Là dãy các cặp oxi hoá khử được sắp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại và giảm dần tính khử của KL
Ion KL : tính oxi hoá tăng
K+ Na+Ca2+Mg2+Al3+Zn2+Fe2+ Ni2+Sn2+H Cu2+Fe3+Hg22+Ag+ Pt2+Au3+
K NaCa Mg Al Zn Fe Ni Sn H Cu Fe Hg Ag Pt AuKL: tính khử tăng KL: tính khử tăng
Giữ 2 cặp oxi oxi hoá khử sẽ xẩy ra phản ứng theo chiêù chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn
ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ CÁCH CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
-Ăn mòn Kl là sự phá huỷ KL hoặc hợp kim do tác dụng hoá học của mt xung quanh - Có hai loại ăn mòn chính : Ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá
- Bản chất: giống nhau ở chỗ đều là quá trình ôxi hoá khử , khác nhau ở chỗ ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện - Điều kiên để có sự ăn mòn điện hoá:
+ cặp điện cực khác nhau ( KL không ngchất)
+ Cặp điện cực tiếp xúc với dd chất điện li (trực tiếp hoặc gián tiếp) + Cặp điện cực này cùng tiếp xúc với mt chất điện li.
- Ở cực âm kim loại có tính khử mạnh hơn, cực dương là KL có tính khử yếu- KL có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn. - KL có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn.
- Có 4 pp dùng để chống ăn mòn: Cách li Kl với mt, dùng hợp kim chống gỉ, dùng chất chống ăn mòn, dung PP điện hoá điện hoá
ĐIỀU CHẾ:
Nguyên tắc điều chế KL: khử các ion KL thành KL tự do M- ne → Mn+
Có 3 Phương pháp điều chế:
- Phương pháp thuỷ luyện: Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu- Phương pháp nhiệt luyện: Fe2O3 +3CO → 2Fe + 3CO2 - Phương pháp nhiệt luyện: Fe2O3 +3CO → 2Fe + 3CO2
- Phương pháp điện phân: NaCl dpnc →Na +Cl2 4AgNO3+2H2O →dp 4Ag +4HNO3 +O2
--- A. Bọt khí H2 thoát ra trên thanh Zn, Zn tan dần. B. Bọt khí thoát ra trên thanh Cu.
C. dung dịch chuyển màu xanh. D. Cả B và C.
5. Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hy sinh:
A. Na B. Zn C. Sn D. Cu
6. Tại sao có thể dùng Zn để phủ lên Fe để chống gỉ cho Fe? Nguyên nhân nào sau đây là hợp lý? A. Zn không phản ứng với oxi không khí.
B.Zn trơ với các tác nhân oxi hoá ở điều kiện thường. C. Zn phản ứng với oxi không khí tạo lớp oxit ZnO mìn, bền. D. Nếu xảy ra năm mòn điện hoá, Zn là cực âm ( anốt) hy sinh.
7. Cuốn một sợi dây thép vào một thanh kim loại rồi nhúng vào dd axit H2SO4 loãng. Quan sát thấy sợi dây thép thoát ra rất mạnh từ sợi dây thép. Thanh kim loại có thể là kim loại nào trong các kim loại sau đây?
A. Mg B. Sn C. Cu D. Pt
8. Trường hợp nào sau đây là bảo vệ kim loại, chống ăn mòn bằng phương pháp điện hoá? A. Phủ sơn epoxy lên các dây dẫn bằng đồng.
B. Phủ thiếc lên bề mặt thanh sắt để trong không khí. C. Phủ một lớp dầu mở lên các chi tiết máy bằng kim loại. D. Gắn các thanh Zn lên chân cầu bằng thép ngâm dưới nước.
9. Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại? A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hoá khử. C. Phản ứng phân huỷ. D. Phản ứng hoá hợp.
10. Phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại dùng trong công nghiệp, để diều chế: A.Kim loại như: Na, K, Ca… B. Kim loại như: Al, Zn, Sn…
C. Kim loại như: Fe, Zn, Sn,… D. Có thể dùng pp nhiệt luyện để điều chế mội kim loại 11. Liên kết kim loại là :
A.là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các e tự do. B. Liên kết được hình thành do sự cho và nhận e giữa các nguyên tử kim loại.
C. Liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện của ion dương kim loại này với ion âm kim loại kia. D. Là liên kết được hình thành do sự góp chung e giữa các nguyên tử kim loại.
12.Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là:
A. Tác dụng với axit là giải phóng khí H2 và muối. B. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn. C. Tính khử. D. Tác dụng với phi kim.
13. Dãy điện hoá của kim loại là một dãy những cặp oxi hoá khử của kim loại được sắp theo chiều: A. Tính oxi hoá của các ion kim loại tăng dần. B. Tính khử của các kim loại tăng dần. C. Tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần. D. A và B đúng.
14. Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hoá học trực tiếp của môi trường xung quanh đựoc gọi là:
A. Sự ăn mìn kim loại. B. Sự ăn mòn điện hoá
C. Sự ăn mòn hoá học D. Sự oxi hoá kim loại.
15. Điều kiên để xảy ra sự ăn mòn điện hoá là:
A. Các điện cực phải khác nhau. B. Các điện cực phải tiếp xúc nhau. C.Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li. D. Cả A, B và C.
16.Dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion các kim loại khác trong dd muối. thì pp đó gọi là: A. Thuỷ luyện B. Thuỷ phân C. nhiệt luyện D. Điên phân.
17.Kim loại nào sau đây để bảo vệ các thiết bị bằng thép đặt trong không khí ẩm?
A. Ag B. Zn C. Pb D. Cu
18.Có 4 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng dd H2SO4 loãng mà không dùng thêm bất kỳ hoá chất nào khác thì có thể phân biệt được nhũng kim loại nào?
A. Ba, Mg, Fe và Mg B. Ag và Ba C. Ag, Mg và Ba D. Ba và Ag
19. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ không nhãn: CaCl2, MgCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl. Dùng kim loại nào sau đây để phân biệt 5 dung dịch trên?
A. Na B. Mg C. Al D. Cu
20.Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng Cu dư thu được dd X. Cho dung dịch X tác dụng với sắt dư. Các chất oxi hoá đã tham gia lần lượt là:
--- A. Fe3+ B. Cu2+C. Fe2+ và Cu2+ D. Fe3+ và Cu2+
21. Để bảo vệ vỏ tàu biển, chế tạo bằng thép, người ta dùng phương pháp nàp sau đây ? A. Cách li kim loại với môi trường. B. Dùng chất ức chế sự ăn mòn
C. Dùng pp điện hoá D. A và C đèu được sử dụng
22.Một sợi dây Cu nối với một dây Al để trong không khí ẩm. hiện tượng nào sẽ xảy ra ở chỗ nối 2 dây kim loại trên sau một thời gian?
A. Không có hiện tượng gì?
B. Dây Al bị ăn mòn điện hoá và chỗ nối dây bị đứt về phía Al. C. Dây Cu bị ăn mòn điện hoá và chỗ nối dây bị đứt về phía Cu. D. Cả 2 dây đều bị đứt cùng một lúc.
23. Cho 3 chất sau đây: Al, Al2O3, Mg. Có dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết mỗi chất? A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. Dung dịch Ba(OH)2 D. B và C đều đúng.
24. Có 4 kim loại Al, Mg, Fe và Cu. Kim loại nào tác dụng vơí dung dịch HCl, dung dịch NaOH mà không tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nguội?
A. Mg B. Al C. Fe D.Cu
25. Kim loại nào sau đây có thể đều chế bằng pp điện phân nóng chảy oxit của nó?
A.Fe B. Cu C. Al D. Ag
26. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là :
A. tác dụng được với dung dịch axit. B. Dễ nhường e để trở thành ion dương. C. Thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học. D. Cả B, C đều đúng.
27. Khi hoà tan Al vào dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hòa tan nhôm sẽ là: A. Xảy ra chậm hơn. B. Xảy ra nhanh hơn. C. Không thay đổi. D. Tất cả đều sai.
28. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag vào các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là:
A. 1 B.2 C. 3 D.4
29. Có 4 kim loại Mg, Al, Fe, Cu và 5 dd ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào khử được 4 dung dịch trên?
A. Fe B. Mg C. Al D. Tất cả đều sai.
30. Những tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim được xác định bởi yếu tố nào sau đây?
A. Mạng tinh thể kim loại? B.Các e tự do C.Các ion dương kim loại D.Tất cả đều sai. 31. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất?
A. Bột Fe dư, lọc. B. Bột Al dư, lọc C. Bột Cu dư, lọc. D. Tất cả điều sai. 31.Để phân biệt 4 các chất rắn Al, Al2O3, Mg trong các ống nghiệm mất nhãn ta dùng dung dịch:
A. HCl loãng B. HNO3 đặc, nóng. C. H2SO4 loãng D. NaOH đặc. 32. Để tinh chế Ag từ hỗn hợp Ag và Cu ngưòi ta chỉ cần dùng
A.dung dịch HNO3 B.dung dịch H2SO4 C.dung dịch HCl và O2 D.dung dịch CH3COOH 33. Người ta có thể dùng thùng bằng Al để đựng axit
A. HNO3 loãng, nóng. B. HNO3 loãng, nguội. C.HNO3 đặc, nguội. D. HNO3 đặc, nóng 34. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M, để ngoài không khí ẩm. Vậy M là:
A.Cu B. Mg C. Al D. Zn
35.Khi cho luồng khí hidro ( có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng cho đến khi phản ứng xảy hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là:
A. Al2O3, FeO, CuO, Mg B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al, Fe, Cu, MgO. 36.Kim loại Zn có thể khử được nhũng ion nào sau đây?
A. H+ B. Na+ C. Mg2+ D. Al3+
37. Bột Cu có lẫn tạp chất Zn và bột Pb. Dùng hoá chất nào sau đây để có thể loại bỏ được tạp chất: A. Dung dịch Cu(NO3)2 dư. B. Dung dịch Pb(NO3)3 dư
C. Dung dịch ZnSO4 dư D. Dung dịc AgNO3
38. Bột Ag có lẫn tạp chất Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây để có thể loại bỏ được tạp chất: A. Dung dịch FeCl2. B. Dung dịch FeCl3
C. Dung dịch CuCl2 D. Dung dịch AgNO3
39. Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo đúng chiều họat động hoá học tăng dần: A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
--- C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
40.Cho các cặp chất sau: Al- Fe, Cu-Fe, Zn-Cu tiếp xúc với dung dịch chất điện ly thì chất nào đóng vai trò là cực âm khi quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra?
A. Al, Fe, Zn B. Fe, Zn, Cu C.Fe D. Al, Cu, Zn
41.Có các trường hợp sau:
(1) Để vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
(2) Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
(3) Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH, Cl2, tiếp xúc với Cl2 ở nhịêt độ cao. (4) Tôn lợp nhà bị xây xát tiếp xúc với không khí ẩm.
Trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hoá ?
A. (1) và (3). B. (2) và (3) C. (1), (2) và (3) D. (1) (2) và (4)
42. Cho đinh sắt vào dd H2SO4 loãng, có khí bay ra……….………... cho vào dung dịch vài giọt CuSO4 khí bay ra ………
A. chậm, chậm hơn. B. chậm, nhanh hơn. C. nhanh, nhanh hơn D. nhanh, chậm hơn. 43.Thép để trong không khí ẩm rất dễ bị ăn mòn. Người ta bảo vệ thép bằng cách:
A. Gắn thêm một mẫu Zn hay Mg vào thép. B. Mạ một lớp kim loại như Zn hoặc Cr vào bề mặt thép. C. Bôi một lớp dầu mở ( paraphin) lên bề mặt thép. D. A,B,C đều đúng.
44. Người ta nối những thanh Zn hay Mg vào thân vỏ tàu biển ở phần ngập trong nước biển để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn là do:
A. Zn hay Mg đóng vai tro là cực âm bị ăn mòn thay cho sắt trong quá trình ăn mòn điện hóa. B. Zn hay Mg và sắt tạo ra một hợp kim chống ăn mòn.