Là công việc rất quan trọng trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng là điều kiện thuận lợi để xảy ra sự cháy gây thiệt hại về người và của.
Khi có đủ ba điều kiện sau thì sự cháy xảy ra: - Chất gây cháy.
- Chất ôxy hóa. - Mồi bắt cháy.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì sự cháy sẽ dừng lại.
Đa số các chất ở thể lỏng gây ra sự cháy nguy hiểm hơn so với thể rắn vì chúng dễ bắt cháy hơn, cháy mạnh hơn và hơi của chúng trong không khí dễ tạo ra hỗn hợp nổ nguy hiểm và khó dập tắt bằng nước.
5.2.3. Nguyên nhân gây ra cháy: Gồm hai nguyên nhân.
* Sự bắt lửa:
Nếu nhiệt độ của Hydrocacbon trong không khí nhỏ hơn nhiệt độ bắt lửa thì hơi Hydrocacbon sẽ tự bắt lửa ( khi có đủ ooxxy) và xảy ra sự cháy ( mà không cần mồi lửa).
Nhiệt độ tự bắt cháy của Hydrocacbon cho dưới bảng sau: Bảng 5.1 Thành phần Nhiệt độ tự bắt cháy, 0C Etan 516 Propan 466 Butan 439 Pentan 309 Hexan 247 Gasoline(xăng) 256 Kerosen(dầu lửa) 254 Dầu nhờn 417 Nguồn [20]
* Khi có nguồn nhiệt:
Khi thành phần của Hydrocacbon trong hỗn hợp Hydrocacbon – không khí nằm trong giới hạn cháy nổ thì sự cháy nổ xảy ra khi gặp ngọn lửa hoặc tia lửa điện ( hỗn hợp này có thể di chuyển trên mặt đất một khoảng cách đáng kể từ 10 – 100m).
Giới hạn nổ cao nhất và thấp nhất của Hydrocacbon:
Bảng 5.2 Thành phần LEL ( giới hạn nổ thấp HEL ( giới hạn nổ cao
nhất) % Thể tích / % Thể tích không khí. nhất) % Thể tích / % Thể tích không khí Metan 5.3 14.0 Etan 3.2 12.5 Propan 2.4 9.5 Butan 1.6 9.5 Pentan 1.4 7.5 Hexan 1.2 6.9 Gasoline ( xăng) 1.3 6.0 Napta 1.2 6.0 Nguồn [GPP]
5.2.4. Biện pháp phòng cháy.
Có hai phương pháp phòng cháy:
- Phòng cháy trong quá trình thiết kế và thi công:
Trong quá trình thiết kế, xây dựng tất cả các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đều được tính đến.
Phòng cháy trong quá trình sản xuất, bảo quản và phân phối.
5.3. Các yếu tố nguy hiểm cần tránh.[20]
* Đối với thiết bị điện: - Dễ bị điện giật.
- Nhiệt độ do máy phát ra cao nên dễ gây ra cháy nổ. - Độn ồn cao: 100.2 DBA ( tiêu chuẩn là 90 DBA) * Đối với các quạt làm mát làm mát thiết bị, sản phẩm:
- Khi hoạt động chúng thường tạo một luồng khí rất lớn vào nên cần phải cẩn thận cách khoảng 3 m là an toàn.
* Khu vực Flare, burnpit:
- Là khu vực nguy hiểm có thể gây ra khi sự cố xảy ra ( trục trặc kỹ thuật hay rò rỉ khí) …nên cách xa khoảng 3 m là an toàn.
* Tia chớp:
- Khi có sét thì các tháp, ống khói, bồn chứa cao thường dễ gây nguy hiểm do chúng dễ làm hỗn hợp Hydrocacbon – không khí bắt lửa.
5.4. Các giải pháp tối ưu hóa nhằm làm giảm tác động đến môi trường và con người. con người.
5.4.1. Với người lao động: [11]
- Chấp hành tốt luật về an toàn PCCC.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về an toàn – vệ sinh lao động, PCCC và luôn trang bị cho người lao động kiến thức về sử dụng và bảo quản thiết bị.
- Đào tạo CBCNV về an toàn lao động, có ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn, làm chủ công nghệ, thiết bị và thực taaph thường xuyên công tác ứng phó với các tình huống sự cố trong vận hành, bảo dưỡng ,sửa chữa, thay thế các máy móc hư hỏng, ngăn ngừa sự cố bảo đảm hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và đều đặn.
- Đảm bảo điều kiện lao động và điều kiện làm việc của CBCNV, thường xuyên kiểm tra, đo đạc các chỉ tiêu môi trường 2 lần/1 năm ( do phòng an toàn và các đơn vị chuyên ngành thực hiện).
5.4.2. Với tiếng ồn.
- Độ ồn ở các điểm bên trong nhà máy, xí nghiệp:
Hầu hết các vị trí đo đạc đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép ( TCVSLĐ 3733/2000).
Giải pháp:
Đối với văn phòng, kho xưởng:
- Tăng độ dày của bông thủy tinh bọc cách âm cho tường từ 5 cm thành từ 10 cm
5.4.3. Với môi trường.
Vấn đề vệ sinh môi trường là một trong những việc rất được quan tâm hiện nay ở các cơ quan, xí nghiệp. Giảm đến mức tối thiểu nhất các chất thải ra môi trường có thể gây ô nhiễm.
Chú trọng việc trồng cây xanh trong khuân viên của các nhà máy , công ty, một mặt tạo được cảnh quan cho nhà máy, mặt khác góp phần cải thiện điều kiện khí hậu trong khu vực.
Thu gom, tận dụng các kim loại phế liệu thừa, tránh vứt bừa bãi ra môi trường .
Tận dụng và xử lý các thiết bị hư hỏng để có thể tái sinh sử dụng khi cần.
Hạn chế việc thải giẻ lau, găng tay có dầu nhớt, xử lý hợp lý các vật liệu trong quá trình bảo dưỡng.
Sau khi sửa chữa bảo dưỡng cần dọn dẹp vệ sinh, xử lý dầu nhớt, cặn ,hóa chất và đưa các chất thải đúng nơi quy định tránh gây ô nhiểm môi trường.
5.4.5. Với chất khí thải.
- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các thiết bị để tránh bị hỏng hóc bất ngờ. - Tận dụng tối đa việc sử dụng máy phát điện chạy bằng khí nhằm hạn
chế sử dụng dầu tạo ra các khí độc hại như NOx, NO , CO,… - Phải giảm thiểu tối đa lượng khí độc hại phát sinh ra môi trường.