Hiểu đúng bản chất và xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA phù hợp với mục tiêu phát

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của nhật bản tại việt nam – lý thuyết và thực tiễn (Trang 60)

ODA phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA. ODA nên được coi là nguồn lực có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực trong nước đối với mọi cấp độ thụ hưởng. Một điều cũng quan trọng nữa là cần nâng cao quyền tự chủ trong huy động và sử dụng ODA để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành và địa phương, và để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.

Trong thời kỳ tới chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2015, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả. Theo Định hướng phát triển kinh tế-xã hội nước ta đến năm 2020, dựa trên cơ sở những cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ tại các hội nghị nhóm tư vấn, nguồn viện trợ ODA từ Nhật cần được ưu tiên chủ yếu bốn mục tiêu sau:

 Hỗ trợ phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam ở các lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế như giao thông, cảng biển, viễn thông…

 Phát triển đời sống người dân thông qua hoạt động hỗ trợ cho khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách người giàu, người nghèo trong xã hội và giữa thành thị với nông thôn.

 Trong lĩnh vực môi trường, hỗ trợ cải thiện môi trường đô thị, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, cải tạo môi trường tự nhiên.

 Cuối cùng để tăng cường phát triển kinh tế, công tác hỗ trợ tập trung vào cải tạo hạ tầng mềm như nâng cao năng lực quản lý nhà nước…

Nhằm bảo đảm sử dụng ODA có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ.

Một phần của tài liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của nhật bản tại việt nam – lý thuyết và thực tiễn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w