Hoàn thiện các khuôn khổ điều phối ODA

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của nhật bản tại việt nam – lý thuyết và thực tiễn (Trang 61)

Các thủ tục đầu tư công cộng cần được cải tiến vì xét về một số góc độ nào đó thì quá trình xác định, chuẩn bị và đưa các dự án vào kế hoạch đầu tư công cộng cũng như việc phân bổ cho các cơ quan thực hiện thường bị coi là kém hiệu quả và phụ thuộc quá nhiều vào các cá nhân tham gia trong quá trình này. Một hệ thống minh bạch và có hiệu quả nhằm xác định trình tự ưu tiên các dự án và phân bổ nguồn vốn ODA giữa các ngành và các vùng có thể được tạo ra khi thực hiện các dự án đầu tư. Chương trình đầu tư công cộng cũng cần được hoàn thiện hơn nữa để nó thực sự trở thành một công cụ quản lý và xây dựng kế hoạch hiệu quả. Chẳng hạn, cần thường xuyên cập nhật để Chương trình đầu tư công cộng phản ánh được những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô và phản ánh

dựng kế hoạch và quản lý các cam kết vốn đối ứng cũng như đảm bảo phân bổ đủ vốn dự phòng cho công tác bảo dưỡng và cho các khoản chi thường xuyên khác đối với các quyết định đầu tư của Chương trình đầu tư công cộng.

Thông qua việc hoàn thiện quy trình đầu tư công cộng, Chính phủ có thể cung cấp cho các nhà tài trợ phát triển những chỉ dẫn về cách phối hợp nguồn vốn ODA với nguồn lực trong nước dựa trên các ưu tiên của quốc gia. Nhờ đó, ý thức làm chủ và tính chủ động của các cơ quan nhà nước cũng sẽ được tăng cường vì nếu không có một sự chỉ dẫn rõ ràng về các mục tiêu đầu tư và phát triển quốc gia thì việc xây dựng và triển khai các dự án, chương trình ODA có nguy cơ mang tính tuỳ hứng và dễ bị các nhà tài trợ chi phối.

Hơn nữa, những yếu kém trong công tác điều phối và chia sẻ thông tin giữa các bộ và trung ương với địa phương cũng cần phải được khắc phục vì tất cả các công đoạn phối hợp và triển khai thực hiện vốn ODA đều mang tính liên ngành và liên quan nhiều tới công tác quản lý ở cấp cơ sở. Về khuôn khổ pháp lý thì đã có nhiều biện pháp được đưa ra để thúc đẩy tiến độ và tăng cường chất lượng của các dự án ODA. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý vẫn cần phải được củng cố hơn nữa. Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao năng lực xây dựng thể chế và tăng cường thực hiện các quy chế hiện hành.

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của nhật bản tại việt nam – lý thuyết và thực tiễn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w