Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis C7 được phân lập từ đất và được giữ giống tại phòng thí nghiệm vi sinh, Khoa Công nghệ thực phẩm. Bacillus subtilis C7 có khả năng sinh enzyme ngoại bào (amylase, cellulase) do đó nó được lựa chọn để ủ với bã sắn nhằm thủy phân tinh bột và cellulose.
2.1.2. Bã sắn
Sau quá trình chế biến tinh bột sắn, bã sắn được thu nhận và làm khô đến hàm lượng ẩm từ 10÷11% để tiến hành nghiên cứu.
2.1.3. Đậu nành
Trong hạt đậu nành có các thành phần hóa học sau : protein (40%), lipid (12÷25%), glucid (10-15%) ; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F ; cellulose.
Đậu nành được được tiến hành phân loại để loại bỏ các hạt bị hư hỏng, sâu mọt, sau đó tiến hành sấy khô đến hàm lượng ẩm khoảng 10÷11%, xay nhỏ để sử dụng cho nghiên cứu.
2.1.4. Cám gạo
Trong qui trình xay xát và chế biến gạo, sau khi thu được sản phẩm chính là gạo thì còn một sản phẩm phụ có giá trị khá cao đó là cám gạo.
Dùng cám tốt, cám mới không có dư vị chua hay đắng, không có mùi hôi. Độ ẩm của cám không quá 15%.
Cám gạo được sử dụng có độ ẩm khoảng 14 %.
2.1.5. Rỉ đường
Rỉ đường hay rỉ mật, mật rỉ, mật rỉ đường, còn được gọi ngắn gọn là mật, là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường (đường mía, đường nho, đường củ cải).
Trong rỉ đường mía còn một lượng đường nhỏ. Không giống như trong đường tinh luyện, rỉ đường chứa một lượng vết vitamin và một lượng đáng kể một số chất khoáng như canxi, magie, kali và sắt.
Rỉ đường được mua ở Công ty cổ phần đường Ninh Hòa. Có độ ẩm 48% và bảo quản nơi khô ráo trong phòng thí nghiệm để sử dụng cho nghiên cứu.
2.1.6. Các hóa chất
Sử dụng các hóa chất tinh khiết dùng cho thí nghiệm và môi trường nuôi cấy. H2SO4, NaOH, HCl, NaCl, Tinh bột, Glucose, Thuốc thử Lugol, Agar, CMC, Acid dinitrosalicylic (DNS), Sodium potassium tartrate , Thuốc nhuộm Congo Red.