4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TX Bắc Kạn đến năm 2020 và Báo cáo đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015 [13] tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TX đang ngày một phát triển cụ thể như sau:
a) Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của thị xã đã có những chuyển biến tích cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của thị xã.
Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 - 2013 của thị xã đạt 19,1% (tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,2%), trong đó: ngành thương mại, dịch vụ tăng 21,71%; ngành công nghiệp – TTCN tăng 21,35%; ngành nông, lâm nghiệp tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6,33%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,61%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 96.546 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ và tiêu dùng xã hội trên địa bàn đạt 368 tỷ đồng; trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 4.688 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng/người/năm.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì cơ cấu kinh tế cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm tương đối ngành nông nghiệp.
Tỷ trọng thương mại – dịch vụ trong GDP tăng từ 42,20% năm 2009 lên 54,00% năm 2013. Như vậy sau khoảng 5 năm, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng 11,80%. Cùng với thương mại – dịch vụ thì tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cũng tăng lên, từ 32,20% năm 2009 lên 38,00% năm 2013. Bên cạnh việc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ thì ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 25,30% năm 2009 xuống 8,00% năm 2013.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2009-2013
(Đơn vị : %)
Chỉ tiêu Hiện trạng cơ cấu
2009 2010 2011 2012 2013
Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 25,30 9,59 11,63 10,36 8,00
Công nghiệp - Xây dựng 32,20 40,37 38,62 36,30 38,00
Thương mại – dịch vụ 42,20 50,06 49,75 53,34 54,00
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TX Bắc Kạn đến năm 2020 và Báo cáo đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015) [13]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2013
Nhìn chung trong những năm qua, ngành công nghiệp đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trong các khâu sản xuất kinh doanh... phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp hiện đang là ngành có tỷ trọng giá trị nhỏ, nhưng cũng có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế chung và đặc biệt là ổn định đời sống của một bộ phận dân cư trong thị xã. Năm 2013 giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp đạt 92,414 tỷ đồng. Mặc dù giá trị tăng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP giảm 17,26% năm 2009 xuống còn 11,63% năm 2013. Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b. Khu vực kinh tế công nghiệp, TTCN và xây dựng
- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô và trình độ công nghệ, hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, xây dựng được các mô hình phát triển công nghiệp thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản như: Nhà máy thuỷ điện Nặm Cắt, Công ty cổ phần xi măng Bắc Kạn (6 vạn tấn/năm), Công ty ô tô Tracimexco, Công ty may 19-5, Nhà máy in Bắc Kạn, Công ty bia Bắc Kạn... Trong giai đoạn 2009 - 2013 công nghiệp TX Bắc Kạn đã hình thành và phát triển với những bước đi thích hợp, vừa hình thành được các cơ sở vật chất ban đầu hết sức quan trọng, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2013 đạt 156,600 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 44,088 tỷ đồng so với năm 2007 và chỉ số phát triển hàng năm là 108%/năm trong giai đoạn 2009 – 2013 được cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Giá trị sản xuất Năm 2009 Năm 2013
Giá trị SX công nghiệp 112,512 156,600
1 CN khai thác 12,376 17,611
2 CN chế biến 95,648 129,115
3 CN SX phân phối điện 4,488 9,874
(Nguồn: Niêm giám thống kê thị xã) [2]
- Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp làng nghề: Trong những năm qua các nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống có khả năng xuất khẩu hàng hoá từ nguyên liệu địa phương đã bắt đầu phát triển và tạo ra nhiều công ăn việc làm và ổn định đời sống cho nhân dân, nhưng chưa mạnh và chưa phát huy tốt do chưa được đầu tư thích đáng. Giai đoạn 2009-2013 giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng từ 36,8 tỷ đồng năm 2009 lên 56,8 tỷ đồng năm 2013 [14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trọng, nhất là trung tâm thị xã. Năm 2010 thị xã đã xây dựng xong quy hoạch chung xây dựng đô thị TX Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, đến năm 2015, đủ tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật để TX Bắc Kạn trở thành đô thị loại III và từng bước chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh [14].
c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng trưởng khá, năm 2013 đạt 368 tỷ đồng so với năm 2009 là 274,4 tỷ đồng. Mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư xây dựng, trong giai đoạn từ 2009 - 2013 trên địa bàn thị xã đã xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng 3 chợ gồm chợ Đức Xuân với diện tích
xây dựng là 8.000m2, chợ Nguyễn Thị Minh Khai với diện tích là 2.063 m2
và chợ trung tâm thị xã. Đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và tăng thu ngân sách cho thị xã.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Theo số liệu điều tra dân số (tại thời điểm 01/04/2013), toàn TX Bắc Kạn có
32.000 người, 12.598 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị xã trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ dưới 1,0%, so với với toàn tỉnh là 1,03%.
Mật độ dân số trung bình trong thị xã tính đến năm 2013 là 276 người/km2
, so
với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 62 người/km2. Trong đó khu vực nội thị
1.822 người/km2, khu vực ngoại thị 104 người/km2.
b. Lao động và việc làm
Năm 2013, TX Bắc Kạn có khoảng 23.151 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,90% dân số. Trong: lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 12.966 người, chiếm khoảng 56,01%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ 10.185 người, chiếm 43,99. Nhưng chất lượng lao động kỹ thuật thấp, không đồng đều giữa các phường nội thị và vùng ven thị xã, do đó vấn đề cần đào tạo nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội là rất cần thiết hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
c. Thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Năm 2009, bình quân thu nhập đầu người 16,50 triệu đồng/người; đến năm 2013 bình quân thu nhập đầu người tăng lên là 29,50 triệu
đồng/người. Tính đến cuối năm 2013 số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) thị xã còn 5,03%
hộ nghèo, giảm 18,67% so với năm 2009.
Đời sống dân cư làm việc trong ngành thương nghiệp, xây dựng công nghiệp, giao thông vận tải… nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dân cư sống ở vùng ven thị xã.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn a. Đô thị
TX Bắc Kạn có 4 phường nội thị, 4 xã ngoại thị, hiện thị xã đang được xếp vào đô thị loại IV. Nằm trên Quốc lộ 3 nối Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng, TX Bắc Kạn không những là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh mà còn là trung tâm đào tạo cán bộ, đào tạo nghề cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
thị xã là địa bàn tập trung các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh và của thị xã gồm các công trình: trụ sở làm việc của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, Thị uỷ,
UBND thị xã, các phòng ban trong thị xã, các công trình phúc lợi công cộng (sân vận
động, nhà văn hoá, trường học, bệnh viện…), các đơn vị kinh tế, công trình thương mại, tất cả được bố trí các tuyến đường chính, khu trung tâm thị xã, trong khu vực nội thị [14].
b. Khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc sinh sống nên cũng hình thành nhiều hình thái dân cư khác nhau, phổ biến nhất là hình thái thôn, bản. Diện tích đất khu dân cư nông thôn hiện nay của thị xã là 587,64 ha, là địa bàn sinh sống của 25.013 nhân khẩu
nông thôn (chiếm 65% dân số toàn thị xã). Trong tương lai việc phát triển thêm đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các khu dân cư hiện có, cũng như phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp vào làm đất ở, chuyển mục đích sử dụng. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của thị xã trong những năm tới [14].
3.1.2.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng a. Hạ tầng kinh tế (UBND TX Bắc Kạn, 2010) [15]
* Giao thông
So với nhiều huyện trong tỉnh, mạng lưới giao thông của TX Bắc Kạn khá phát triển, bao gồm Quốc lộ, Tỉnh lộ và giao thông nội thị và giao thông nông thôn.
Nhìn chung mạng lưới đường ở khu vực trung tâm thị xã tương đối dày đặc nhưng bề rộng các loại đường còn hẹp. Hệ thống đường nội thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp tương đối nhanh nhưng xây dựng chưa đồng bộ. Đường giao thông vùng ngoại thị tốc độ cải tạo nâng cấp chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất của người dân đặc biệt ở những bản vùng sâu việc đi lại vào mùa mưa còn gặp rất nhiều khó khăn.
* Thủy lợi
Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, TX Bắc Kạn đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.
Toàn thị xã hiện có 36 đập thủy lợi, 19 phai tạm và 5,83 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho hơn 250 ha lúa ruộng và hoa màu.
* Năng lượng – bưu chính viễn thông
Hệ thống điện trên địa bàn thị xã được cung cấp do mạng lưới điện quốc gia thông qua đường dây 110KV Thái Nguyên – Cao Bằng dây AC-185, chiều dài 80 km. Tại thị xã có trạm 110/35/10 KV công suất 25 + 16MVA. Năm 2010, toàn thị xã có 8/8 số xã, phường trong thị xã có lưới điện Quốc gia, tỷ lệ bình quân người dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100%.
Bên cạnh đó hoạt động bưu chính viễn thông và phát thanh truyền hình đã được đầu tư khai thác với tốc độ phát triển khá nhanh với 2 bưu cục có tổng đài, 1 của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tỉnh và 1 của thị xã. Mạng cáp trong nội thị đang ngầm hoá đến từng thuê bao, tốc độ phát triển 20%/năm.
b. Hạ tầng xã hội (UBND TX Bắc Kạn, 2010) [15] * Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã ngày càng phát triển, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư nâng cấp, 90% số trường và phòng học được xây dựng kiên cố
(cao nhất tỉnh Bắc Kạn), tuy nhiên hầu hết các trường không đủ diện tích trường chuẩn quốc gia, một số phường chưa có trường trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững danh hiệu lá cờ đầu ngành giáo dục về mọi mặt.
* Y tế
Trong những năm qua, ngành y tế TX Bắc Kạn đã đạt được những thành quả đáng kể với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế cơ sở...
* Văn hóa
Đặc điểm văn hoá truyền thống của TX Bắc Kạn nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung là văn hoá mang tính cộng đồng, đậm chất bản địa, sinh hoạt lễ thức và truyền miệng của đồng bào các dân tộc vùng núi Đông Bắc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: hình thức sinh hoạt, kiến trúc nhà cửa, trang phục... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một nền văn hoá đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc.
* Quốc phòng – An ninh
Công tác quốc phòng – an ninh của thị xã trong thời gian qua được quan tâm đúng mức, đạt được mục tiêu đã đề ra. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, lực lượng quân đội, công an, cộng với tinh thần cảnh giác cao của nhân dân nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được đảm bảo.