Giải pháp chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 111)

4. Bố cục của đề tài

3.2.1.Giải pháp chung

Chúng ta đã đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh song điều đáng quan tâm là sự bền vững của nó khi số hộ cận nghèo và số hộ nghèo phát sinh hàng năm còn cao. Vấn đề nâng chuẩn nghèo sẽ đặt ra những nhiệm vụ mới đòi hỏi cần sự tiếp tục vào cuộc và quyết liệt hơn của toàn Đảng bộ và nhân dân. Trong đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp cụ thể, thiết thực, thực hiện công tác giảm nghèo; phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở vùng cao, vùng sâu.

Điều quan trọng hơn cả là vai trò và sự quyết tâm bứt phá của hộ nghèo. Bởi vẫn còn những hộ nghèo, người nghèo do lười lao động, sử dụng nguồn vốn sai mục đích, còn có tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không có ý thức vươn lên để thoát nghèo.

Vì vậy, rất cần đẩy mạnh công tác tư tưởng trong tư duy thoát nghèo của người nghèo; tiếp tục đẩy mạnh các nguồn lực đầu tư, chú trọng đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho phát triển sản xuất tạo thu nhập; quan tâm đào tạo nghề cho người nghèo cũng chính là một trong những giải pháp hiệu quả, thiết thực để giảm nghèo bền vững. Mục tiêu giảm nghèo nhanh có ý nghĩa hết sức to lớn của giai đoạn 2006 - 2010, chính là nền tảng để công tác giảm nghèo của huyện tiếp tục đạt thành tựu mới hướng mạnh vào mục tiêu nhanh đi đôi với bền vững và nâng cao chất lượng. Dưới đây là nhóm giải pháp chung mà tác giả đề xuất nhằm thựchiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (chương trình 30a).

3.2.1.1. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về chương trình 30a

- Cần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng, về mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, từ đó đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và người dân về xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân về trách nhiệm vượt nghèo vươn lên làm ăn khá giả và giàu. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình giảm nghèo, tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiết lập kênh thông tin hai chiều về thực hiện chương trình giảm nghèo từ cơ sở đến cấp tỉnh và ngược lại.

3.2.1.2. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo chương trình từ trung ương đến cơ sở

Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình từ Trung ương đến cơ sở, trong đó quy định về nhiệm vụ của cơ quan thường trực, cơ chế kiểm tra, giám sát, kinh phí quản lý; hướng dẫn việc tăng cường cán bộ về cấp xã; tổ chức thu hút tri thức trẻ tình nguyện, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia các Tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo…để tỉnh có cơ sở triển khai thực hiện; Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ cận nghèo khi mới thoát nghèo để có điều kiện phát triển bền vững.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các hợp phần trong chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; trong quá trình đầu tư cần ưu tiên dành vốn cho những công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2011, tránh đầu tư dàn trải gây thất thoát, lãng phí. Đối với việc sắp xếp công việc cũng như công tác tuyển dụng đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện và đội ngũ tri thức trẻ sẽ đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch UBND xã theo Quyết định 170/QĐ-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ, các sở, ngành chức năng tỉnh Bắc Kạn cần phối hợp chặt chẽ với huyện Pác Nặm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có các cơ chế, chính sách phù hợp để khi tuyển dụng, cán bộ trí thức trẻ sẽ phát huy được trình độ, năng lực trong công tác, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

3.2.1.3. Huy động tối đa các nguồn lực cho chương trình 30a

Thực hiện đa dạng các nguồn vốn để thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện đến năm 2010. Tổng nguồn vốn cần huy động cho chương trình đến 2010 là 38.500 triệu đồng. Trong đó ngân sách Trung Ương là 5740 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ là 19.182 triệu đồng, ngân sách của huyện bố trí cho công tác XĐGN là 1200 triệu đồng, vốn tín dụng là 12.378 triệu đồng.

- Huy động sự tham gia của người dân: Ngoài việc tập huấn cho cán bộ XĐGN, chú trọng tập huấn cho người dân ở các xã nghèo về các nội dung như lựa chọn dự án ưu tiên, tham gia xây dựng kế hoạch ở địa phương, triển khai thực hiện ở thôn bản, tham gia quản lý giám sát và đánh giá chương trình. Thông tin cho người dân đầy đủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về giảm nghèo đảm bảo tính công khai minh bạch: Chính sách ưu đãi về tín dụng; chính sách bảo hiểm về y tế; chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục dạy nghề; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở...Ngoài các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quyết định 134, cần nghiên cứu hỗ trợ cho đồng bào người kinh nghèo từ các nguồn khác như làm nhà đại đoàn kết, giúp nhau vượt khó của Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên...

- Lồng ghép chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn bản khu vực III vào hoạt động của chương trình. Từ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương tăng thu nhập góp phần XĐGN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khuyến khích các hộ vươn lên thoát nghèo thông qua việc tiếp tục duy trì được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo trong vòng 2 - 3 năm sau khi thoát nghèo. Khuyến khích các xã thoát nghèo thông qua việc tiếp tục có một số cơ chế chính sách đầu tư cho các xã này bằng mức 50% - 70% đầu tư cho xã nghèo. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề cho người lao động, các doanh nghiệp tạo việc làm ổn định và thu hút người lao động và đưa người lao động nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bố trí kinh phí hỗ trợ Trung tâm dạy nghề của huyện để đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là người lao động nghèo. Liên kết với các cơ sở dạy nghề ngoài huyện, ngoài tỉnh, tổ chức dạy nghề theo yêu cầu tự tạo việc làm và nhu cầu của thị trường lao động. Huy động nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm, vốn ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp để cho người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài vay.

3.2.1.4. Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp trong quá trình thực hiện chương trình 30a

Việc thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo trong huyện hay không còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình tổ chức thực hiện những mục tiêu, yêu cầu đề ra. Vì vậy trong thời gian tới khi thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo cần có sự phân công, phân cấp một cách rõ ràng.

* Trách nhiệm của các phòng, ban cấp huyện:

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan thường trực chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, chủ trì phối hợp với các phòng, ban liên quan xác định đối tượng hỗ trợ, xây dựng cơ chế chính sách, hướng dẫn các xã xây dựng và thực hiện chương trình, hướng dẫn thực hiện một số dự án, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, dạy nghề cho người nghèo, quỹ hỗ trợ phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cộng đồng, tổng hợp báo cáo tình hình kết quả thực hiện chương trình theo định kỳ.

+ Phòng Tài Chính - Kế hoạch: cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện chương trình. Cấp phát, hướng dẫn và giám sát chỉ tiêu tài chính; phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện chương trình; Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện một số chính sách, dự án thuộc ngành quản lý; phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nghèo và xã, phát triển vùng nguyên liệu xóa đói giảm nghèo; Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn giải quyết việc làm tăng thu nhập để xóa đói giảm nghèo.

+ Ban chỉ đạo chương trình 30a: chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo, phối hợp với các ngành thực hiện các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra quy hoạch và phân bổ lại quỹ đất cho phù hợp; Phòng Y tế: xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chính sách về hỗ trợ y tế; Phòng Giáo dục - Đào tạo: xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục; Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo bố trí cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp.

+ Các phòng, ban có liên quan như: Văn hóa - Thông tin, Tư pháp, Công nghiệp, Hạ tầng kinh, Công Thương, Bảo hiểm xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an, Ban Chỉ huy quân sự... có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo trong phạm vi nhiệm vụ của ngành mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các cơ quan thông tin tuyên truyền như: Đài Phát thanh truyền hình có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; tuyên truyền về tình hình triển khai và kết quả hoạt động của chương trình, thông qua đó nâng cao trách nhiệm về giảm nghèo cho toàn xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Chữ thập đỏ có trách nhiệm tổ chức vận động giáo dục thuyết phục giúp đỡ hội viên của đoàn thể mình, xây dựng kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện chương trình thiết thực có hiệu quả.

* Trách nhiệm của các xã và các hộ nghèo

Chủ động xây dựng chương trình giảm nghèo của địa phương mình, huy động nguồn lực và thực hiện các chỉ tiêu của chương trình theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Nhân dân huyện, ban chỉ đạo huyện và hướng dẫn chuyên môn của các ngành, phân công rõ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm.

Tăng cường sự tham gia của người dân trong mọi hoạt động của chương trình, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã; quản lý nguồn lực; giám sát và đánh giá quá trình thực hiện trên cơ sở thông tin đầy đủ tới người dân về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo, tổ chức cho người dân tham gia các hoạt động, đảm bảo tính công khai, dân chủ và minh bạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần nhận thức đúng về trách nhiệm của mình trong việc giảm nghèo, phải chủ động lập kế hoạch, biện pháp chuyển đổi sản xuất kinh doanh, tự mình vươn lên thoát nghèo không trông chờ ỷ lại vào nhà nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 111)