Các vấn đề khác liên quan

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của nhật bản tại việt nam – lý thuyết và thực tiễn (Trang 27)

Khả năng hồi hương của vốn: Mặt khác, khả năng hồi của vốn cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tơi khả năng thu hút viện trợ nước ngoài .

Chính sách tiền tệ: Mức độ ổn định của chính sách tiền tệ và mức độ rủi ro của tiền tệ ở nước nhận vốn viện trợ là một nhân tố góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các đối tác nước ngoài. Tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được của các dự án có tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm cao.

Các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chính sách này mà ổn định sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động của các đối tác viện trợ nước ngoài. Không có những biện pháp tích cực chống lạm phát có thể làm các nhà đầu tư nản lòng khi đầu tư vào các nước này. Một chính sách thương mại hợp lý với mức thuế quan, hạn ngạch và các hàng rào thương mại sẽ kích thích hoặc hạn chế đến việc thu hút vốn đầu viện trợ nước ngoaì.

Như vậy để hoạt động thu hút vốn viện trợ nước ngoài diễn ra một cách thuận lợi thì chúng ta cần xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố trên trong mối quan hệ biện chứng nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nứơc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT

BẢN TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

2.1. THỰC TRẠNG THU HÚT ODA CỦA VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI

Việt Nam có sức hấp dẫn đối với ODA cho phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1992. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng không phải luôn tăng. Năm 1997 và 1998, vốn ODA cam kết giảm sút là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Trong suốt thời kỳ 1993- 2010, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng trong thu hút và sử dụng ODA. Tổng cộng đã tới 55 tỷ USD được các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam, chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn thế giới. Trong số vốn cam kết, 32.5 tỷ USD đã được ký kết. Bình quân mỗi năm Việt Nam thu hút được 3 tỷ USD vốn ODA.

Bảng 2.1: Cam kết và giải ngân giai đoạn 1993 -1999

Năm Cam kết USD (triệu USD) Giải ngân USD (triệu USD)

1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 2.200 1.242 1999 2.910 1.350

Biểu đồ 2.1: ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: MPI

Vốn ODA giải ngân tăng hơn 8 lần trong thời gian từ 1993 đến 2010. Hầu hết sự gia tăng dài hạn của nguồn vốn giải ngân là ở vốn vay hơn là vốn không hoàn lại. Khoảng 49% nguồn vốn vay có lãi suất thấp hơn 1%/ năm, thời gian trả nợ ít nhất là 30 năm, trong đó 10 năm ân hạn. Một phần ba nguồn vốn vay có lãi suất hàng năm từ 1% đến 2.5% (thống kê từ MPI, 2010). Bên cạnh đó, phần lớn khoản vay ODA được xem xét trong điều kiện hạn chế khả năng trả nợ bên ngoài của Việt Nam.

ODA chủ yếu tập trung cho các dự án đầu tư, chiếm 41%, trong đó, một lượng vốn tương đối được dành cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chiếm 23% và phi hỗ trợ kỹ thuật, chiếm 20%. Chỉ có 13% nguồn vốn giải ngân FY 2010 là cho các chương trình viện trợ ngân sách và trợ giúp cán cân thanh toán.

Biểu đồ 2.2: ODA giải ngân theo loại hình giai đoạn 2000 - 2010

Nguồn: MPI

Vốn ODA được phân bổ theo sự ưu tiên mà Chính phủ đặt ra cho các ngành kinh tế. Giao thông vận tải, truyền thông, năng lượng và công nghiệp, là những lĩnh vực có dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chiếm tỷ lệ lớn nhất 42%. Tiếp theo là nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 21%. ODA phân bổ cho giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và công nghệ thấp hơn, chiếm tỉ lệ 12%. Các lĩnh vực khác chiếm khoảng 18% tổng số vốn ODA giải ngân.

ODA đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2010, ODA đã bổ sung khoảng 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 18% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhờ nguồn vốn ODA, sự phát triển đạt được trên nhiều mặt nền kinh tế như giảm nghèo đói, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ công nghệ, kinh nghiệm quản lý lập kế hoạch tiên tiến và cải thiện năng lực thể chế.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều ODA từ các tổ chức quốc tế cũng như các đối tác song phương. Nguyên nhân là do:

Thứ nhất, chế độ chính trị ổn định và sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế xã hội đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước được cộng đồng viện trợ đặc biệt quan tâm

Thứ hai, Việt Nam hưởng lợi nhờ đạt được kết quả ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo nhanh đúng vào thời điểm các nhà tài trợ có chính sách ODA tập trung nhiều vào lĩnh vực giảm đói nghèo và sẵn sàng viện trợ cho các quốc gia sử dụng tốt nguồn vốn này

Thứ ba, tiến trình hội nhập sâu và chủ động vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sự năng động nhạy bén của nền kinh tế, tiến trình cải cách hành chính theo hướng nhanh gọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, mong muốn của Chính phủ Việt Nam tiếp tục gắn bó với các nhà tài trợ đã khiến cho họ càng nhiệt tình với Việt Nam hơn.

Đối với các nhà tài trợ, nguồn vốn viện trợ ODA được coi là hiệu quả nếu nó được chuyển cho nước tiếp nhận và trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các điều kiện cho phát triển. Đối với nước tiếp nhận viên trợ, ODA được xem như nguồn lực thực sự nếu nó được kết hợp hiệu quả với các nguồn lực trong nước khác để đạt được các mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Do đó, có thể khẳng định rằng nguồn vốn ODA ở Việt Nam đã trở thành một nguồn vốn thực sự và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn trong tương lai.

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 TỚI NAY

2.2.1. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản tại Việt Nam từ năm 1992 đến nay

2.2.2.1. Tình hình thu hút và vận động ODA Nhật Bản vào Việt Nam a. Giai đoạn 1992 đến 1999

Kể từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào cuối năm 1992, cho đến nay Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Đầu tiên là một khoản

trả nợ Chính phủ quá hạn và 22 tỉ Yên để Việt Nam nhập hàng hóa của Nhật Bản. Với số tiền viện trợ này Nhật Bản đã trở thành nguồn cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và Việt Nam đã trở thành một trong số mười nước nhận ODA song phương lớn nhất của Nhật Bản, đứng vị trí thứ sáu sau Inđonesia 1356,71 triệu USD, TQ 1050,76 triệu USD, Philipine 1030,67 triệu USD, Ấn Độ 426,29 triệu USD và Thái Lan 413,97 triệu USD.

Hành động nối lại viện trợ này của Nhật Bản là sự khẳng định chính sách “Hướng về Châu Á” nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự kiện này mở đường cho quan hệ hợp tác của hai nước trên nhiều mặt, tạo điều kiện để Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức quốc tế. Tại 3 hội nghị Quốc tế về tài trợ cho Việt Nam diễn ra ở Paris vào các năm 1993, 1994, 1995, Nhật Bản đã liên tục cam kết dành cho Việt Nam những khoản viện trợ quan trọng, đạt trên 500 triệu USD (năm 1993), trên 600 triệu USD (năm 1994) và trên 800 triệu USD (năm 1995), khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong các nhà tài trợ. Riêng trong năm tài khoá 1993-1994, Nhật Bản dành cho Việt Nam khoản viện trợ 55 tỉ Yên, trong đó gồm khoản vay 50 tỉ Yên, lãi suất 1% năm, thời hạn 30 năm và 5 tỉ Yên viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/1994 của Thủ tướng Nhật Bản và chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 4/1995 của Tổng bí thư Đỗ Mười, hai bên đã ký kết về khoản tín dụng trị giá 58 tỉ Yên cho 8 dự án, gồm các dự án xây dựng nhà máy thủy điện và nhiệt điện. Tháng 7/1995, Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và Việt Nam trở thành viên của ASEAN thì tổng tài trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là 70 tỉ Yên trong đó viện trợ không hoàn lại là 8,9 tỉ Yên và 3,2 tỉ Yên dành cho hợp tác kỹ thuật.

Vẫn trong xu hướng trên, đến tháng 12/1996, Nhật Bản tiếp tục tài trợ 92,5 tỉ Yên, trong đó gồm 81 tỉ Yên vốn vay cho 8 dự án cải tạo cơ sở hạ tầng và một dự án phát triển nông thôn; 4,86 tỉ Yên cho 4 dự án viện trợ không hoàn lại là dự án xây dựng cảng cá Vũng Tàu, dự án trang bị máy móc nông nghiệp vùng Tây Bắc, dự án khôi phục các cầu khu vực phía Bắc, dự án xây dựng cơ sở giáo dục giai đoạn 3. Đã có 4,687 tỉ Yên viện trợ kỹ thuật cho việc tiếp nhận hơn 151 cán bộ Việt Nam sang Nhật Bản, 30 chuyên gia và 5 thành viên của đội giúp đỡ thanh niên Hải ngoại được cử đến Việt Nam để thực hiện 15 dự án điều tra kế hoạch cơ bản và khả năng thực thi trong lĩnh vực như giúp đỡ về mặt chính sách giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp mỏ.

Bên cạnh đó, trong năm 1997, Nhật Bản còn dành một số khoản viện trợ không hoàn lại như viện trợ cho nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh với 39 loại nhạc cụ (khoảng 432 nghìn USD), và khoảng 500 nghìn USD để xây dựng trường tiểu học Trầm Lâm, Nam Định. Mặc dù tình hình tài chính khó khăn do khủng hoảng nhưng tại hội nghị CG - Tokyo tháng 12/1997, Chính phủ Nhật Bản vẫn cam kết cung cấp cho Việt Nam 85 tỉ Yên vốn ưu đãi OECF FY 1997 bằng một phần ba tổng cam kết viện trợ 2,4 tỉ USD mà cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam trong năm 1997. Tính ra trong vòng 6 năm 1992-1997, Nhật Bản đã cam kết dành cho Việt Nam 4,4 tỉ USD,

chiếm khoảng 6% tổng số ODA cam kết của Nhật Bản dành cho các nước trên thế giới và 50% tổng số ODA cam kết song phương và 30% số ODA quốc tế cam kết dành cho Việt Nam.

Tiếp theo đó, năm 1998 theo số liệu thống kê đã công bố của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tổng số ODA Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam là 102,3 tỉ Yên trong đó 88 tỉ Yên là vay ưu đãi dành cho 9 dự án.

Sang năm 1999, ngoài 59,9 tỉ Yên tín dụng ưu đãi như đã cam kết dành cho 7 dự án, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Miyazawa, phía Nhật Bản công bố dành cho Việt Nam 20 tỉ Yên dành cho cải cách kinh tế và khắc phục ảnh hưởng khủng hoảng khu vực. Khoản tín dụng này đã được ký kết có thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm với lãi suất 1,8%/ năm. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là phía Nhật Bản lần đầu tiên đã nêu ra điều kiện trong vay ODA. Cụ thể điều kiện phía Nhật Bản nêu ra gồm 3 điểm: Chính phủ Việt Nam phải cam kết cải cách kinh tế theo hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân; kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước; xóa bỏ hàng rào phi thuế quan. Có thể nói, cùng với tiến trình đi lên, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nguồn viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam cũng ngày một gia tăng, năm sau lớn hơn năm trước góp một vai trò rõ rêt thúc đẩy và tạo điều kiện cho công cuộc phát triển chung của toàn đất nước.

Bảng 2.2: ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1992-1999

Năm Tổng ODA Viện trợ không hoàn lại Tín dụng ưu đãi

Tỷ

Yên Tr USD Tỷ Yên Tr USD % Tỷ Yên Tr USD %

1992 47,8 365,8 1,19 15,8 4,32 45,5 350,0 95,68 1993 59,5 536,8 7,3 66,8 12,44 52,3 470,0 87,56 1994 66 674,0 8,1 94,0 13,95 58 580,0 86,05 1995 82,1 805,0 12,1 105,0 13,04 70 700,0 86,96 1996 92,4 850,0 11,4 110,0 12,94 81 740,0 87,06 1997 96,5 780,0 11,5 100,0 12,82 85 680,0 87,18 1998 100,8 853,0 12,8 119,6 14,02 88 733,4 85,98 1999 112 1092,4 10,7 99,5 9,11 101,3 99,9 90,89 Tổng 657,1 5957 76 711,1 11,94 501,8 5245,9 88,06

b. Giai đoạn 2000 đến nay

Trong những năm tiếp theo, trong chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam, đáng lưu ý là việc chuyển quan điểm từ sử dụng ODA để hỗ trợ phát triển phần cứng (phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật) sang hỗ trợ phát triển phần mềm (hạ tầng pháp lý và nguồn lực xã hội). Theo đó, ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003 có xu hướng:

 Tích cực chi viện cho công cuộc cải cách cơ cấu gắn với sự tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn.

 Chi viện chuyển giao kỹ thuật, xây dựng công nghiệp cơ sở; cải cách, tăng cường hệ thống tiền tệ, pháp chế hóa.

 Đảm bảo thực thi viện trợ đúng đắn, cải thiện quy trình điều tra trước khi viện trợ, giám sát quá trình thực thi và đánh giá sau khi dự án được hình thành.

Bảng 2.3: ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010

Năm Tổng ODA

(tỷ Yên)

Viện trợ không hoàn lại Vay tín dụng ưu đãi

Tỷ Yên % Tỷ Yên % 2000 86,4 15,5 17,9 70,9 82,1 2001 91,6 17,3 18,9 74,3 81,1 2002 92,4 13,1 14,2 79,3 85,8 2003 91,7 12,4 13,5 79,3 86,5 2004 94,6 12,6 13,3 82 86,7 2005 100,9 10,1 10 90,8 90 2006 103,9 8,8 8,5 95,1 91,5 2007 123,2 7,4 6 115,8 94 2008 137,7 14,9 10,8 122,8 89,2 2009 145,6 14,56 10 131,04 90 2010 150 13,2 8,2 136,8 91,2 Nguồn: MPI

Tháng 3 năm 2000, Chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp bổ sung cho Việt Nam khoản vốn vay đặc biệt 21,3 tỉ Yên lãi suất 1% năm thời gian 40 năm, ân hạn 10 năm cho 2 dự án: Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng (khoảng 120 triệu USD) và dự án xây dựng cầu Bính - Hải Phòng (khoảng 80 triệu USD).

Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam, tổng vốn ODA là 91,6 tỷ Yên, trong đó viện trợ không hoàn lại là 17,3 tỷ Yên, tín dụng ưu đãi là 74,3 tỷ Yên.

Tính đến cuối năm 2002, Nhật Bản đã có 335 dự án ở Việt Nam với số vốn đăng ký 4,06 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,052 tỷ USD). Tín dụng ưu đãi Nhật Bản dành cho Việt Nam FY 2002 đạt 79,3 tỷ Yên, tăng 6,75% so với 74,314 tỷ Yên của FY 2001.

Năm 2003, mặc dù Nhật tiếp tục cắt giảm 5,8% vốn ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỉ Yên, chỉ giảm khoảng 1% so với năm 2002.

Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, xây dựng, cải tạo các công trình giao thông và điện lực, phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của nhật bản tại việt nam – lý thuyết và thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w