Phân bố hợp lý TSCĐ qua các năm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất và thương mại may hải lâm (Trang 57)

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI MAY HẢI LÂM.

3.2.1. Phân bố hợp lý TSCĐ qua các năm.

Công tác mua sắm và quản lý TSCĐ.

Công ty phải thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng mua sắm TSCĐ, xác định đúng đắn yêu cầu tăng thêm TSCĐ và nhu cầu về số vốn đầu tư vào TSCĐ có thực sự cần thiết và hợp lý vào lúc này. Công ty nên xem xét kỹ lưỡng tình hình công ty để có các bước làm hợp lý thông qua việc xác định nhu cầu về TSCĐ 1 cách hợp lý nhằm đảm bào cho việc đầu tư TSCĐ là có hiệu quả nhất

vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Các loại máy khâu, máy may công nghiệp nhập từ Nhật Bản cần được kiểm định về chất lượng máy và dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp nhất với loại hình công ty được áp dụng tại Việt Nam, tránh mua về ồ ạt mà chưa thử nghiệm áp dụng vào thực tế, như thế sẽ không mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng TSCĐ.

Trên cơ sở tính toán và lựa chọn phương án kinh doanh cần quyết định quan hệ tỷ lệ phân phối TSCĐ theo các hình thức và mực đích đầu tư thích hợp để tận dụng năng lực sản xuất hiện có với giải pháp khôi phục, cải tạo TSCĐ và xây dựng mới, đổi mới trang thiết bị, xử lý đúng quan hệ đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu. Ngoài việc lên kế hoạch đầu tư TSCĐ công ty cũng cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng để đưa ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tư mới.

Về nguồn vốn đầu tư công ty phải chủ động tạo ra nguồn vốn, trước hết là nguồn vốn tự có,vốn cổ phần,vốn vay ngân hàng,vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế khác.

Khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý.

TSCĐ trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn cho đến khi hết thời hạn sử dụng và khi TSCĐ hết thời gian khấu hao thì sẽ được đưa vào thanh lý, không được tính khấu hao nữa. Phần giá trị hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí của công ty. Tại công ty phần giá trị TSCĐ rất lớn nên giá trị hao mòn cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí công ty. Vì vậy việc tính toán và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý là 1 yêu cầu quan trọng để để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty nói riêng.

Hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với tất cả TSCĐ có nghĩa là công ty ấn định thời gian sử dụng cho mỗi TSCĐ từ đó xác

pháp này có ưu điêm đơn giản, dễ thực hiện nhưng với mức trích khấu hao như vậy đã không phản ánh được mức độ chi tiết cho việc sử dụng từng loại TSCĐ của công ty. Do đó thời điểm kết thúc khấu hao không trùng với thời điểm TSCĐ bị hao mòn hết tính năng và công suất. Mỗi TSCĐ khác nhau cần có 1 phương pháp tính khấu hao khác nhau sao cho phù hợp với loại tài sản đó nhất. Công ty cần:

- Các loại TSCĐ phù hợp với phương pháp khấu hao đường thẳng vẫn được áp dụng nhưng việc tính toán thời gian sử dụng TSCĐ cần được điều chỉnh lại. Các loại máy móc,thiết bị có cường độ làm việc cao thì nên ấn định số năm thu hồi vốn thấp hơn và ngược lại. Việc xác định cường độ làm việc của thiết bị dựa trên các báo cáo về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty. Với thay đổi này sẽ giúp công ty có thể thu hồi vốn nhanh và hợp lý để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trước đó, nó cũng giúp phản ánh đúng mức độ sử dụng của TSCĐ và giúp nhà quản lý thấy được thực trạng tình hình TSCĐ của công ty.

Với các loại máy móc được mua sắm bằng tiền vay thế nhưng thời gian vay ngắn, đặc biệt với các khoản vay ngắn hạn dung để bù đắp mua TSCĐ với thời gian dài mà thời gian trích khấu hao lại dài hơn nên gây khó khăn trong việc trả nợ. Vì thế công ty cũng nên xem xét đến yếu tố này để có thời gian khấu hao hợp lý.

Đồng đều tỷ suất đầu tư TSCĐ, hệ số trang bị TSCĐ.

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ qua 3 năm vẫn chưa thực sự được đồng đều. Năm 2012 công ty đầu tư TSCĐ khá mạnh tay nhưng lại giảm vào năm 2013. Hệ số trang bị TSCĐ của công ty tăng vào năm 2012 và giảm vào 2013 khiến báo cáo tài chính hay tình hình tài chính của công ty không có sự vững chắc ổn định. Vì thế công ty nên để việc xây dựng cơi nới thêm xí nghiệp 1,2 và 3 nên thực hiện dần và đồng đều qua các năm, không quá tập trung như vậy sẽ gây tăng giảm TSCĐ thất thường và khiến công ty khó kiểm soát hơn. Khi thực hiện các dự án

nhằm mở rộng quy mô công ty nên có kế hoạch cụ thể, theo dõi sát sao quá trình thi công xí nghiệp và ghi chép cẩn thận tránh gây thất thoát, lãng phí.

Thanh lý TSCĐ.

Các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cần được đi bảo dưỡng định kỳ, chú ý đến an toàn lao động không chỉ trong công tác may mà còn cả trong công tác vận tải, tham gia giao thông. Công ty cần xem xét những TSCĐ không có hiệu quả, cũ, lạc hậu, không còn sử dụng được nữa thì thanh lý nhanh. Sau đó tìm các đối tác để cho thuê hoặc thanh lý TSCĐ để thu hồi lại nguồn vốn ban đầu. Máy móc cũ kỹ lạc hậu được thanh lý và thay thế vào đó bằng những máy móc hiện đại để tăng năng suất lao động và hướng đến máy móc hóa, dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên việc thanh lý TSCĐ diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà nên có thể gây ra thất thoát vốn trong quá trình thanh lý vì thế ban lãnh đạo cần điều chỉnh lại quy tắc thanh lý tài sản cố định trong công ty, bớt những khâu không cần thiết và rút ngắn thời gian 1 cách tối đa.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty tnhh sản xuất và thương mại may hải lâm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w