Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 47)

4. Bố cục của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý

Huyện Pác Nặm có tổng diện tích tự nhiên là 47.539 ha nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Kạn, trung tâm huyện lị cách thị xã Bắc Kạn 90 km về phía nam.

- Phía Đông Pác Nặm giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng; - Phía Tây Pác Nặm giáp huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang; - Phía Nam Pác Nặm giáp huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Bắc Pác Nặm giáp huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. Với vị trí địa lý ở cực bắc của tỉnh, giáp ranh với tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, cách xa thủ đô, thị xã khiến việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, dân trí chưa cao.

b, Đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Theo kết quả kiểm kê diện tích các loại đất của huyện Pác Nặm từ năm 2007 - 2009 thể hiện ở bảng 2.1. Qua bảng số liệu ta có thể thấy tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện là 4.447,49 ha, chiếm 9,35% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là: 3.987,4 ha chiếm tới 89,66% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Do là một huyện vùng núi, địa hình phức tạp, độ chia cắt lớn, độ dốc cao, tầng đất canh tác mỏng nên diện tích đất đưa vào sản xuất nông nghiệp hạn chế. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất có khả năng lâm nghiệp (trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng). Diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn ít, điều kiện khai thác tương đối khó khăn và nếu có đưa vào thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày thích hợp cho vùng núi cao (như chè tuyết shan, hồi, quế…). Đất lâm nghiệp toàn huyện là 35.214,4 ha.

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của huyện Pác Nặm năm 2007 - 2009

ĐVT: Ha

STT Nội dung 2007 2009

So sánh

±∆ ±(%)

TÔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 47.539 47.539 0 100

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 23.998,65 39.661,89 15.663,24 165,23

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.408,39 4.447,49 39,1 100,89

1.2 Đất lâm nghiệp 19.590,26 35.214,4 15.624,14 179,75 1.2.1 Đất rừng phòng hộ 9.028,75 8.958,9 -69,85 99,23 - Đất có rừng 5.787 5.068,1 -718,9 87,58 + Rừng tự nhiên 5.783 4.978,1 -804,9 86,08 + Rừng trồng 4,1 90 85,9 2.195,12 - Đất chưa có rừng 3.241,35 3.890,8 -320.244 1,20 1.2.2 Đất rừng sản xuất 10.561,51 26.255,5 15.693,99 248,59 - Đất có rừng 6.606,6 7.522,41 915,81 113,86 + Rừng tự nhiên 6.265,7 6.265,7 0 100 + Rừng trồng 340,9 1.256,71 915,81 368,64 - Đất chưa có rừng 3.954,91 18.733,09 14.778,18 473,67

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 957,48 1.028,49 71,01 107,41

3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 22.582,87 6.848,62 -15.734,3 30,33

Trong đó, đất có khả năng đưa vào

sử dụng (chủ yếu là đất đồi núi) 22.169,33 6.435,08 -15.734,3 29,02

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Pác Nặm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đất trồng cây hàng năm 49% Đất trồng cây lâu năm 30% Đất nuôi trồng thủy sản 2% Đất khác 19% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 1 Đất ở Đất chuyên dùng Đất xây dựng trụ sở uy ban xây dựng công trình Đất quốc phòng, an ninh Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Đất sử dụng vào mục đích công cộng

Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2009

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp năm 2009

Nhóm đất phi nông nghiệp theo kết quả điều tra năm 2009 là 1.028,49 ha chiếm 6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm: đất ở; đất chuyên dùng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất nghĩa trang, nghía địa; đất sông suối và mặt đất chuyên dùng.

Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất rừng, đất có khả năng lâm nghiệp (trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng). Diện tích đất có khả năng nông nghiệp rất ít, khai thác tương đối khó khăn. Đất chưa sử dụng: 22.570,75 ha, chiếm 47,48% tổng diện tích tự nhiên thì trong đó: Đất bằng chưa sử dụng: 37,3ha.; đất đồi chưa sử dụng: 22.119,11ha; đất đá không có rừng cây: 413,54ha.

Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất rừng, diện tích đất có khả năng nông nghiệp rất ít, điều kiện khai thác tương đối khó khăn.

c, Địa hình

Địa hình núi cao, có độ dốc lớn, đất nông nghiệp ít, nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang. Khu vực thượng nguồn sông Năng hẹp, độ dốc bình quân 3%. Ngoài các mạch núi chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam. Phía Bắc - Tây Bắc huyện Pác Nặm có những đỉnh núi cao nhất tỉnh Bắc Kạn như: đỉnh Phja Giạ tiếp giáp với Hà Giang và Tuyên Quang cao tới l.640m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên dãy Phja Bjooc nhiều đỉnh cao hơn 1.300m như ngọn Phja Ieng (l.527m), Phja Bjooc (l.502m), ngọn Pú Bình (l.404m), Khau Tàng (1.359m). Với đặc thù là huyện miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 400 - 1200 m so với mặt biển, huyện Pác Nặm gặp khó khăn trong việc xây dựng đường sá thông thương giữa các xã, đặc biệt là những xã vùng cao.

d, Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Huyện Pác Nặm có hệ thống sông suối khá dày đặc, có 3 sông lớn: sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm hơn 40 con suối lớn nhỏ khác nhau: Nặm Khiếu, Khuổi Tuốn, Khuổi Mạn, Khuổi Keo, Nà Trang, Nà Lại,… Hệ thống sông ngòi như trên giúp cho lưu lượng nước tưới tiêu được đảm bảo, thủy lợi được chú trọng phát triển trồng trọt, chăn nuôi, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Pác Nặm nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 màu trong năm, mùa khô thường từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, do ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao nên mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, do bị ảnh hưởng bởi địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Lượng mưa trung bình tại Pác Nặm khoảng 1.346 mm/năm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4-7, tổng lượng mưa của 4 tháng này chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa cả năm, các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ. Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên đã gây khó khăn (sạt lở đất, lũ quét, hạn hán,…) trong việc phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22oC -28oC, nhưng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các mùa và các tiểu vùng. Trong tháng 1 và tháng 12 thường có sương muối kéo dài 7 đến 10 ngày, đôi khi còn xuất hiện băng giá với nhiệt độ dưới 0oC. Độ ẩm không khí trung bình 84 - 85%. Khí hậu khắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệt và lượng mưa ít, thiên tai là những nguyên nhân khiến kinh tế huyện kém phát triển.

e, Giao thông, thủy lợi

Hiện nay toàn huyện có 37km đường liên huyện (trục đường 258B) đi qua xã Nghiên Loan, Xuân La, Bộc Bố, Giáo Hiệu, Công Bằng và tuyến đường liên xã Bộc Bố - Cổ Linh dài 15 km được giải nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, còn lại các tuyến đường từ huyện đi xã An Thắng 35 km, Bằng Thành 15 km, Cao Tân 21 km, Nhạn Môn 6 km, đường vẫn còn giải cấp phối. Trong đó tuyến đi Bộc Bố - Bằng Thành, Bộc Bố - Cao Tân chỉ đi lại được trong mùa khô, mùa mưa đi lại rất khó khăn, hệ thống sông suối nhiều, hệ thống cầu cống tràn chưa được đầu tư, khi nước sông suối lên cao mưa kéo dài gây sạt lở.

Hệ thống đường liên xã và đường liên thôn ngoài trục đường Nghiên Loan - An Thắng và trục đường Cổ Linh - Cao Tân đã được Nhà nước đầu tư vốn để làm đường cấp phối, còn lại chủ yếu là đường đất do dân tự làm với chiều rộng mặt đường từ 1,2 m đến 1,5 m, chủ yếu đi lại được trong mùa khô. Hệ thống đường liên tỉnh hiện nay có tuyến đường Bộc Bố - Bằng Thành thông đến xã Sơn Lộ huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng năm 2007 được thông xe kỹ thuật, mùa khô có thể đi lại được.

Hệ thống thủy lợi của huyện đa phần là các công trình nhỏ, quy mô tưới ít. Đến năm 2009 toàn huyện có đến 90 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, diện tích tưới trên 50% tổng diện tích lúa của huyện. Các hệ thống đập và kênh tưới từ nhiều năm nay thường xuyên được cải tạo thực hiện kiên cố hóa kênh mương trong thời gian qua toàn huyện đã được đầu tư xây dựng 20,8 km kênh cứng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)