng ở mức độ chưa đủ mạnh.

Vậy, những yếu tố được giữ lại trong mô hình gồm: Dambao, Tincay, Camthong, Vatchat và Chuongtrinh. Mô hình hồi quy mới có hế số chuẩn hóa β’ như sau:

SHL = β’1*Tincay + β’2*Nangluc + β’3*Vatchat + β’4*Chuongtrinh + + β’5*Dambao

Bảng 4.9: Bảng Model Summary và ANOVA. Model Summaryb Change Statistics Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change Durbin- Watson 1 .646a .418 .398 .7761139 .418 20.673 5 144 .000 2.150

a. Predictors: (Constant), Chuongtrinh, Nangluc, Vatchat, Tincay, Dambao b. Dependent Variable: SHL

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 62.261 5 12.452 20.673 .000a

Residual 86.739 144 .602

1

Total 149.000 149

a. Predictors: (Constant), Chuongtrinh, Nangluc, Vatchat, Tincay, Dambao b. Dependent Variable: SHL

Bảng 4.10: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình.

Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics

Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF

(Constant) -5.857E-17 .063 .000 1.000 Dambao .129 .064 .129 2.035 .044 1.000 1.000 Tincay .374 .064 .374 5.888 .000 1.000 1.000 Vatchat .336 .064 .336 5.277 .000 1.000 1.000 Nangluc .343 .064 .343 5.399 .000 1.000 1.000 1 Chuongtrinh .175 .064 .175 2.749 .007 1.000 1.000 a. Dependent Variable: SHL

Hệ số xác định được hiệu chỉnh Adjusted R Square là 0.398, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 39.8 %, điều này còn cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là tương đối chặt chẽ, cả năm biến độc lập trên đều góp phần giải thích 39.8 % sự khác biệt mức

độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo văn bằng hai tại trường đại học Nha Trang.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Theo kết quả bảng 4.9, kiểm định F có giá trị là 20.673 với Sig. = 0.000(a) chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bây giờ ta kiểm tra khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập:

- VIF < 2: Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến mô hình.

- 2 ≤ VIF ≤ 10: Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đáng kể đến mô hình.

- VIF > 10: Dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Ta thấy tất cả các giá trị VIF đều nhỏ hơn 2, nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến mô hình.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson = 2.150 xấp xỉ 2 nên các phần dư trong mẫu không có tương quan với nhau.

Kết quả trong bảng 4.10 cho thấy các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình (β’) đều khác 0 và Sig. < 0.05, chứng tỏ các thành phần trên đều tham gia vào sự hài lòng của sinh viên. So sánh giá trị (độ lớn) của β’ cho thấy:

- “Tin cậy” là vấn đề quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến sự hài lòng của sinh viên có β’ = 0.374. Mỗi một đơn vị (chuẩn hóa) thay đổi ở thành phần tin cậy thì mức độ hài lòng của sinh viên thay đổi 0.374 đơn vị, vượt trội hơn so với ảnh hưởng của các thành phần khác.

- “Năng lực” có β’ = 0.343. - “Cơ sở vật chất” có β’ = 0.336.

- “Chương trình đào tạo” có β’ = 0.175. - “Đảm bảo” có β’ = 0.129.

Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định như sau:

SHL = 0.374*Tincay + 0.343*Nangluc + 0.336*Vatchat +

Cụ thể:

Sự hài lòng của sinh viên = 0.374“Tin cậy” + 0.343“Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo” + 0.336“Cơ sở vật chất” + 0.175“Chương trình đào tạo” + 0.129“Đảm bảo”.

4.8.1.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình:

Sau khi phân tích EFA, 7 nhân tố được đưa vào mô hình là: (1) Đảm bảo, (2) Tin cậy, (3) Đáp ứng, (4) Sự cảm thông, (5) Cơ sở vật chất, (6) Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo và (7) Chương trình đào tạo.

Sau khi phân tích hồi quy, thành phần “Đáp ứng” và “Sự cảm thông” bị loại khỏi mô hình do không đáp ứng được tiêu chuẩn (tiêu chuẩn Sig. < 0.5) nên H3, H4 bị bác bỏ với mức ý nghĩa thống kê 5 %. Những thành phần còn lại đều có Sig. < 0.5 nên các giả thuyết H1, H2, H5, H6, H7 được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê 5 %.

Tóm lại, với các kết quả phân tích như trên, ta thấy rằng mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp và khẳng định có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thang đo thành phần với sự hài lòng của sinh viên văn bằng hai tại trường đại học Nha Trang.

4.8.2. Thống kê mô tả thang điểm Likert đối với các thang đo: (Phụ lục số 7)

Mục tiêu: Căn cứ vào kết quả hồi quy, ta thực hiện thống kê mô tả trên các nhóm biến có ảnh hưởng nhất định đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo văn bằng hai tại trường đại học Nha Trang.

Phương pháp thực hiện: Trong bảng câu hỏi có 5 mức độ đánh giá được mã hóa từ 1 đến 5 (Thang điểm Likert) và người trả lời có thể dựa vào đó mà đưa ra ý kiến của mình, với:

1: Hoàn toàn không đồng ý. 2: Không đồng ý.

3: Không ý kiến. 4: Đồng ý.

5: Hoàn toàn đồng ý.

- Min (Minimum) – Giá trị nhỏ nhất. - Max (Maximum) – Giá trị lớn nhất. - Mean: Giá trị trung bình của biến.

- Std.Deviation: Độ lệch chuẩn.

* Lệnh trong SPSS: Analyze – Descriptive Statistics – Frequencies. Kết quả thực hiện:

4.8.2.1. Thang đo “Tin cậy”:

Bảng 4.11: Bảng thống kê mô tả thang đo “Tin cậy”

Nội dung biến N Min Max Mean Std.

Deviation

Anh/Chị luôn tin tưởng vào những

hứa hẹn của trường 150 1 5 2.82 0.932

Nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ

sinh viên 150 1 5 2.97 0.870

Nhà trường luôn đáp ứng đúng yêu

cầu SV 150 1 5 2.91 0.830

Nhà trường thực hiện đầy đủ các cam

kết với sinh viên 150 1 5 3.11 0.879

Nhà trường luôn đảm bảo thông tin

đến với SV kịp thời, chính xác 150 1 5 2.92 0.945

Trong thang đo này, riêng tiêu chí “Nhà trường thực hiện đầy đủ các cam kết với sinh viên” có điểm bình quân trên mức bình thường là 3.11, bốn tiêu chí còn lại đều có điểm bình quân thấp hơn mức bình thường, Nhìn chung, dường như sinh viên cảm thấy không hài lòng lắm đối với vấn đề này. Đây là điều mà trường đại học Nha Trang cần lưu tâm hơn.

4.8.2.2. Thang đo “Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo”:

Bảng 4.12: Bảng thống kê mô tả thang đo “Năng lực quản lý và phục vụ đào tạo”

Nội dung biến N Min Max Mean Std.

Deviation

Nhân viên, giảng viên không bao giờ tỏ ra quá bận để từ chối giúp đỡ anh/chị

150 1 5 3.35 0.950

Hoạt động của nhân viên, giảng

viên cho anh/chị sự tin tưởng 150 2 5 3.40 0.827

Anh/Chị có thể yên tâm học tập tại

trường 150 1 5 3.51 0.943

Trong thang đo này, cả ba tiêu chí đều được đánh giá ở mức trung bình khá, trong đó được đánh giá cao nhất là tiêu chí “Anh/Chị có thể yên tâm học tập tại trường” với điểm bình quân là 3.51.

4.8.2.3. Thang đo “Cơ sở vật chất”:

Bảng 4.14: Bảng thống kê mô tả thag đo “Cơ sở vật chất”

Nội dung biến N Min Max Mean Std.Deviation

Trường khang trang, sạch sẽ 150 2 5 3.89 0.843

Các phòng học đáp ứng nhu cầu chỗ

ngồi, âm thanh, ánh sáng, quạt 150 1 5 3.49 1.090 Thiết bị CNTT phục vụ cho hoạt

động giảng dạy và học tập hiện đại 150 2 5 3.65 0.959 Phòng học được bố trí hợp lý, thuận

tiện cho người học 150 1 5 3.39 0.924

Valid N (listwise) 150

Cơ sở vật chất là một thế mạnh của trường khi sở hữu khuôn viên chính với tổng diện tích 23,4ha nằm trên một vùng đồi 2 mặt giáp biển, cách trung tâm thành phố Nha Trang 1,5km, cách sân bay Cam Ranh 35km, cách ga xe lửa gần 4km, cách bến xe ô tô phía Nam 5km và bến xe phía Bắc gần 2km. Trường có 7 khu giảng đường với tổng diện tích hơn 12.000m2, gồm gần 100 phòng học¸ sức chứa trung bình là 100 SV/phòng. Tại mỗi phòng học được trang bị các thiết bị chuyên dùng dành cho các môn học có sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại như bảng dài, loa, micro, máy chiếu, quạt. Bên cạnh đó còn có hệ thống thư viện tọa lạc ở một vị trí đẹp, có môi trường trong lành, yên tĩnh cùng với một khối lượng sách, báo, tạp chí và tài liệu tham khảo tương đối lớn.

Sinh viên đánh giá tương đối tốt các tiêu chí trong thang đo này, cao hơn hẳn mức bình thường cho thấy sinh viên khá hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập của trường đại học Nha Trang, đặc biệt là với không gian thoáng đãng, mát mẻ của trường. Tiêu chí “Trường khang trang, sạch sẽ” được sinh viên đánh giá khá cao với điểm bình quân là 3.89, cụ thể có tới 87.3 % số lượng sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn đánh giá tiêu chí này từ mức “không có ý kiến” trở lên.

Bảng 4.13: Bảng thống kê mô tả thang đo “Chương trình đào tạo”

Nội dung biến N Min Max Mean Std.

Deviation

Nội dung chương trình đào tạo hiện

đại, dễ hiểu, mang tính thực tiễn cao 150 1 5 3.17 0.860 Chương trình đào tạo hiện tại được

phân phối hợp lý, phù hợp thực tế 150 1 5 3.03 0.875

Valid N (listwise) 150

Kết quả cho thấy nội dung chương trình đào tạo được đánh giá trên mức trung bình với điểm bình quân là 3.17 nhưng về việc phân bổ chương trình học hợp lý và phù hợp với thực tế thì chưa được học viên đánh giá tốt cho lắm với điểm bình quân là 3.01. Sinh viên than vãn rằng việc chương trình học đôi khi bị kéo dài và kết thúc trễ hơn dự kiến làm mất thời gian.

4.8.2.5. Thang đo “Đảm bảo”:

Bảng 4.15: Bảng thống kê mô tả thang đo “Đảm bảo”.

Nội dung biến N Min Max Mean Std.Deviation

Nhân viên, giảng viên ăn mặc lịch

sự, trang nhã 150 2 5 4.01 0.723

Nhân viên, giảng viên thực hiện

công việc của mình đúng hạn 150 2 5 3.56 0.895

Nhân viên, giảng viên luôn sẵn

lòng giúp đỡ anh/chị 150 1 5 3.87 0.781

Giảng viên luôn lịch sự, thông cảm,

thân thiện, hòa nhã với sinh viên 150 1 5 3.71 0.961 Giảng viên có kiến thức chuyên

môn sâu, phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

150 1 5 3.61 0.752

Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và

kế hoạch giảng dạy 150 1 5 3.61 0.891

Valid N (listwise) 150

Trong thang đo này, tất cả các tiêu chí đều được học viên đánh giá khá tốt. Các học viên cho biết họ đánh giá cao giảng viên cả về việc coi trọng trang phục, khẳng định hình thức bên ngoài, thể hiện sự nghiêm túc của giảng viên lẫn thái độ lịch sự, thân thiện, hòa nhã, có kiến thức, phương pháp giảng dạy tốt, đảm bảo giờ lên lớp. Nổi bậc là tiêu chí “Nhân viên, giảng viên ăn mặc lịch sự, trang nhã” có

điểm bình quân khá cao là 4.01, cụ thể có tới 77.3 % trường hợp “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với tiêu chí này.

4.8.2.6. Thang đo “Sự hài lòng chung”:

Bảng 4.16: Bảng thống kê mô tả thang đo “Sự hài lòng”.

Nội dung biến N Min Max Mean Std.Deviation

Anh/Chị hài lòng với môi trường

học tập của trường 150 1 5 3.39 0.953

Anh/Chị hài lòng với hoạt động

giảng dạy của trường 150 1 5 3.53 0.952

Anh/Chị hài lòng với hoạt động

ngoài giảng dạy của trường 150 1 5 3.09 0.760

Tóm lại, anh/chị hoàn toàn hài lòng với dịch vụ đào tạo của trường đại học Nha Trang

150 1 5 3.35 0.950

Valid N (listwise) 150

Đây là nhóm biến đánh giá một cách tổng thể những suy nghĩ, nhận thức của người tham gia phỏng vấn về những yếu tố trọng tâm thể hiện mức độ thỏa mãn của khách hàng. Kết quả cho thấy: các tiêu chí trong thang đo này đều được đánh giá trên mức bình thường, trong đó được đánh giá cao nhất là tiêu chí “Anh/Chị hài lòng với hoạt động giảng dạy của trường” với điểm bình quân là 3.53. Còn tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Anh/Chị hài lòng với hoạt động ngoài giảng dạy của trường” với điểm bình quân là 3.09.

CHƯƠNG 5:

5.1. GIỚI THIỆU

Chương 5 sẽ trình bày các vấn đề sau: - Tóm tắt kết quả nghiên cứu.

- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo dựa trên kết quả nghiên cứu ở phần trước.

- Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.2. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU5.2.1. Về mục tiêu nghiên cứu: 5.2.1. Về mục tiêu nghiên cứu:

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra như sau:

- Thứ nhất, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo văn bằng hai tại trường đại học Nha Trang và tầm quan trọng của từng nhân tố đó, cụ thể bao gồm 05 nhân tố theo thứ tự ưu tiên xếp theo tầm quan trọng:

Nhân tố sự tin cậy Nhân tố sự cảm thông

Nhân tố chương trình đào tạo Nhân tố vật chất

Nhân tố sự đảm bảo

- Thứ hai, đánh giá bằng cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo văn bằng hai tại trường đại học Nha Trang, từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của trường. Đánh giá của sinh viên được trình bày tóm tắt trong phần sau.

5.2.2. Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ đào tạo văn bằng hai của trường

Một phần của tài liệu Đánh giá của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo văn bằng II tại trường Đại học Nha Trang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)