Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch một số khu dân cư

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thực hiện phương án quy hoạch một số khu dân cư trên địa bàn thị xã bắc kạn giai đoạn 2009-2013 (Trang 36)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch một số khu dân cư

+ Lập phương án bồi thường và thực hiện bồi thương giải phóng mặt bằng. + Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư.

+ Định giá đất để thực hiện giao đất dân cư và công khai giá đất.

2.3.4. Những khó khăn, thuận lợi và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch khu dân cư hoạch khu dân cư

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các nội dung của để tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Bắc Kạn và TX Bắc Kạn để đưa ra các kết luận. Nguồn tài liệu cụ thể như sau:

2.4.1. Tài liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo” và được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:

a, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TX tại phòng TN &MT TX Bắc Kạn.

b, Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Bắc Kạn

Thu thập số liệu về tình hình sử dụng đất giai đoạn 2009-2013 trên địa bàn TX Bắc Kạn tại phòng TN&MT TX. Các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố từ khi áp dụng Luật Đất đai 2003 và đến nay khi có Luật Đất đai 2013 được thu thập tại phòng TN&MT TX, trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Kạn.

c, Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch của một số dự án quy hoạch khu dân cư trên địa bàn thị xã Bắc Kạn

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp về tình hình thực hiện quy hoạch trên hai khu dân cư: Khu dân cư đô thị phía Nam, phường Phùng Chí Kiên và khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dân cư Bắc Sân Bay, phường Nguyễn Thị Minh Khai cụ thể như sau: - Các văn bản liên quan đến hai dự án và quy mô của dự án:

Là các văn bản về giá đất, phương án quy hoạch sử dụng đất của hai khu dân cư, các quy định về thu hồi, bối thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TX Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2013.

- Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch khu dân cư đô thị phía Nam và khu dân cư Bắc Sân Bay:

Các số liệu được thu thập chủ yếu là ở trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Kạn bao gồm các số liệu về công tác thu hồi đối với hai khu dân cư, các số liệu về bồi thường, GPMB, về xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư, về giá đất, về công tác đấu giá và phân lô đối với hai khu dân cư.

2.4.2. Tài liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình thực hiện quy hoạch của hai dự án.

* Đối với công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng:

Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn nghiên cứu: phỏng vấn các cán bộ để thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình thu hồi và giải phóng mặt bằng trên hai dự án: phát 25 phiếu cho các cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng.

Tìm hiểu ý kiến của người dân bằng cách phát phiếu điều tra đến các hộ dân tại hai khu vực của dự án: phát 60 phiếu cho hộ dân (mỗi dự án 30 phiếu) nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng, phát 60 phiếu cho các hộ dân mua đất trong khu tái định cư (mỗi dự án 30 phiếu).

* Đánh giá cơ sở hạ tầng của hai khu dân cƣ:

Trên cơ sở bản thuyết minh của hai khu dân cư, tiến hành đo đạc khảo sát tại thực địa để đánh giá về cơ sở hạ tầng của hai khu dân cư theo các tiêu chí:

- Hệ thống điện nước

- Hệ thống đường giao thông, hệ thống mương thoát nước, kết cấu mặt đường - Hệ thống cây xanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đánh giá công tác định giá đất để thực hiện giao đất dân cƣ và công khai giá đất

Phân tích và so sánh phương pháp định giá đất tại hai khu dân cư khác nhau. Xác định lợi nhuận/trên 1m2 đất (sau khi đã trừ các chi phí). Tính giá sàn. Từ đó rút ra kết luận.

Đánh giá kết quả giao đất của hai khu dân cư. Số liệu được thu thập tại Trung tâm phát triển quỹ đất.

- Phương pháp chuyên gia

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác (không tiến hành lập phiếu điều tra): đó là các cán bộ của Sở TN&MT nơi quản lý trực tiếp tình hình thực hiện quy hoạch của hai dự án (10 cán bộ)... cán bộ và lãnh đạo của văn phòng đăng ký QSD đất thuộc Sở TN&MT nơi trực tiếp làm công tác chuyên môn (10 cán bộ); cán bộ và lãnh đạo của phòng TN&MT thành phố; cán bộ địa chính….

2.4.3. Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất để phân tích đưa ra kết luận.

Tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Theo báo cáo UBND thị xã Bắc Kạn (2010) [13]: TX Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. TX Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh – huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong – huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục – huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, TX Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

TX Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 – 200 m, đỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

núi cao nhất là đỉnh Nặm Dất (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương

Quang) cao 746 m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông. Nhìn chung TX Bắc Kạn có ba dạng địa hình chính:

- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.

- Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình từ 150 – 160 m so với mực nước biển.

- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Khí hậu

TX Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá

lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (bắt đầu từ tháng 10 năm trước

đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9) [13].

- Nhiệt độ: Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là từ giữa tháng 11 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,220C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 140C; biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120C và trong ngày là 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.5000C.

- Lượng mưa: Mùa mưa ở Bắc Kạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn

thị xã đạt 1.436 mm. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có hiện tượng mưa phùn (32

ngày/năm) và ít có bão; tuy nhiên vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89% (tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79% (tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào các tháng cuối mùa đông mà diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ.

- Nắng: Nhìn chung số giờ nắng bình quân cả thị xã khoảng 1.540 – 1.750 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.

- Gió: Hướng gió chính Tây Nam ở thị xã phụ thuộc vào địa hình thung lũng; gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.1.1.4. Thủy văn

Hiện tại trên địa bàn thị xã có hai nguồn nước: nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn [13]:

* Nguồn nước mặt: TX Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông

Cầu và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị xã (suối

Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây TX Bắc Kạn. Các sông và suối chảy qua trên địa bàn thị xã đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất trên toàn địa bàn.

* Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại TX Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69 l/s đến 12,11 l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước uống; tuy nhiên cần lưu ý đến các yếu tố như Fe, SiO2, NO3 và chỉ tiêu vi sinh.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Theo Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 TX Bắc Kạn [16] thì trên địa bàn thị xã có các loại tài nguyên sau:

Tài nguyên đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo số liệu thống kê năm 2013 TX Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên

(DTTN) là 13.688,00 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 11.411,88 ha, chiếm 83,37% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.328,35 ha, chiếm 9,70% DTTN và đất chưa sử dụng 1.231,01 ha, chiếm 6,92% DTTN.

b. Thổ nhưỡng

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành 6 nhóm chính sau:

- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.

- Đất phù sa ngòi suối: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng nặng hơn, song chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.

- Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

- Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven sông suối của địa hình đồi núi thoải. Tầng đất dày (tới trên 1m) nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp.

- Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao 200 – 700m. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

Tài nguyên rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp của TX có 10.111,21 ha, chiếm 73,87% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 90,40% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 9,60%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 73,49% năm 2013.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của TX Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn TX Bắc Kạn chỉ có một số ít các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể.

Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành TX Bắc Kạn đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Đời Lê, Bắc Kạn là phủ thuộc tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông, trấn Thái Nguyên, nay thuộc tỉnh Bắc Kạn, đến năm 1900, TX Bắc Kạn được thành

Một phần của tài liệu đánh giá công tác thực hiện phương án quy hoạch một số khu dân cư trên địa bàn thị xã bắc kạn giai đoạn 2009-2013 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)