3.2.3.1. Điều phối giữa các nhà tài trợ
Theo đánh giá mới đây của UNDP, hiện nay tại Việt Nam có trên 45 tổ chức tài trợ chính thức đang hoạt động với khoảng 1400 dự án ODA và trên 350 NGOs quốc tế với những cách thức hoạt động và thủ tục rất khác nhau. Dẫn đầu những nước tài trợ song phương là Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Australia, Hàn Quốc, Thuỵ Điển...Còn dẫn đầu trong các tổ chức quốc tế tài trợ đa phương là WB, ADB, EU, IMF, UNICEF, UNDP...Có thể thấy rõ là đến nay nước ta mới tiếp nhận được nguồn vốn ODA chủ yếu từ các khu vực châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, trong khi nguồn vốn này từ châu Mỹ còn rất khiêm tốn. Do đó, việc khai thông thêm các nguồn vốn ODA mới là rất cần thiết.
Các nhà tài trợ cũng cần phải làm nhiều việc hơn nữa để dung hoà thủ tục và phối hợp hoạt động nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện dự án ODA. Họ cần tập hợp và phổ biến các thủ tục thực hiện dự án của họ tới tất cả các cấp liên quan, kể cả chính quyền địa phương; đồng thời, tiếp tục hoàn thiện công tác chia sẻ thông tin cũng như cung cấp số liệu về kế hoạch hoạt dộng của các nhà tài trợ ở Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2015) của Chính phủ và các kế hoạch triển khai sẽ tạo nhiều cơ hội cho việc xây dựng một khuôn khổ thống nhất và hữu hiệu cho công tác xây dựng các quan hệ đối tác toàn diện.
3.2.3.2. Hợp tác tốt với nhà tài trợ
Tăng cường sự phối hợp với các nhà tài trợ trong việc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA, đặc biệt là sự phối hợp giữa Tổ công tác ODA với các nhà tài trợ. Đổi mới hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ nhằm là cho Nhóm này thực sự trở thành hạt nhân tập hợp những nỗ lực và sang kiến của Chính phủ và của các nhà tài trợ trong việc thực hiện tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về nâng cao hiệu quả viện trợ.
Cần tăng cường hợp tác và sẵn sàng dung hòa với các điều kiện khác nhau của phía Nhật Bản để tránh làm phức tạp hóa chu trình thực hiện dự án ODA. Trong quá trình phát triển quan hệ đối tác, cần tận dụng cơ hội để tăng cường chia sẻ thông tin, cải tiến thủ tục và xem xét lại các cơ hội phối hợp hoạt động viện trợ trong những lĩnh vực có liên quan.
tình trạng tăng chi phí vượt quá mức lãi suất ưu đãi) để nâng cao hiệu quả của các dự án ODA.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về ODA, chúng ta nhận ra rằng ODA không phải là vốn cho không, nó vừa mang lại lợi ích cho quốc gia nhận viện trợ, vừa gây ra những tổn thất nếu không biết sử dụng hợp lý và hiệu quả. Đồng thời đi kèm với việc tiếp nhận viện trợ thì đó là việc chấp nhận sự đánh đổi các lợi ích của các nước nhận viện trợ đối với các nước đi viện trợ ví dụ như những sự rằng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội..
Bằng việc đấy mạnh tiếp nhận ODA, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước từ năm 1992 đến nay và tiếp tục hướng tới công nghiệp hóa đất nước năm 2020. Qua các năm, tình hình thu hút và sử dụng ODA luôn đảm bảo năm sau tốt hơn năm trước, cơ cấu phân bổ ODA giữa các lĩnh vực ngành nghề, các cấp địa phương ngày càng hợp lý hơn thể hiện sự sự ổn định trong quản lý điều hành chính sách ODA các cấp. Do vậy, các tổ chức và các quốc gia phát triển hướng tới viện trợ cho Việt Nam cũng ngày càng nhiều, đặc biệt, trong những năm qua, Nhật Bản liên tiếp là quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam nhiều nhất. Mối quan hệ đối ngoại giữa hai quốc gia Việt - Nhật cũng như với các cường quốc khác trên thế giới từ đó cũng ngày càng tốt đẹp hơn.
Qua việc phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam nói chung và nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1992 tới nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh tế - xã hội như cải thiện mạnh kết cấu hạ tầng, tiếp thu công nghệ, kỹ năng, quản lý hiện đại, kinh nghiệm nghiên cứu và xây dựng chính sách kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững, tạo mội trường thuận lợi thu hút đầu tư trên thế giới... Bên cạnh đó, chúng ta vẫn không tránh khỏi những hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng ODA như thủ tục còn rườm rà, giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn chưa hiệu quả...
Trên cơ sở định hướng huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản đến năm 2020, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn nữa để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khác với một số tổ chức quốc tế như WB, IMF hoặc Mỹ, Nhật Bản thực thi chính sách tài trợ không kèm theo các điều kiện khắt khe và chú trọng đến những cải cách từ từ phù hợp với tình hình nước nhận viện trợ và chính điều này tạo ra tâm lý dễ chấp nhận cho các nước nhận tài trợ. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải có những biện pháp để nâng cao năng lực và hiệu quả hấp thụ nguồn vốn ODA, nhanh chóng chuyển hóa được nguồn vốn bên ngoài thành tiềm lực nội sinh bên trong, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng
Việc sử dụng ODA thế nào cho hợp lý là quan trọng, song cùng với tiến trình phát triển và định hướng cho tương lai, Việt Nam sẽ dần tách ra khỏi nhóm những nước đang phát triển và có xu hướng gia nhập vào những nước phát triển, cơ cấu và tiêu chuẩn huy động vốn chắc chắn sẽ có những biến chuyển khác, khi đó việc chuẩn bị cho thời kỳ “hậu ODA” cũng cần được tính đến và lưu tâm đúng mức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Báo cáo phát triển Việt Nam 2001 của Ngân hàng thế giới – Ngân hàng phát triển châu Á – Chương trình phát triển Liên hợp quốc: Việt Nam 2010 tiến vào thế kỷ 21 – Tổng quan.
3. Các văn bản pháp quy liên quan: Các thông tư, nghị định, quyết định.
4. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, (2004), “Giáo trình Kinh tế quốc dân”, NXB Lao động – Xã hội.
5. Hà Thị Ngọc Oanh, (2004), “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA – những kiến thức căn bản và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB Giáo dục.
6. Hồ Công Lưu, (2009), “Mấy nét về nguồn viện trợ ODA Nhật Bản cho Việt Nam”, NXB ĐH Sư phạm HN.
7. Lê Quốc Hội, (2009), “Định hướng sử dụng ODA”, NXB Giáo dục.
8. Lê Diệu Thúy, (2010), “ODA Nhật Bản - Hướng tiếp cận và triển vọng để đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường”, tạp chí bảo vệ môi trường.
9. Phan Thanh Tịnh, (2010), “Chuẩn bị cho thời kỳ hậu ODA”, thời báo Kinh tế Sài Gòn.
10. Hoàng Văn Xô, (2008), “Những bài học kinh nghiệm trong quản lý dự án ODA tại Việt Nam”, Đặc san ODA - 15 năm Hợp tác và phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
11. Cao Viết Sinh, (2009), “Tổng quan ODA 15 năm 1993 – 2008”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
12. Trần Văn Thọ, (2009), “Sự kiện PCI và quyết định ngừng cung cấp ODA ở Nhật Bản”, thời báo Kinh tế Sài Gòn.
13. Lan Hương, (2009), “Nhật cấp 900 triệu vốn ODA cho Việt Nam”, Báo dân trí.
14. Võ Thanh Thu, (2010), “Quan hệ kinh tế quốc tế”, NXB Thống Kê Hà Nội. 15. Đức Vương, (2007), “Định hướng vốn ODA giai đoạn 2006 -2010”, thời báo Kinh tế Việt Nam.
16. Ngô Xuân Bình, (2009), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN”, NXB Khoa học xã hội.
17. Tin Kinh tế Xã hội số 5/2010.
18. Một số định hướng của Nhật Bản cho Châu Á, tin Kinh tế Xã hội, số 6/2010. 19. “Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản 2010”, Trung tâm nghiên cứu Nhật bản, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.
1 số trang web:
1. http://www.vietnamnet.vn 2. http://www.dantri.com.vn
3. http://www.jbic.org.vn/oda_loan_database.php 4. http://www.mpi.org.vn
5. Japan's ODA Annual Report 1995, 1997, 1998, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH MỘT SỐ DỰ ÁN VỐN ODA ĐÃ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM
I. Điện/Khí
(1) Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ
(1) Dự án Hệ thống Thông tin liên lạc Duyên hải (2) Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại
(2) Dự án Hệ thống Thông tin liên lạc Duyên hải
(3) Dự án Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi miền Nam Việt Nam (4) Dự án Cải tạo Hệ thống điện Đa Nhim
(3) Dự án Mạng lưới Thông tin liên lạc N ông thôn miền Trung Việt Nam (5) Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn
(4) Dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam (6) Dự án Thủy Điện Đại Ninh
(5) Dự án Trục Cáp quang biển Bắc -Nam
(7) Dự án đường dây truyền tải điện 500KV Phú Mỹ - Hồ Chí Minh (8) Dự án xây dựng nhà máy Nhiệt điện Ô Môn tổ máy 2
(9) Dự án mở rộng trạm thủy điện Thác Mơ (10) Tín dụng chuyên ngành điện
(11) Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình (12) Nhà máy điện Nghi Sơn (Thanh Hóa)
II. Giao thông vận tải
(1) Dự án Nâng cấp Quốc lộ 5
(2) Dự án Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1
(3) Dự án thứ 2 về Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 (4) Dự án thứ 3 về Cải tạo Cầu trên Quốc lộ số 1 (5) Dự án Nâng cấp Quốc lộ Số 10
(6) Dự án Nâng cấp Quốc lố Số 18 (7) Dự án Xây dựng cầu Bãi Cháy (8) Dự án Đường hầm Hải Vân
(9) Dự án Xây dựng Đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn
(12) Dự án Xây dựng cầu Sông Hồng
(13) Dự án Xây dựng cầu Cửu Long (Cần Thơ) (14) Dự án Xây dựng cầu Nhật Tân
(15) Dự án Xây dựng tuyến tránh trên Quốc lộ số 1 (16) Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành
(17) Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
(18) Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Đà Nãng – Quảng Ngãi (19) Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức – Long Thành (20) Dự án Xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo
(21) Dự án Xây dựng đường cao tốc đoạn Ninh Bình – Bãi Vọt (22) Dự án Xây dựng đường cao tốc đoạn Nha Trang – Phan Thiết (23) Dự án Xây dựng cảng Lạch Huyện
III. Thông tin liên lạc
(1) Dự án Hệ thống Thông tin liên lạc Duyên hải
(2) Dự án Hệ thống Thông tin liên lạc Duyên hải miền Nam Việt Nam (3) Dự án Mạng lưới Thông tin liên lạc Nông thôn miền Trung Việt Nam (4) Dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam
(5) Dự án Trục Cáp quang biển Bắc -Nam
IV. Biến đổi khí hậuvà phòng chống lũ lụt
(1) Dự án thuỷ lợi Phan Ri - Phan Thiết (Dịch vụ tư vấn kỹ thuật)
(2) Dự án viện trợ cho nạn nhân lũ lụt khu vực đồng bằng sông Cửu Long (3) Dự án viện trợ cho nạn nhân lũ lụt khu vực đồng bằng sông Hồng (4) Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
(5) Dự án sư dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và đối phó với biến đổi khí hậu
V. Hàng Khai thác và Sản xuất
(1) Dự án Tài trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (2) Dự án Tài trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (II)
VI. Dịch vụ Kinh tế Xã hội
(1) Dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường Hà Nội (2) Dự án Cải thiện Môi trường Hải Phòng
(3) Dự án thoát nước và cải thiện môi trường TP. Hà Nội
(4) Dự án cấp nước miền Nác tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (5) Dự án Phát triển Cơ sở Hạ tầng Đô thị Hà nội
(6) Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn và Nâng cao Chất (7) Dự án Cải thiện Môi trường nước TP. HCM
(8) Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
(9) Vốn vay Hỗ trợ Cải cách Kinh tế (Sáng kiến mới Miyazawa)
VII. Công nghiệp Vũ trụ
(1) Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Khu công nghệ cao Hòa Lạc) (2) Dự án thám hiểm không gian