SỬA CHỮA BƠM LY TÂM НПС 65/35–500 TRÊN GIÀN .
1. Chỉ những người đã đào tạo chuyên môn, nắm vững kiến thức về các công tác vận hành, sủa chữa, bảo dưỡng bơm ly tâm nói chung và bơm НПС 65/35–500 nói riêng mới được phép tiến hành các công việc bảo dưỡng sửa chữa chúng ở trên giàn.
2. Trước khi tiến hành công tác bảo dưỡng sửa chữa bơm, những người tiến hành công việc phải nắm roc nhiệm vụ được giao, nội dung, cấp độ, cũng như các quy trình bảo dưỡng sửa chữa. vv… 3. Trước khi tiến hành công việc bảo dưỡng sửa chữa máy bơm,
những người có trách nhiệm cần phải được thông báo có ự phối hợp chặt chẽ, tránh để xảy ra những sự cố ngoài dự tính.
4. Trước khi tiến hành công việc bảo dưỡng sửa chữa bơm dầu ly tâm phải tiến hành công tác bơm rửa thật sạch sẽ các môi chất công tác ở trong bơm và tiến hành đóng chặt tất cả đường hút và đường ra của bơm một cách chắc chắn, bảo đảm không có sự rò rỉ chất lỏng công tác từ bên ngoài vào bơm.
5. Trước khi tiến hành công tác bảo dưỡng sửa chữa cần phải dừng bơm và xả chất lỏng công tác còn tồn đọng trong các khoang công của bơm.
6. Trước khi tiến hành công tác bảo dưỡng sửa chữa cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ, đồ gá tháo lắp bơm, đồ kê, chèn, các thiết bị nâng chuyển phải được kiểm tra và tin chắc rằng chúng đang ở tình trạng hoàn hảo.
7. Trước khi tiến hành công tác bảo dưỡng sửa chữa máy bơm, động cơ dẫn động phải được cắt điện và treo bảng “ Cấm đóng
điện – có người đang làm việc”. Chỉ khi kết thúc công việc, đích thân người treo bảng mới được phép lấy bảng cấm này ra. Cấm tiến hành các công việc sủa chữa bảo dưỡng khi chưa cắt điện cho động cơ.
8. Trước khi tiến hành công việc bảo dưỡng sửa chữa bơm phải tiến hành chặn ngắt đường nước làm mát hoặc dung dịch làm kín vào bơm.
9. Trước khi tiến hành công việc bảo dưỡng sửa bơm phải tiến hành công việc dọn dẹp quanh khu vực làm việc sạch sẽ, không bị cản trở các chướng ngại vật. Dụng cụ đồ gá làm việc phải được xắp xếp hợp lý, thuận tiện. Cấm để các đồ vật nặng dễ rơi đổ trên bơm hoặc động cơ điện để tránh gây tai nạn khi đang làm việc.
10.Trong khi tiến hành các công việc bảo dưỡng sửa chữa, cấm dùng các vật bằng kim loại cứng nóng hoặc gỏ vào bất kỳ bộ phận, chi tiết nào của bơm để tháo dỡ chúng. Phải sử dụng gỗ hoặc kim loại mềm ( đồng, nhôm) để kê, chèn khi tiến hành công việc tháo lắp.
11.Khi tiến hành các công việc tháo, lắp các chi tiết, cụm chi tiết nặng hoặc được lắp đặt, cần phải sử dụng đồ gá tháo lắp chuyên dụng và thiết bị nâng. Cấm dùng búa tác động lực trực tiếp lên các chi tiết, các cụm chi tiết của bơm để tránh sự gãy vỡ , biến dạng, cong vênh.vv…
12.Khi tiến hành tháo lắp, sửa chữa các chi tiết, các cụm được lắp ghép có độ dôi bằng phương pháp gia nhiệt, cấm dùng ngọn lửa trần tác động trực tiếp lên chúng.
13.Khi tiến hành tháo lắp hoặc vận chuyển bơm, cần phải sử dụng bộ giá đỡ chuyên dụng. Cấm đặt bơm trực tiếp lên sàn. Các mặt bích ở cửa hút và cửa đẩy của bơm cần phải được lắp, mặt bích bảo vệ để tránh va đập khi tiến hành vận chuyển chúng.
14.Khi tiến hành công việc sửa chữa các đường ống công nghệ của trạm bơm, bằng phương pháp hàn, cắt, phải sử dụng các biện
pháp bảo vệ đển xì hàn không lọt vào trong các đường ống làm kẹt bơm hoặc phá hỏng các chi tiết chuyển động của bơm khi làm việc.
15.Khi lắp động cơ điện lên rầm lắp ráp, phải kiểm tra lại khoảng cách giữu hai mặt bích lắp khớp nối của bơm và động cơ sao cho chúng nằm trong khoảng cách quy định phù hợp với loại khớp nối răng sử dụng ( khoảng 230). Không được để khoảng cách này quá nhỏ làm giảm khả năng chịu tải và dẫn đến gãy vỡ, hư hỏng khớp nối răng.
16.Khi tiến hành các khoang công tác của bơm, trong thời gian nghỉ giữa ca làm việc hoặc giữa hai ca, máy bơm cần phải được che đậy để tránh các tạp chất cơ học cứng rơi vào trong.
17.Khi kết thúc công việc bảo dưỡng sửa chữa bơm phải tiến hành kiểm tra lại một lần nữa tình trạng kỹ thuật, sự hoàn hảo của tất cả các bộ phận, cụm chi tiết của máy bơm. Sau khi lắp ráp các vành chắn bảo vệ, cần phải kiểm tra độ quay trơn của các cụm chi tiết chuyển động xem chúng có bị cọ sát hay không trước khi khởi động chạy thử bơm.
18.Sau khi kết thúc công việc bảo dưỡng sửa chữa máy bơm cần phải tiến hành làm vệ sinh công nghiệp cẩn thận khu vực làm việc, lau chùi sạch sẽ, máy bơm bằng dầu Diezel. Thu gọn các thiết bị nâng, các đồ gá chuyên dụng, dụng cụ làm việc vào nơi quy định. Các loại giẻ lau, các vật liệu phế thải được thu gọn vào thùng chứa rác thải.
19.Sau khi kết thúc công việc sửa chữa máy bơm, cần phải báo cáo với những người có trách nhiệm và các bộ phận có liên quan về tình trạng kỹ thuật hiện tại, những lưu ý nhắc nhở ( nếu có) đối với thợ vận hành. Tất cả các công việc bảo dưỡng sửa chữa này đều phải ghi vào lý lịch máy.
KẾT LUÂN
Máy bơm НПС 65/35–500 là một trong số những máy bơm được sử dụng vận chuyển dầu nhiều nhất trong Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro bởi so với các loại máy bơm ly tâm khác, máy bơm НПС 65/35–500 có kết cấu gọn nhẹ vận hành và bảo dưỡng đơn giản.
Để nâng cao độ bền cho máy bơm НПС 65/35–500 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy. Chúng ta cần phải biết được các nguyên nhân gây nên các hư hỏng trong máy để từ đó tìm ra được các biện pháp phòng tránh và loại bỏ kịp thời . Các nguyên nhân gây nên hư hỏng có thể là do:
- Do điều kiện làm việc của bơm không đúng với điều kiện làm việc theo yêu cầu khi thiết kế bơm.
- Do xảy ra các hư hỏng trong lắp đặt, lắp ráp bơm.
- Do xảy ra hiện tượng xâm thực trong quá trình máy làm việc.
Như vậy sẽ có nhiều biện pháp để nâng cao độ bền cho máy. Trong bản đồ án này em đã đưa ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng xâm thực, trong đó đi sâu vào việc tính toán chiều cao lắp đặt bơm. Đây là một trong những vấn đề hay gặp trong các máy thủy lực nói chung và đặc biệt là trong máy bơm ly tâm vận chuyển dầu.
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết về thực tế còn hạn chế, tài liệu tham khảo chưa được đầy đủ nên trong bản đồ án này sẽ còn những thiếu sót không thể tránh khỏi em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản đồ án này được kết quả tốt hơn và cũng giúp em củng cố kiến thức cho bản thân mình để cho mình ngày càng toàn diện hơn.