Mục tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 104)

4. Bố cục của đề tài

3.1.1. Mục tiêu

3.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của huyện

Để từng bước thực hiện công cuộc xoá đói, giảm nghèo được nhanh và bền vững, huyện xác định lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo, công nghiệp - tỉểu thủ công nghiệp làm tiền đề. Do vậy trong những năm tới mục tiêu trước mắt tập trung vào sản xuất nông, lâm nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, xoá được đói, giảm được nghèo một cách bền vững tiến tới làm giàu từ sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và ngành nghề khác. Tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo đến năm 2010 ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp bền vững theo hướng phát triển hàng hoá, khai thác tốt thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu HTKT - XH phù hợp với đắc điểm của địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch đã được phê duyệt. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nâng cao dân trí, môi trường sinh thái được bảo vệ, ốn định về chính trị, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2015 – 2020 a, Định hướng phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản

* Ngành trồng trọt

- Cây lúa: Đến năm 2010 lúa vẫn là cây trồng quan trọng của huyện. Diện tích gieo trồng lúa vẫn tăng từ 1.761,5 ha (năm 2005) lên 2.330 ha (năm 2020) để đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Diện tích lúa nương giảm xuống còn 30 ha vào năm 2020 chuyển sang trồng các cây lâu năm. Đến năm 2010, năng suất lúa phấn đấu đạt 41,5 tạ/ha/vụ. Sản lượng lúa đạt trên 8.000 tấn. Chỉ tiêu định hướng cho năm 2020 là năng suất 47 tạ/ha/vụ, sản lượng lúa đạt trên 10.000 tấn.

- Cây ngô: Vẫn được huyện xác định là cây lương thực quan trọng đứng thứ 2 sau cây lúa. Diện tích gieo trồng ngô trong năm 2008: 2.340 ha, trong qui hoạch diện tích ngô sẽ giảm xuống do phát triển diện tích đất lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Dự kiến diện tích ngô năm 2020: 1.880 ha, năng suất ngô dự kiến sẽ đạt 34 tạ/ha (năm 2010) và 40 tạ/ha (năm 2020).

* Ngành chăn nuôi

- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giữ vệ sinh môi trường tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường trong huyện và thị trường Hà Nội, tiến tới xuất khẩu một phần sản phẩm chăn nuôi ra các nước trong khu vực.

- Tập trung phát triển chăn nuôi, để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, xây dựng những vùng chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, xác định chăn nuôi là ngành làm giàu cho nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá tập trung, với các trang trại chăn nuôi bò, lợn quy mô vừa và lớn; Đến năm 2010 chăn nuôi bò tập trung chiếm 40% tổng đàn chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung chiếm khoảng 10 - 15% tổng đàn; chăn nuôi gia cầm vùng tập trung đạt khoảng 30 - 40% tổng đàn.

Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt trên 15 ngàn tấn; năm 2020 đạt trên 16-18 ngàn tấn tương đương bình quân lương thực/người/năm đạt trên 550 kg.

- Cây khoai lang: Diện tích tăng từ 35 ha (năm 2005) tăng lên 50 - 55 ha (năm 2020), sản lượng dự kiến đạt 120 tấn. Khoai lang là cây chủ lực vụ 3, hiện nay có nhiều loại giống khoai lang mới đảm bảo năng suất, chất lượng, đặc biệt thời gian sinh trưởng ngắn ngày hơn.

Các vùng tập trung được bố trí ở xa khu dân cư, có điều kiện nước và xử lý nước thải cũng như chất thải rắn tốt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho công tác kiểm soát, phòng chống dịch (Tại mỗi xã dành từ 2 - 3 điểm để phát triển chăn nuôi tập trung, mỗi điểm chăn nuôi tập trung có quy mô trung bình 15 - 20 ha).

+ Đàn trâu: Xác định là con nuôi có lợi thế của huyện. Tổng đàn trâu tăng từ 7.665 con hiện nay lên 11.654 con (năm 2010) và đạt trên 19.132 con (năm 2020).

Tốc độ tăng đàn từ 5 - 6%/ năm; bán ra ngoài địa bàn huyện từ 1.000 - 1.200 con/năm, tương đương 300 - 360 tấn thịt hơi.

+ Đàn bò: Xác định là con nuôi có lợi thế của huyện. Tổng đàn bò tăng từ 9.970 con hiện nay lên trên 14.770 con (năm 2010) và trên 34.475 con (năm 2020). Tốc độ tăng đàn bình quân trong cả thời kỳ đạt 10 - 11% năm. Với tốc độ tăng đàn này Pác Năm cần có kế hoạch mua thêm con giống từ bên ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đàn lợn: Giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến tăng 5-6 %/năm đạt 27 nghìn con vào năm 2010, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt trên 1.000 tấn. Năm 2020 phấn đấu đưa tổng đàn lợn đạt khoảng trên 43.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 1.800 tấn.

+ Đàn gia cầm năm 2010 đạt 142.000 con, đến năm 2020 phấn đấu đạt 243.000 con. Sản lượng thịt hơi 310 - 370 tấn.

+ Tổng sản lượng thịt hơi toàn huyện đạt trên 1.510 tấn năm 2010 và đến năm 2020 đạt 3.100 tấn.

* Lâm nghiệp: Tạo rừng mới bằng các biện pháp trồng rừng, khoanh

nuôi xúc tiến cùng các biện pháp bảo vệ rừng hiện có nhằm nâng cao độ che phủ rừng lên khoảng 58% năm 2010, phấn đấu 60% vào năm 2020. Góp phần ổn định môi trường, giảm nhẹ thiên tai, điều hoà nguồn nước và khí hậu.

+ Huy động người dân tham gia trồng rừng tập trung từ 7000 - 7.500 ha rừng.

+ Quy hoạch nguồn nguyên liệu tập trung, cung ứng cho nhu cầu làm nhà ở của nhân dân và các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn huyện.

+ Thu hút lao động, phấn đấu đến năm 2020 đưa 30% đến 35% lao động vào kinh doanh nghề rừng (đặc biệt là lao động trong các hộ nghèo), đưa nghề rừng trở thành nghề sản xuất chính cho người dân sống ổn định, phát triển và làm giàu.

+ Đến năm 2020 hoàn thành việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

* Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi cá trong những năm tới không có

biến động nhiều do khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế. Sản xuất thuỷ sản sẽ tập trung vào thâm canh để tăng năng suất nuôi trồng. Dự kiến năng suất thuỷ sản nuôi trồng thuần sẽ tăng từ 0,56 tấn/ha hiận nay lên 1,3 tấn/ha năm 2010 và 1,9 tấn/ha năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b, Định hướng phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng

- Phát triển công nghiệp, TTCN quy mô vừa và nhỏ là chính, lấy công nghiệp khai khoáng và chế biến nông lâm sản làm trọng tâm.

- Chú trọng cải tiến công nghệ, đổi mới trang thiết bi với các cơ sở sản xuất công nghiệp đã có, hiện đang hoạt động. Với các cơ sở công nghiệp chuẩn bị đầu tư xây dựng nên ứng dụng ngay công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại.

- Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công truyền thống. Khuyến khích công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút nhiều lao động.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường để phát triển bền vững. - Thu hút lao động: đạt 7% vào năm 2010, đến năm 2020 lên 15%.

+ Xây dựng các điểm công nghiệp nhằm phát triển sản xuất cho các hộ làng nghề nhất là các hộ chuyển thành công ty đang sản xuất kinh doanh trong làng nghề vào các điểm công nghiệp, có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ở làng nghề được đầu tư vào các cụm điểm công nghiệp.

+ Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hiệp hội nghề, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân vùng nông thôn, hạn chế việc di dân từ vùng nông thôn ra đô thị, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

+ Sớm hoàn thành đề án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề CN- TTCN, dịch vụ.

+ Đào tạo nhân tài, truyền nghề thủ công và đào tạo nghề cho người dân vùng nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tập trung đầu tư phát triển một số mặt hàng có thế mạnh, tạo điều kiện tham gia xuất khẩu.

- Tiếp tục đầu tư các chợ đầu mối nông sản ở trung tâm các huyện. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn.

- Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp trong kinh doanh thương nghiệp.

- Hiện tại trên địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có người Sán Chỉ có những nét văn hoá dân tộc đặc sắc riêng: Trang phục độc đáo, có những lễ hội long trọng (lễ Trưởng thành) và hầu hết trang phục của họ đều tự dệt thủ công rất đẹp,... đây là nét văn hoá mà du khách nhất là khách nước ngoài quan tâm. Mặt khác sau khi tuyến đường sang Na Hang (Tuyên Quang) được mở sẽ hình thành ta du lịch Ba Bể - Bộc Bố - Na Hang,...

- Xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch theo tour, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và tìm hiểu thông tin của du khách.

d, Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội.

Khuyến khích lao động có chất lượng cao chuyển đến làm việc và định cư để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

+ Dự báo giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1,6 %, dân số đạt trên 30 nghìn người vào năm 2010. Giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,76%, đến năm 2020 dân số đạt trên 33 nghìn người.

+ Về cơ cấu tuổi dân số tiếp tục thay đổi theo hướng tiến bộ, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi, tăng tỷ trọng dân số trong tuổi lao động, người già tăng. Như vậy, dân số của cả 3 nhóm tuổi đều tăng về số lượng tuyệt đối do đó nhu cầu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động cũng tăng theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về cơ cấu giới tính dân số cũng thay đổi theo hướng tiến bộ, cân bằng tỷ lệ nam, nữ. Tuy nhiên sự tiến bộ đó chủ yếu ở nhóm tuổi trê, là kết quả của biến đổi theo quy luật tự nhiên.

3.1.2. Dự kiến kết quả thực hiện chương trình 30a đến năm 2020

Mục tiêu đến năm 2015: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13%, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy lợi thế của địa phương, khai thác hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới các xã. Lao động nông nghiệp còn 65% tổng số lao động xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt trên 45%.

Mục tiêu đến năm 2020: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, tăng năng lực cho người dân và cộng đồng, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm, tăng thu nhập để nâng cao đời sống cho người dân. Lao động nông nghiệp còn khoảng 60%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn trên 65%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng cấy 2 vụ, mở rộng diện tích cây rau màu, cây công nghiệp, cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch, cung cấp điện cho hầu hết các khu dân cư, đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần cho người dân. Mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020 của huyện Pác Nặm

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020

1 Tổng số hộ 5.389 5.448 5.490 5.542 5.592 5.639 5.692 6.010

2 Số hộ nghèo theo

chuẩn quốc gia 3.026 2.615 2.196 1.718 1.342 1.015 740 480 3 Tỷ lệ (%) 56,15 48,00 40,00 31,00 24,00 18,00 13,00 8,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Pác Nặm

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả chƣơng trình 30a

3.2.1. Giải pháp chung

Chúng ta đã đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh song điều đáng quan tâm là sự bền vững của nó khi số hộ cận nghèo và số hộ nghèo phát sinh hàng năm còn cao. Vấn đề nâng chuẩn nghèo sẽ đặt ra những nhiệm vụ mới đòi hỏi cần sự tiếp tục vào cuộc và quyết liệt hơn của toàn Đảng bộ và nhân dân. Trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp cụ thể, thiết thực, thực hiện công tác giảm nghèo; phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở vùng cao, vùng sâu.

Điều quan trọng hơn cả là vai trò và sự quyết tâm bứt phá của hộ nghèo. Bởi vẫn còn những hộ nghèo, người nghèo do lười lao động, sử dụng nguồn vốn sai mục đích, còn có tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không có ý thức vươn lên để thoát nghèo.

Vì vậy, rất cần đẩy mạnh công tác tư tưởng trong tư duy thoát nghèo của người nghèo; tiếp tục đẩy mạnh các nguồn lực đầu tư, chú trọng đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho phát triển sản xuất tạo thu nhập; quan tâm đào tạo nghề cho người nghèo cũng chính là một trong những giải pháp hiệu quả, thiết thực để giảm nghèo bền vững. Mục tiêu giảm nghèo nhanh có ý nghĩa hết sức to lớn của giai đoạn 2006 - 2010, chính là nền tảng để công tác giảm nghèo của huyện tiếp tục đạt thành tựu mới hướng mạnh vào mục tiêu nhanh đi đôi với bền vững và nâng cao chất lượng. Dưới đây là nhóm giải pháp chung mà tác giả đề xuất nhằm thựchiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (chương trình 30a).

3.2.1.1. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chương trình 30a

- Cần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng, về mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, từ đó đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và người dân về xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân về trách nhiệm vượt nghèo vươn lên làm ăn khá giả và giàu. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình giảm nghèo, tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiết lập kênh thông tin hai chiều về thực hiện chương trình giảm nghèo từ cơ sở đến cấp tỉnh và ngược lại.

3.2.1.2. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo chương trình từ trung ương đến cơ sở

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)