4. Bố cục của đề tài
2.2.2. Thực trạng triển khai chương trình giảm nghèo nhanh và bền
(chương trình 30a) tại huyện Pác Nặm
2.2.2.1. Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình 30a a, Ban chỉ đạo tại huyện Pác Nặm
Thực hiện Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hướng dẫn số: 802/BKH-KTĐP< ngày 11/02/2009 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009-2020 và các văn bản chỉ đạo của tỉnh, ngày 24/02/2009 Ban thường vụ huyện uỷ ra Quyết định số 1453-QĐ/HU về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của huyện do đồng chí Bí thứ huyện uỷ làm trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện làm phó Ban; lãnh đạo các phòng, ban: Phòng LĐ-TB&XH, Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp - PTNT, Nội vụ, TNMT, Văn hoá - TT, Giáo dục - Đào tạo, Ban quản lý các dự án, Phòng Tư pháp, Ngân hàng CSXH, UBMTTQ, các đoàn thể và Bí thư Đảng uỷ 10 xã làm thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tổ chức triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn đảm bảo đúng tiến độ kế hoạc đề ra, chỉ đạo các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức thực hiện, báo cáo định kỳ, đột xuất cho BCĐ kịp thời có hướng giải quyết.
+ Tổ chức giao ban định kỳ kiểm điểm tiến độ triển khai thực hiện, trực tiếp chỉ đạo, kịp thời có biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến quá trình triển khai ở cơ sở.
+ Tổ chức phê duyệt đề án xã, kế hoạch thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững của các xã theo yêu cầu tiến độ kế hoạch đề ra.
+ Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trong giai đoạn từ nay đến 2015;
+ Triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hoạt động của các ngành và UBND các xã về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững;
+ Phối hợp hoạt động của các cơ quan, đoàn thể nhân dân; lồng ghép, phối hợp các chương trình kế hoạch và nguồn lực của công tác giảm nghèo nhanh và bền vững;
+ Điều tra khảo sát phân loại hộ nghèo trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các Chương trình, dự án giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh và Trung ương theo quy định. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Tham mưu giúp UBND xã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo trên địa bàn xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp giảm nghèo của xã trên cơ sở kế hoạch giảm nghèo huyện và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khi xây dựng phải căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy, hội đồng nhân dân xã.
+ Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và công nhận. Khảo sát xác định nguyên nhân, tình trạng nghèo, lập danh sách, phân loại theo từng nhóm hộ để quản lý và có giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và đồng thời ra Quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ phụ trách địa bàn xã thực hiện Nghị quyết 30a của huyện. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, giúp BCĐ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc huyện Pác Nặm xây dựng Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; nhiệm vụ cụ thể của từng tổ viên do Tổ trưởng phân công.
b, Kết quả hoạt động của ban chỉ đạo
Nhìn chung, nếu năm đầu tiên do vừa phải hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành vừa triển khai thực hiện chương trình nên còn có những khó khăn, vướng mắc thì đến nay công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a của huyện đã đi vào nề nếp. Tuy mức độ, phạm vi áp dụng chính sách ở mỗi xã có khác nhau do đặc điểm riêng, nhưng hầu hết các chính sách nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đều đã được triển khai thực hiện và đã đạt được sự chuyển biến đáng kể về đời sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng ở các huyện nghèo. Cả huyện đã hoàn thành 100% việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo, công tác giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tiếp tục được mở rộng; hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ học nghề, tìm việc làm, xuất khẩu lao động tăng khá; các chính sách hỗ trợ người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghèo về y tế, giáo dục được triển khai có hiệu quả; hạ tầng kinh tế, xã hội các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và cải thiện rõ rệt. Huyện đã triển khai có hiệu quả Chương trình 30a đến từng thôn, bản.
Các Doanh nghiệp tiếp tục hưởng ứng sự vận động của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tinh thần trách nhiệm cao trong việc cam kết giúp đỡ huyện nghèo với nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.
Tỉnh đã chỉ đạo sát sao, tăng cường phân cấp và trao quyền chủ động cho cấp huyện, cấp xã trên cơ sở thực hiện việc công khai, minh bạch về chính sách, mở rộng dân chủ, huy động sự tham gia và giám sát của người dân. Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã có sự phối hợp tốt trong hoạt động, chỉ đạo theo chức năng của mình. Huyện đã thực hiện được việc ưu tiên bố trí vốn cho các chính sách, hạng mục công trình tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong khi thực hiện chương trình vẫn còn một số hạn chế sau:
- Cơ quan thường trực Chương trình 30a còn thiếu chuyên môn; tiến độ giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chậm so với kế hoạch; việc đầu tư các công trình còn dàn trải.
- Việc triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo đang gặp khó khăn, do đây là loại công việc cần rất nhiều thời gian, nhân lực và cả kinh phí để hướng dẫn người nghèo làm thủ tục, kiểm tra, xét duyệt trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhưng ở huyện cũng như xã đều thiếu cán bộ và không có kinh phí hoạt động, do đó so với nhóm chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì đây là nhóm chính sách khó thực hiện hơn, chậm hơn.
- Tính chủ động ở nhiều xã còn hạn chế, công tác rà soát các hộ nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng, xác định nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi/ trồng trọt); xác định quỹ đất khai khoang, phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hóa, trong vấn đề vận động các doanh nghiệp hỗ trợ cho huyện … còn lúng túng hoặc chưa quan tâm đúng mức.
- Nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ cấp huyện và nhất là cấp xã cũng như nhận thức của người dân về chương trình này còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại còn nặng nề; công tác tổ chức tuyên truyền chưa đạt yêu cầu. Sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng chưa thực sự rõ nét.
- Thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện vẫn phải đảm nhiệm, công việc tăng thêm nhiều nhưng không được thêm người nên gặp rất nhiều khó khăn.
- Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo từ tỉnh xuống đến huyện chưa được bố trí, ảnh hưởng rất nhiều đến triển khai các nhiệm vụ của chương trình.
2.2.2.2. Tình hình triển khai chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Pác Nặm
* Quy trình triển khai
- Các tổ công tác từ huyện tăng cường họp dân từ các thôn, xã thông báo tinh thần nghị quyết 30a và lấy ý kiến của người dân về những yêu cầu, mong muốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và hiệu quả nhất tại địa phương mình.
- Xã lập tờ trình về việc phê duyệt đơn vị khảo sát, báo cáo kinh tế kỹ thuật - dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu gửi UBND huyện.
- Huyện tổng hợp số lượng, nhu cầu hỗ trợ của hộ nghèo, tiến hành khảo sát, thẩm tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nội dung triển khai: Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững được thực hiện trên địa bàn huyện Pác Nặm với các chương trình sau:
- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. - Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng. - Chính sách cán bộ đối với huyện nghèo.
- Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí.
Qua hơn một năm triển khai chương trình 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn huyện về cơ bản đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân, chính sách phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương chính sách của Đảng bước đầu đi vào cuộc sống của người dân, tạo động lực thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chương trình đã phát huy được hiệu quả, đóng góp vào công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương, tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm rõ rệt, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 49,10%; các hoạt động kinh tế, xã hội chuyển biến tích cực. Qua đó đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã từng bước tích luỹ kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, môi trường sinh thái dần được cải thiện, tình hình quốc phòng - an ninh luôn được giữ vững.
2.2.2.3. Kết quả thực hiện chương trình
Pác Nặm là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước theo số liệu thống kê năm 2006, với 3.112 hộ nghèo trên tổng số 5.148 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo tương đương là 60,45%. Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 3.026 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tương đương còn 56,15%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua hơn 1 năm thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, kết quả thực hiện từng chương trình của dự án được khái quát như sau:
a, Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng.
Năm 2009, huyện Pác Nặm được giao 28.000 triệu đồng, gồm 25.000 triệu đồng vốn đầu tư và 3.000 triệu đồng vốn sự nghiệp. Năm 2010 huyện được giao 25.000 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 20 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 5 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển được sử dụng vào 2 nội dung chính là đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư khai hoang, phục hóa đất sản xuất.
Tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện qua 2 năm 2009 - 2010 được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Tình hình giải ngân vốn đầu tƣ phát triển năm 2009 - 2010
Công trình Số lƣợng Kinh phí (tr.đồng) 2009 2010 Năm 2009 Năm 2010 KH TH TH/KH KH TH TH/KH 1. Điện 3 4 5.811,2 1.072 94,6 5.499 892 83,2 2. Giao thông 8 16 8.758,4 10.765 81,8 7.161,7 5.435 50,48 3. Thủy lợi 13 15 9.430,4 7.463 53,4 5.035,8 3.752,3 50,27 4. Sửa chữa, XD nhỏ 10 1 1.000 200 80,35 803,5 200 100 5. Nước SH 5 500 500 100 Tổng 34 25.000 20.000 74 18.500 10.779,3 53,9
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Pác Nặm
Cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế. Nhận biết được tầm quan trọng đó do chương trình đã chọn cơ sở hạ tầng làm lĩnh vực đầu tư chiến lược. Chương trình tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông và thủy lợi vì hiện nay ở huyện chỉ có 6/10 xã có đường giao thông. Các xã còn lại chủ yếu là đường đất do dân tự làm nên việc đi lại rất khó khăn, nhất là khi trời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mưa lũ. Hệ thống thủy lợi của huyện đa phần là các công trình nhỏ, quy mô tưới ít. Sau 2 năm thực hiện, đã có 28 công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, đảm bảo hệ thống tưới tiêu và mang lại lợi ích lớn trong sản xuất kinh doanh toàn huyện. Kết quả giải ngân năm 2010 chỉ đạt 74% kế hoạch do quá trình triển khai kéo dài, tiến độ thi công phải giãn nhiều lần do gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng… ảnh hưởng lớn đến việc giải ngân. Đến nay cơ bản các công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg,
huyện đã hoàn thành hỗ trợ và đưa vào sử dụng 410/410 nhà, với tổng kinh phí thực hiện 3.444 triệu đồng, trong đó vay thông qua Ngân hàng CSXH là 2.864 triệu; Tập đoàn Bảo Việt hỗ trợ 2.050 triệu đồng.
Về vốn đầu tư khai hoang, phục hoá đất sản xuất được tổng hợp qua
bảng sau:
Bảng 2.12: Kết quả thực hiện khai hoang, phục hóa đất sản xuất năm 2009 - 2010
Chỉ tiêu Số lƣợng (ha) Kinh phí (tr.đồng)
2009 2010 2009 2010
Diện tích khai hoang 10,202 33,56 91.703 335.603
Diện tích phục hóa 2,557 11,09 23.102 55.448,5
Tổng 12,759 44,65 114.805 391.051,5
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Năm 2009 dựa trên kết quả nghiệm thu xã Bộc Bố, An Thắng, Cao Tân, huyện tiến hành thẩm định danh sách diện tích các hộ thực hiện và trình UBND huyện phê duyệt (trong đó diện tích khai hoang: 10,202 ha; diện tích phục hoá đất sản xuất: 2.557 ha) với kinh phí thực hiện 114.805.000đ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đến năm 2010cơ quan chuyên môn đã tiến hành nghiệm thu tại xã Bộc Bố, Nghiên Loan, Nhạn Môn, Bằng Thành, Cổ Linh với diện tích: 44,65 ha gồm có 485 hộ thực hiện tổng kinh phí thực hiện 391.051.500đ trong đó:
+ Diện tích khai hoang: 33,56 ha, có 359 hộ tham gia, kinh phí thực hiện: 335.603.000đ.
+ Diện tích phục hoá: 11,09 ha, có 126 hộ tham gia kinh phí thực hiện: 55.448.500đ.
Sau 2 năm thực hiện đã có 12,759 ha diện tích đất khai hoang; 44,65 ha diện tích đất phục hóa góp phần không nhỏ trong việc mở rộng đất sản xuất và tăng trưởng kinh tế của huyện.
b, Chương trình hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
Chương trình này hỗ trợ trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt, chương trình đã mở các lớp tập huấn về cách nhận biết và phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen và chuột hại trên cây trồng tại 10 xã được 25/25 lớp, có 776 hộ nông dân tham gia tập huấn và xây dựng các mô hình khuyến nông. Các mô hình khuyến nông đã được thực hiện trên địa bàn huyện trong năm 2009 - 2010 được tổng hợp ở bảng 2.14. Các mô hình khuyến nông chủ yếu là mô hình trồng các loại cây vụ đông nhằm mở rộng mùa vụ do người dân ít canh tác vào mùa đông nên