MẠI MAY HẢI LÂM 2.1 Cơ sở lý luận chung về tài sản cố định.
2.1.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
2.1.5.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào khi sản xuất nói chung và sử dụng tài sản cố định nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó đem lại.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là sự so sánh giữa chí phí sử dụng tài sản và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua sự so sánh như vậy có thể thấy được ta sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là cao hay thấp, tốt hay xấu…và có những biện pháp thích hợp.
Bảng 2.1 :Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
STT Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
1
Hệ số hao mòn TSCĐ
Khấu hao lũy kế Nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Nếu hệ số này càng tiến dần đến 1 chứng tỏ TSCĐ đang sử dụng càng cũ,cho thấy
doanh nghiệp ít đổi mới.
2
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
3
Tỷ suất đầu tư TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ trong doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Nếu hệ số này càng tiến dần đến 1 chứng tỏ TSCĐ còn mới, doanh nghiệp hay đổi mới.
4
Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất
Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất cho một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp.Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất càng cao,điều kiện lao động càng thuận lợi.