MẠI MAY HẢI LÂM 2.1 Cơ sở lý luận chung về tài sản cố định.
2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty liên TNHH sản xuất và thương mại may Hải Lâm giai đoạn 2011-2013.
TNHH sản xuất và thương mại may Hải Lâm giai đoạn 2011-2013.
2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty liên TNHH sản xuất và thương mại may Hải Lâm giai đoạn 2011-2013. xuất và thương mại may Hải Lâm giai đoạn 2011-2013.
Nhận xét:
TSCĐ có xu hướng tăng, giảm không đồng đều chứng tỏ doanh nghiệp chưa có sự ổn định trong đầu tư. Cụ thể năm 2011 tổng TSCĐ hơn 12 tỷ và sang đến năm 2012 TSCĐ tổng TSCĐ tăng 120 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 954,37%. Đến năm 2013 TSCĐ giảm hơn 44 tỷ tương ứng với tốc độ giảm 33,56%. Về cả giá trị và tốc độ tăng,giảm của TSCĐ là khá lớn và nhanh. TSCĐ có sự biến động như trên là do các yếu tố sau:
+ Máy móc, thiết bị là TSCĐ chủ yếu tạo nên TSCĐ trong công ty. TSCĐ tạo nên từ máy móc, thiết bị là 4,3 tỷ chiếm 34,59% trong tổng số TSCĐ năm 2011. Sang đến năm 2012 TSCĐ từ máy móc, thiết bị bị tăng hơn 4,8 tỷ. Máy móc, thiết bị đều là TSCĐ của công ty vì theo đặc trưng của 1 công ty chuyên đầu tư sản xuất may nên các loại máy móc, thiết bị chiếm giá trị chủ yếu trong TSCĐ là hiển nhiên. Các loại máy chủ yếu phục vụ công tác may như máy vắt sổ, máy may công nghiệp 1 kim, máy may công nghiệp JUKI, máy Toyota nhập khẩu từ Nhật Bản, máy Brother GS-2700, máy Singer 2250, Singer 7462, Toptek 8360, Riccar 83A0…Năm 2013 do công ty có mua thêm 1 số máy may JUKI và nhập khẩu lô máy từ Nhật Bản. Vốn đầu tư do công ty vay tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải phòng địa chỉ tại 193 Văn Cao- Ngô Quyền – Hải Phòng và ngân hàng viettinbank cho nhánh Hải Phòng địa chỉ 186 Tô Hiệu- Lê Chân- Hải Phòng. Công ty cũng có thanh lý đi 1 số máy móc nên cũng làm máy móc, thiết bị giảm 320 triệu tương ứng với tốc độ giảm 3,46%. Nguyên nhân do chính sách khấu hao với mục đích thu hồi vốn nhanh đã làm TSCĐ giảm đi đáng kể.
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản cố định tại công ty TNHH sản xuất và thương mại may Hải Lâm giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: triệu đồng
STT Giá trị còn lại
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 /2012 Chênh lệch 2012 /2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Tỷ trọng (%) +/- % Tỷ trọng (%) 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 3.650 28,84 9.366 7,01 43.186 48,70 5.716 156,60 -21,81 33.820 361,09 41,69 2 Phương tiện vận tải 2.398 18,9 4 3.872 2,9 2.341 2,640 1.474 61,46 -16,04 -1.531 -39,54 -0,26 3 Dụng cụ quản lý 986 7,79 1.897 1,42 1.597 1,80 911 92,39 -6,36 -300 -15,814 0,38 4 Máy móc,thiết bị 4.378 34,59 9.231 6,91 8.911 10,05 4.853 110,85 -27,67 -320 -3,46 3,13 5 Tài sản khác 333 2,63 108.204 81,07 28.668 32,33 107.871 32393,7 78,44 -79.536 -73,50 -48,7 6 Tài sản cố định vô hình 913 7,21 893 0,66 3.963 4,46 -20 -2,19 -6,55 3.070 343,78 3,8 7 Tổng TSCĐ 12.658 100 133.463 99,92 88.666 84,47 120.805 954,37 -0,08 -44.797 -33,56 -15,5
+ Nhà cửa, vật kiến trúc gồm các diện tích công ty, qua 3 năm 2011-2013 ta thấy nhà cửa vật kiến trúc của công ty đang có xu hướng tăng. Vào năm 2011 tỷ trọng nhà cửa vật chất kiến trúc chiếm 28,84% trong tổng số TSCĐ. Sang đến năm 2012 nhà cửa vật kiến trúc tăng hơn 5,7 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 156,6%. Nguyên nhân lúc này công ty có 1 số công trình xây dựng cơ bản tiêu biểu như xây them nhà kho chứa hàng và 1 kho chứa nguyên vật liệu đã thi công xong và bàn giao vào sử dụng nên đã khiến tài sản nhà cửa, vật kiến trúc tăng lên như vậy. Sang đến năm 2013 tài sản nhà cửa, vật kiến trúc tăng 33 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 361,09% và làm tỷ trọng nahf cửa, vật kiến trúc tăng 41,69%. Công ty có tiến hành nới rộng thêm phân xưởng sản xuất số 1,2 và 3 nên vào năm 2013 đã được đưa vào sử dụng. Giá trị của 3 phân xưởng này tăng lên đáng kể là nguyên nhân tăng phần trị giá của nhà cửa, vật kiến trúc lên nhanh đột biến như vậy. Việc nới rộng đang tạo điều kiện và cơ hộ cho việc phát triển sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất may, phục vụ không chỉ tại Hải Phòng mà còn các tỉnh nội địa trong nước cũng như xuất khẩu.
+ Phương tiện vận tải bao gồm các xe chở nguyên vật liệu bông sợi, len, chỉ, vải… và vận chuyển hang từ các kho bãi phân xưởng này đến kho bãi phân xưởng khác hay chở các hàng hóa đến các trung tâm mua sắm, các địa điểm tiêu thụ của công ty. Năm 2011 con số này chiếm 2,3 tỷ tương ứng với tỷ trọng 18,94% nhưng sang đến năm 2012 đã tăng thêm 1,4 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 61,46%. Nguyên nhân làm tăng là do việc đầu tư sản xuất thì lượng nguyên vật liệu hay hàng hóa sẽ tăng lên rất nhiều nên việc vận chuyển cần được hoạt động với công suất cao hơn, mật độ dày hơn và việc mau sắm các loại xe tải HYNDAI H100 1,25 tấn, xe tải 2,5 tấn thùng mui bạt, xe tải HYUNDAI HD72… là điều tất yếu. Năm 2013 phương tiện vận tải có giảm 1,5 tỷ tương ứng với tốc độ giảm 39,54% do 1 số loại xe đã quá cũ và hết hạn sử dụng đã được công ty thanh lý.
+ TSCĐ vô hình gồm quyền sử dụng đất, chi phí san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng, kênh cống, quyền sử dụng đất, giấy phép hoạt động kinh doanh của công ty chiếm tỷ trọng lần lượt là 7,21%, 0,66%, ,446% qua các năm 2011, 2012, 2013. TS khác chủ yếu là chi phí XDCB. Năm 2011 chiếm không quá nhiều nhưng sang năm 2012 do công ty có xây dựng thêm kho bãi chứa nguyên vật liệu và hàng hóa nên XDCB chiếm giá trị và tỷ trọng là khá nhiều. Năm 2013 việc đầu tư vào cơi nới thêm các phân xưởng 1,2 và 3 chính là nguyên nhân khiến XDCB chiếm tỷ trọng lơn trong công ty.
+ Dụng cụ quản lý, gồm máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị khác, dụng cụ đo lường máy hút bụi, hút ẩm, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác, các khoản phải thu dài hạn…. Vì là công ty may nên dụng cụ quản lý, TSCĐ khác chiếm trị giá không quá nhiều trong tổng TSCĐ của công ty chỉ chiếm tỷ tọng 7,79%, 1,42%, 1,8%.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty TNHH sản xuất và thương mại may Hải Lâm giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị : Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2012/2013 +- % +- % 1 Nguyên giá TSCĐ 13.081 133.485 88.737 120.404 920,45 -44.748 -33,52 2 Khấu hao -424 -2.571 -8.705 -2.147 506,37 -6.134 238,58 3 GTCL 12.657 130.914 80.032 118.257 934,32 -50.882 -38,86
Nhận xét:
Với công ty TSCĐ hữu hình được tính theo nguyên giá trừ đi khấu hao. Nguyên giá TSCĐ hình thành do mua sắm bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đối với TSCĐ hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu hoặc xây dựng và sản xuất, nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng quyết toán chưa được phê duyệt, nguyên giá TSCĐ ghi nhận theo giá tạm tính trên cơ sở chi phí thực đã bỏ ra để có được TSCĐ. Nguyên giá tạm tính sẽ được điều chỉnh theo giá quyết toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời hạn hữu dụng ước tính. Công ty thường tính thời gian khấu hao cụ thể như sau: TSCĐ hữu hình Năm Nhà xưởng vật kiến trúc 5 – 15 Máy móc thiết bị 6 – 15 Phương pháp vận tải 3 – 15 Thiết bị văn phòng 3 – 15 TSCĐ khác 25
Các TSCĐ hữu hình được đánh giá lại khi nguyên giá và hao mòn lũy kế được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.Các khoản lỗ phát sinh khi thanh lý, bán tài sản là chênh lệch giữa thu nhập từ thanh lý và giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh.
TSCĐ vô hình chủ yếu là quyền sử dụng đất,các chi phí san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng, kênh cống, quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh ,bằng sáng chế…
Qua bảng ta thấy nguyên giá tăng giảm không đồng đều qua các năm cụ thể năm 2012 tăng 120 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 920,45% so với năm 2011 do năm 2012 XDCB từ việc xây dựng nhà kho chứa nguyên vật liệu và chứa hàng hóa được bàn giao đưa vào sử dụng. Nhưng sang đến năm 2013 nguyên giá giảm 44 tỷ tương ứng với tốc độ giảm 33,52%, việc mua sắm TSCĐ có phần giảm xuống. Thế nhưng công tác tính khấu hao của công ty lại diễn ra nhanh, cụ thể năm 2012 khấu hao tăng hơn 2,1 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 506,37%, sang đến năm 2013 cũng đã tăng thêm 6,1 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 238,58%. Khấu hao của công ty chủ yếu từ TSCĐ hữu hình tiêu biểu là các loại máy móc, thiết bị, nhà cửa, kiến trúc phương tiện vận tải…Khấu hao nhanh đã làm cho GTCL của TSCĐ giảm đi nhiều qua các năm, ta có thể thấy ở bảng trên một cách rõ ràng nhất.