4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Theo báo cáo UBND thị xã Bắc Kạn (2010) [13]: TX Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. TX Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh – huyện Bạch Thông;
- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong – huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục – huyện Chợ Mới;
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;
Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, TX Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
TX Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 – 200 m, đỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
núi cao nhất là đỉnh Nặm Dất (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương
Quang) cao 746 m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông. Nhìn chung TX Bắc Kạn có ba dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.
- Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình từ 150 – 160 m so với mực nước biển.
- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.
3.1.1.3. Khí hậu
TX Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá
lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (bắt đầu từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9) [13].
- Nhiệt độ: Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là từ giữa tháng 11 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,220C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 140C; biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120C và trong ngày là 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.5000C.
- Lượng mưa: Mùa mưa ở Bắc Kạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn
thị xã đạt 1.436 mm. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có hiện tượng mưa phùn (32
ngày/năm) và ít có bão; tuy nhiên vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89% (tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79% (tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào các tháng cuối mùa đông mà diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ.
- Nắng: Nhìn chung số giờ nắng bình quân cả thị xã khoảng 1.540 – 1.750 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.
- Gió: Hướng gió chính Tây Nam ở thị xã phụ thuộc vào địa hình thung lũng; gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
3.1.1.4. Thủy văn
Hiện tại trên địa bàn thị xã có hai nguồn nước: nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn [13]:
* Nguồn nước mặt: TX Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông
Cầu và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị xã (suối
Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây TX Bắc Kạn. Các sông và suối chảy qua trên địa bàn thị xã đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất trên toàn địa bàn.
* Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại TX Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69 l/s đến 12,11 l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước uống; tuy nhiên cần lưu ý đến các yếu tố như Fe, SiO2, NO3 và chỉ tiêu vi sinh.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
Theo Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 TX Bắc Kạn [16] thì trên địa bàn thị xã có các loại tài nguyên sau:
Tài nguyên đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo số liệu thống kê năm 2013 TX Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên
(DTTN) là 13.688,00 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 11.411,88 ha, chiếm 83,37% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.328,35 ha, chiếm 9,70% DTTN và đất chưa sử dụng 1.231,01 ha, chiếm 6,92% DTTN.
b. Thổ nhưỡng
Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành 6 nhóm chính sau:
- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.
- Đất phù sa ngòi suối: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng nặng hơn, song chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.
- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.
- Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven sông suối của địa hình đồi núi thoải. Tầng đất dày (tới trên 1m) nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp.
- Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao 200 – 700m. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Tài nguyên rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp của TX có 10.111,21 ha, chiếm 73,87% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 90,40% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 9,60%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 73,49% năm 2013.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của TX Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn TX Bắc Kạn chỉ có một số ít các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể.
Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành TX Bắc Kạn đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Đời Lê, Bắc Kạn là phủ thuộc tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông, trấn Thái Nguyên, nay thuộc tỉnh Bắc Kạn, đến năm 1900, TX Bắc Kạn được thành lập; Ngày 14/4/1967, Chính phủ ra Quyết định số 50/CP đổi TX Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông; Ngày 16/7/1990, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 262/HĐBT, giải thể thị trấn Bắc Kạn, thuộc huyện Bạch Thông để thành lập TX Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái. TX Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở các phố: Nà Mây, Đội Thân, Đức Xuân, Đội Kỳ, Phùng Chí Kiên của thị trấn Bắc Kạn (trừ phố Minh Khai, chuyển về xã Huyền Tụng) và các thôn bản: Phiêng Luông, Tống Tỏ, Khuối Rỏm, Nà Rào (phần phía nam Sông Cầu) của xã Dương Quang và Bản Ảng của xã Huyền Tụng, thuộc huyện Bạch Thông; Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn tái lập, TX Bắc Kạn trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Kạn với 4 phường (phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đức Xuân, phường Sông Cầu, phường Phùng Chí Kiên) và 4 xã (xã Xuất Hóa, xã Dương Quang, xã Huyền Tụng, xã Nông Thượng).
Với lịch sử phát triển lâu đời đã đem lại cho TX Bắc Kạn một kho tàng nhân văn phong phú. Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống trong đó có 4 dân tộc chính, gồm Tày, Kinh, Nùng và Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số (47%), dân tộc kinh chiếm (45%). Ngoài ra ở thị xã còn có một số dân tộc ít người khác như Sán Dìu, Mông...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Trên địa bàn tỉnh có một số vấn đề về môi trường đáng được quan tâm như sau [16]:
- Ô nhiễm nguồn nước: Chủ yếu là nguồn nước mặt ở các hệ thống sông, suối khi mùa lũ về và việc khai thác vật liệu xây dựng ở một số bãi ven sông chưa theo quy định; việc xả trực tiếp nước sinh hoạt của khu dân cư, nước thải ở một số nhà máy, cơ sản xuất kinh doanh chưa qua xử lý trên địa bàn thị xã.
- Môi trường khu vực nông thôn: Trong khu vực nông thôn nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất là rất khan hiếm nhất là vào mùa khô ở các xã. Rừng đã bị tàn phá dẫn đến khả năng giữ nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân không đảm bảo. Nhiều tập tục lạc hậu trong đời sống không hợp vệ sinh vẫn tồn tại.
- Môi trường đô thị: Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại TX Bắc Kạn đã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ rác thu gom đạt từ 85% trở lên ở tất cả các phường. Bãi rác tập trung của thị xã được xây dựng trên địa bàn xã Huyền Tụng với diện tích là 9,7 ha vẫn đang hoạt động tốt. Song trong tương lai để đáp ứng mục tiêu phát triển thị xã theo hướng bền vững thì vấn đề môi trường luôn phải được quan tâm và chú trọng đầu tư hơn.