Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 86)

- Hệ số lương lũy kế đạt 1

2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Agribank Tây Đô 1 Giải pháp chủ yếu

3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.1.1 Điều hành linh hoạt các quy chế quản lý tầm vĩ mô

Trong khuôn khổ các quy định về kinh tế, tài chính, tín dụng, vấn đề thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện trong chính sách tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Các quy định và điều kiện cho vay còn quá cứng nhắc và còn phân biệt đối xử như về tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay đối với khu vức kinh tế ngoài quốc doanh còn mang tính áp đặt và cao hơn so với khu vực kinh tế Nhà nước. Vì vậy để khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn Ngân hàng thì NHNN cần xem xét để đưa ra những quy định linh hoạt hơn và bình đẳng hơn.

3.1.2 Cải thiện thủ tục hành chính

Ngân hàng nhà nước phải đưa ra các biện pháp cải tổ triệt để thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục nhất là thủ tục cho vay. Hướng giải quyết là kết

hợp nhiều yếu tố cần thiết trong một yêu cầu. Những vấn đề mà các quy định pháp luật hoặc các định chế khác đã nêu thì không nên đưa vào. Việc ban hành hệ thống pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Để giải quyết vấn đề này ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản Nhà nước đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

CIC (centrer information credit) là nơi cung cấp các thông tin về tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Nhưng hiện nay các thông tin này mới chỉ dừng ở mức là tình hình vay vốn của các đơn vị tại các tổ chức tài chính khác. NHNN nên nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC bằng các biện pháp như: kết hợp với bộ tài chính, cơ quan thuế để thu nhập thông tin về nghĩa vụ thuế và tình hình nộp Ngân sách nhà nước của các đơn vị. Điểm này có thể giúp cho cán bộ ngân hàng kiểm tra được một phần tính xác thực của các báo cáo tài chính và tình hình làm ăn thực tế của các đơn vị xin vay vốn.

3.1.4 Hiện đại hoá ngân hàng

Hiện đại hoá ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề cho các NHTM trong chiến lược huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w