Tuổi phối giống lần đầu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở phù đổng, gia lâm, hà nội (Trang 43)

Trong chăn nuôi gia súc nói chung và bò sữa nói riêng thì tuổi phối giống lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất giống, điều kiện nuôi dỡng và khả năng sản xuất của con cái.

Để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi thu thập số liệu và đợc trình bày ở bảng 5.

Bảng 5: Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai hớng sữa (tháng)

Chỉ tiêu Tuổi phối giống lần đầu Tuổi đẻ lứa đầu Phẩm giống F1 F2 F3 F1 F2 F3 N 30 45 33 30 45 33 X±mx 17,39 ± 0.47 18.76 ±0.41 20.31 ±0.59 29.78 ±0.72 30.37 ±0.64 31.65 ±0.91 SD 2,56 2,73 3.40 3.97 4.31 5.20 Cv (%) 14.25 14,53 16,75 13,32 14,20 16,43 Min 15 16 15 24 25 25 Max 29 31 32 39 40 42

Số liệu ở bảng 5 cho chúng tôi thấy tuổi phối giống lứa đầu của các loại bò F1, F2 và F3 lần lợt là: 17,93; 18,67 và 20,31 tháng. Từ số liệu này cho thấy tuổi phối giống lần đầu của bò F3 là cao nhất, sau đó đến bò F2 và thấp nhất là bò F1. Điều này có thể đánh giá là do khả năng thích nghi của bò F3 kém hơn

bò F1 và F2 hay do điều kiện nuôi dỡng, chăm sóc cha đáp ứng đợc nhu cầu của bò F3, nêu chúng không phát huy đợc tiềm năng sinh học. Song chỉ có bò F1 và F3 là có sự sai khác rõ rệt ở mức độ tin cậy (P<0,05) còn F2 và F3; F1 và F2 khác nhau không rõ ràng (P>0,05).

Hệ số biến động ở mức trung bình từ (Cv% = 14,25 – 16,73). Cao nhất ở bò F3 và thấp nhất ở bò F1. Nh vậy, hệ số biến dị có chiều hớng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bò HF trong con lai. Theo một số tác giả cho biết thì bò F3 có thời gian động dục ngắn lại có hiện tợng động dục ngầm gần giống bò thuần HF). Điều này có thể làm cho ngời chăn nuôi khó phát hiện bò động dục, đây là một trong những nguyên nhân làm cho tuổi phối giống lần đầu và hệ số biến động ở mức cao.

Theo Trần Công Thành (2000) nghiên cứu trên đàn bò HF ở Đức Trọng – Lâm Đồng, thì tuổi phối giống lần đầu là 605 ngày (19,83 tháng). Lơng Văn Lãng (1983) nghiên cứu trên đàn bò HF Sao Đỏ – Mộc Châu tác giả cho biết tuổi phối giống lần đầu là 20 tháng. Nguyễn Xuân Dũng (2000) cho biết tuổi phối giống của đàn bò HF tại Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội là 770,86 ±55,6 ngày (25,27 ±1,8 tháng).

Tăng Xuân Lu (1999) nghiên cứu trên đàn bò lai hớng sữa ở Ba Vì - Hà Nội, cho biết tuổi phối giống lần đầu của bò lai F1 và F2 lần lợt là 26,4 ±0,39; 27,41 ±1,1 tháng. So với kết quả của các tác giả trên thì tuổi phối lần đầu của đàn bò lai hớng sữa ở Phù Đổng – Hà Nội là tơng đơng với giống bò HF ở Sao Đỏ – Mộc Châu và Đức Trong – Lâm Đồng và thấp hơn so với đàn bò HF ở Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội, đàn bò lai F1 , F2 ở Ba Vì - Hà Nội.

4.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia súc. Tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn thì con vật càng sớm tạo ra sản phẩm. Để đánh giá tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai chúng tôi tiến hành thu thập số liệu

và theo dõi trên đàn bò lai HF nuôi ở xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội, kết quả cũng đợc trình bày ở bảng 5.

Qua bảng 5 cho thấy tuổi đẻ lứa đầu trung bình cao nhất ở bò lai F3 là 31,65 tháng, sau đó đến bò F2 là 30,37 tháng và thấp nhất ở bò lai F1 là 29,78 tháng. Nhng giữa các nhóm bò lai hớng sữa, tuổi đẻ lứa đầu không thấy có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05). Qua bảng 6 còn cho thấy hệ số biến dị tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai HF tại Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội ở mức trung bình lần lợt theo các nhóm bò lai F1 , F2 , F3 là 13,32; 14,20; 16,43 có xu hớng tăng theo tỷ lệ máu HF.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự (1999) khi nghiên cứu trên đàn bò lai hớng sữa tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai F1 , F2 và F3 lần lợt là 26,78; 27,17; 26,63 tháng. L- ơng Văn Lãng (1983) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò HF ở Sao Đỏ – Mộc Châu – Sơn La là 29,3 tháng. Tăng Xuân Lu (1999) nghiên cứu trên đàn bò lai hớng sữa ở Ba Vì - Hà Nội cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò F1 và F2 lần lợt là 38,47 ± 0,97; 38,37 ±1,13 tháng. Nguyễn Xuân Dũng (2000) đa ra tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò HF ở Trung tâm sữa và giống bò Hà Nội là 35,8 tháng (Trần Trọng Thêm 1986).

Nh vậy, đàn bò lai hớng sữa tại Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội có tuổi đẻ lứa đầu khá tốt, đa số là thấp hơn ở các vùng khác trong cả nớc song cao hơn một ít so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt trên đàn bò lai HF tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thớc đo khả năng sinh sản một cách rõ rệt. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ảnh hởng đến toàn bọ thời gian cho sản phẩm, tới tổng số bê con đợc sinh ra trong một đời bò mẹ. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ chịu tác động của nhiều nhân tố nh: giống, thức ăn, dinh dỡng, chế độ chăm sóc, thời gian phối có chửa lại sau khi đẻ...

Kết quả theo dõi khoảng cách giữa hai lứa đẻ trên ba nhóm bò lai hớng sữa ở Phù Đổng – Hà Nội đợc thể hiện ở bảng 6:

Bảng 6: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ và hệ số giống của đàn bò lai hớng sữa (ngày)

Chỉ tiêu Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Hệ số phối giống Phẩm giống F1 F2 F3 F1 F2 F3 N 30 47 32 35 55 40 X±mx 450 ±12,19 457,70 ±10,66 486,41 ±15,07 1,78 ±0,04 2,08 ±0,05 2,35 ±0,07 SD 66,77 73,05 85,27 0,25 0,34 0,43 Cv (%) 14,82 15,96 17,53 13,81 16,42 18,25 Min 368 375 370 1 1 1 Max 602 681 690 5 6 7

Trung bình khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò cái sữa lai tại Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội có xu hớng tăng dần theo sự gia tăng tỷ lệ máu HF, khoảng cách lứa đẻ thấp nhất ở bò F1 là 450,54 ngày sau đó đến bò F2 là 457,70 ngày, còn cao nhất ở bò F3 486,41 ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm bò lai là không rõ rệt (P>0,05). Hệ số biến dị ở mức trung bình lần lợt cho các loại bò F1; F2 và F3 là 14,82%; 15,96%; 17,53%.

Theo Trần Trọng Thêm (1986), khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò cái sữa lai nuôi ở Nông trờng Phù Đổng lần lợt F1; F2 và F3 là 503; 539 và 593 ngày. Nguyễn Quốc Đạt thông báo kết quả theo dõi về khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh lần lợt là F1; F2 và F3 là 4407; 457; 460,9 ngày. Kết quả này có thấp hơn kết quả của chúng tôi. Đây cũng có thể là do điều kiện nuôi dỡng, chăm sóc và môi trờng ở khu vực ngoại

thành Hà Nội cha đợc tốt. Trong thời gian thực tập và điều trị bò ở khu vực phụ cận Hà Nội, chúng tôi đợc biết đa số ngời chăn nuôi phối giống lại cho đàn bò sữa ở tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3. Song có thể do kỹ thuật phối giống, chất lợng tinh hoặc do nhiều nguyên nhân tác động đã làm cho hệ số phối giống tăng, dẫn đến thời gian phối có chửa lại sau khi đẻ kéo dài làm cho khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bò sữa lai tại khu vực này cao lên.

4.4.4. Hệ số phối giống

Hệ số phối giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nh: chất lợng tinh trùng, kỹ thuật và thời điểm dẫn tinh cũng nh tình trạng sinh lý của gia súc...hệ số phối giống của cả ba nhóm bò cái lai hớng sữa cũng đợc trình bình ở bảng 6.

Qua bảng 6 cho thấy trung bình hệ số phối giống có khuynh hớng tăng theo sự gia tăng tỷ lệ máy HF trong coi lai. Sự khác biệt giữa các loại bò lai h- ớng sữa là khó rõ rệt (p <0,01). Hệ số phối giống thấp nhất ở bò lai F1 là 1,87, sau đó đến bò F2 là 16,42% và thấp nhất là ở bò F1 là 13,81%.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt ở đàn bò cái sữa lai F1; F2 và F3 ở thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn kết quả của chúng tôi và lần lợt là 1,683; 1,938; 2,07. Nguyễn Quốc Đạt cho biết bò lai F3 có biểu hiện động dục gần nh bò HF thuần, thời gian động dục ngắn hơn hai nhóm bò lai F1 và F2.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở phù đổng, gia lâm, hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w