Thực trạng phát triển thị trƣờng lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Thực trạng phát triển thị trƣờng lao động ở Việt Nam

2.1.1. Về cung lao động

Như đã trình bày ở chương 1, cung về lao động được xem xét dưới nhiều giác độ: số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động… Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét thực trạng cung lao động ở những giác độ này.

2.1.1.1. Về số lượng và cơ cấu của cung lao động

Cung lao động xét về số lượng được xem xét ở hai chỉ số là cung thực tế về lao động và cung tiềm năng về lao động.

Cung thực tế về lao động:

Theo số liệu điều tra về lao động, việc làm của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cho đến thời điểm hiện nay, cung thực tế về lao động ở nước ta luôn tăng với tốc độ cao. Bình quân giai đoạn 1996–2000, cung thực tế lao động nước ta tăng 2,72%/ năm, giai đoạn 2001–2008 là 2,59%/ năm (xem biểu 2.1)

Biểu 2.1: Cung thực tế về lao động trên thị trƣờng lao động Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2008.

Đơn vị: nghìn người

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Cung thực tế về

lao động 38.643 39.488 40.694 42.128 43.242 44.355 45.277 46321 47233 Qui mô năm

sau so với năm trƣớc (%)

102,27 102,18 103,05 103,52 102,91 102,57 102,57 102,30 101,96

(Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở việt nam 2000 - 2008)

Số liệu trên cho thấy nguồn lao động ở nước ra là khá lớn, tỉ lệ tăng nguồn cung lao động cao so với các quốc gia trong khu vực (mức tăng trung

bình nguồn cung lao động cùng thời gian ở Thái Lan là 2,1%; Trung Quốc 1,5%; Inđônêxia 2,2%;Các nước Châu Âu: 0,8%)

Nếu chia theo khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cung lao động thực tế ở hai khu vực này có sự gia tăng khác nhau (xem biểu 2.2)

Biểu 2.2: Cung thực tế trên thị trƣờng lao động Việt Nam, chia theo khu vực nông thôn, thành thị giai đoạn 2003- 2008.

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Số ngƣời Tỉ lệ % Thành thị 10186900 24,18 10561277 24,4 11044395 24,9 11305600 24,97 11765534 25,4 12091648 25,6 Nông thôn 31941500 75,82 32681212 75,6 33310605 75,1 33971300 75,03 34555466 74,6 35141352 74,4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Bộ LĐ - TB-XH)

Như vậy, căn cứ Biểu 2.2 có thể thấy: tốc độ tăng cung lao động thực tế ở khu vực thành thị nhanh hơn ở khu vực nông thôn. Năm 2008 so với năm 2003, cung thực tế về lao động ở khu vực thành thị tăng 18,7% còn ở khu vực nông thôn chỉ tăng 10,01%.

Cung lao động thực tế, nếu xét theo cơ cấu tuổi có xu hướng là: Nhóm tuổi từ 15 - 35 có xu hướng tăng dần do hệ quả của sự gia tăng dân số cao dẫn tới lực lượng lao động trẻ tăng mạnh. Tuy nhiên, nước ta cũng phải đang đối mặt với lực lượng lao động già tăng dần, nhóm tuổi từ 55 trở lên (xem biểu 2.3).

Biểu 2.3: Cung thực tế về lao động chia theo nhóm tuổi

Đơn vị: % Nhóm tuổi 2003 2004 2005 2006 2008 15- 24 22,51 21,48 19,12 19,10 20,1 25- 34 25,11 25,29 26,31 26,35 26,2 35- 44 26,13 27,09 28,03 28,10 27,4 45- 54 18,23 18,40 19,25 19,51 19,4 55 trở lên 8,02 7,74 7,18 6,84 6,9

(Nguồn: Bộ LĐ - TB - XH)

Do dân số có đặc điểm là dân số trẻ nên Việt Nam có lực lượng lao động có tuổi trung bình rất thấp, khoảng 75% lực lượng lao động có độ tuổi dưới 45, con số này ở các quốc gia phát triển là rất thấp.

Xét cung lao động thực tế trên thị trường lao động Việt Nam, theo giới tính thì tỉ lệ nữ có xu hướng giảm đi, tuy nhiên số đó là rất ít (xem Biểu 2.4)

Biểu 2.4: Tỉ lệ nữ trong lực lƣợng lao động Việt Nam 2001 - 2008.

Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2001 2005 2006 2008 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Tỉ lệ Nam 50,38 50,70 50,70 51,0 51,30 51,60 52,5 Tỉ lệ Nữ 49.62 49,30 49,30 49,0 48,70 48,40 47,5 (Nguồn: Bộ LĐ - TB - XH)

Trung bình mỗi năm giai đoạn 2001-2008, tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động Việt Nam giảm đi 0,3%. Tuy nhiên năm 2008, tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động của Việt Nam vẫn rất cao 47,5% lực lượng lao động cả nước. Dự báo đến năm 2015, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 44%.

Cung tiềm năng về lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh với cung thực tế về lao động thì cung tiềm năng về lao động ở nước ta luôn cao hơn. Mỗi năm, cung tiềm năng về lao động ở nước ta cao hơn cung thực tế về lao động từ 7 đến 10 triệu người. Tốc độ tăng của cung tiềm năng về lao động cũng luôn tăng cao hơn so với tốc độ tăng của cung thực tế về lao động. Điều này có thể lý giải như sau:

Do tốc độ tăng dân số của nước ta trước đây và hiện nay ở mức cao so với thế giới nên hằng năm số người đến tuổi lao động là rất lớn (khoảng 1,6 đến 1,8 triệu người). Thêm vào đó, số người không tìm được việc làm hoặc tự nguyện thất nghiệp,… Số người này sẵn sàng đi làm nếu tìm được việc với

mức lương thích hợp, khi đó họ sẵn sàng tham gia cung ứng cho thị trường lao động (xem Biểu 2.5)

Biểu 2.5: Cung tiềm năng về lao động ở Việt Nam 2003- 2008

Đơn vị: nghìn người 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.Cung thực tế về lao động 42.128 43.242 44.355 45.277 46.321 47.233 2.Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng: - Đang đi học

- Nội trợ tại gia đình - Khác 6324,4 2547,1 1042,8 6581,8 2340,2 1230,5 6714,0 2310,0 1342,0 6825,0 2167,0 1422,0 7015,1 2152,3 1503,1 7128,1 2019,3 1424,5 3.Cung tiềm năng về lao

động (3=2+1) 52042,6 53507,6 54721,0 55691,0 5699,1 57804,9

4.Qui mô năm sau so

với năm trước (%) 103,03 102,81 102,26 101,77 102,33 101,42

(Nguồn:Tổng hợp từ điều tra lao động- việc làm ở Việt Nam từ 2003- 2008)

Như vậy, con số chênh lệch giữa cung tiềm năng và cung thực tế về lao động giai đoạn 2003 - 2008 mỗi năm là trên 10 triệu lao động. Điều đó cho thấy cung lao động ở Việt Nam là rất lớn, số người lao động trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia vào thị trường lao động, tìm kiếm việc làm là rất nhiều, qui mô của cung tiềm năng lao động năm sau so với năm trước luôn tăng. Vì vậy, Chính phủ cần có những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả số lao động này khi họ tham gia vào thị trường lao động.

2.1.1.2. Về chất lượng cung lao động

Từ những năm đổi mới hiện đến nay, nền kinh tế nước ta luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao và ổn định, giai đoạn 2001 - 2008 là 7,52%/năm, trong đó yếu tố lao động đóng góp cho sự tăng trưởng nêu trên là quan trọng. Theo đánh giá của tổ chức Lao động quốc tế: yếu tố lao động Việt Nam tham gia vào tăng trưởng khoảng 20%, yếu tố vốn 57,5%; các nhân tố khác 22,5%. Tuy vậy, trong yếu tố lao động thì yếu tố chất lượng lao động là quan trọng nhất.

Xét về trình độ học vấn, lao động Việt Nam được thế giới đánh giá vào loại khá. Về cơ bản, Việt Nam đã phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trong trung học cơ sở, tính đến năm 2008, đã có 34,10% lực lượng lao động đã tốt nghiệp THCS, 23,40% đã tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên tỉ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống của Việt Nam là rất cao (năm 2008 là trên 12%,), đây là một khó khăn lớn khi chúng ta triển khai, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản lý (xem Biểu 2.6)

Biểu 2.6: Trình độ học vấn phổ thông của lao động Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008

Đơn vị: %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008

Chưa biết chữ 3,82 3,74 4,53 5,0 4,12 4,01 4,01

Biết chữ 96,18 96,26 95,65 95,00 95,88 95,96 96,15

Chưa tốt nghiệp tiểu học 16,68 15,96 15,80 12,10 10,20 9,12 8,3

Tốt nghiệp tiểu học 32,29 31,83 31,41 32,20 32,29 38,51 41,2

Tôt nghiệp THCS 29,95 30,06 30,17 32,80 32,26 32,27 34,1

Tôt nghiệp THPT 17,27 18,42 18,27 19,70 21,21 21,10 23,4

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra lao động - việc làm Việt Nam 2001- 2008)

Nếu chia trình độ học vấn lao động Việt Nam theo địa bàn thàng thị và nông thôn thì ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Số liệu cụ thể như sau: ở thành thị (năm 2007): Số lao động chưa biết chữ chiếm 1,03% lực lượng lao động ở thành thị, số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 6,09%, số lao động tốt nghiệp tiểu học chiếm 21,54%, số lao động tốt nghiệp THCS chiếm 26,45%, số lao động tốt nghiệp THPT chiếm 43,80%. Trong khi đó ở nông thôn, các số liệu tương ứng là: 4,95%, 15,15%, 31,59%, 34,61% và 13,71% (nguồn: Tổng cục Thống kê)

Về tỷ lệ lao động được đào tạo tăng nhưng số lượng tuyệt đối không lớn (xem Biểu 2.7)

Biểu 2.7: Lao động qua đào tạo ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008

Đơn vị:% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1.Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật 15,5 3 17,05 19,62 20,99 22,52 24,30 31,90 30,5 32,1 Trong đó:

thuật sơ cấp -Trung cấp - Cao đẳng - Đại học trở lên 1,41 4,83 3,89 1,33 3,61 3,67 3,33 3,85 4,16 --- 4,10 4,40 --- 4,40 4,80 --- --- 5,30 3,90 5,10 5,60 4,2 4,6 5,6 4,6 4,8 5,9 2.Lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật 84,4 7 82,05 80,38 79,01 77,48 75,70 68,10 69,5 67,9

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra lao động- việc làm ở Việt Nam 2000 - 2008) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 5 năm (2001- 2005) số học sinh tuyển mới vào các trường Cao đẳng, Đại học, Sau Đại học, công nhân kỹ thuật tăng từ 1,321 triệu người (năm 2001) lên 1,867 triệu người (năm 2005); bình quân mỗi năm tăng 10,34%. Đặc biệt, dạy nghề đã có bước phát triển quan trọng, đáp ứng nhu cầu của công cuộc công nghiệp hoá hội nhập kinh tế thế giới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tăng từ 88,3 ngàn người (năm 2001) lên 1,76 triệu người (năm 2008). Trong giai đoạn (2001- 2008) tuyển mới đào tạo nghề khoảng 9,8 triệu người, bình quân mỗi năm tăng gần 10%.

Theo ước tính tỉ lệ lao động qua đào tạo là 32,1% (năm 2008) . Tỉ lệ này ở khu vực thành thị cao hơn nông thôn; tương ứng là 58,1% và 23,2%, chủ yếu tăng số công nhân kỹ thuật. Tính riêng lực lượng lao động qua đào tạo nghề là 16,8% (năm 2008). Trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo ngắn hạn là 85%, đào tạo dài hạn là 15%.

Tỉ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta chưa cao nếu so sánh với các nước khác. Trong khi ở các nước công nghiệp mới (NICs, NIEs) có tỷ lệ rất cao (60- 70%) thì ở nước ta chỉ là 32,1% năm 2008 (ước tính của Bộ LĐ - TB - XH).

Bên cạnh đó cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam cũng chưa hợp lý, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật chưa được hợp lý (xem biểu 2.8)

Biểu 2.8: Cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật theo trình độ

Đơn vị: lần

Cao đẳng, Đại học trở lên

Trung học chuyên nghiệp

Công nhân kỹ thuật

Cơ cấu đào tạo

hợp lý 1 4 10- 15

Việt Nam 2001 1 0,98 2,66 2002 1 0,93 2,97 2003 1 1,31 4,8 2004 1 0,91 2,77 2005 1 0,9 2,86 2006 1 0,89 3,03 2008 1 0,9 4,12

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra Lao động- việc làm 2001- 2008)

Sự phân bố lao động có chuyên môn kỹ thuật giữa các ngành, vùng miền chưa hợp lý. Lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực Nhà nước, tại các thành phố lớn. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê: 61,12% lao động có trình độ Tiến sĩ làm việc trong khu vực nhà nước, khu vực sản xuất kinh doanh chỉ 19,07% tương ứng: Thạc sĩ là 60,20%; 22,7% Cử nhân, Kĩ sư là 30,42% và 45,16%.

Tại các vùng lãnh thổ của đất nước, lao động có chuyên môn kĩ thuật phân bố có sự chênh lệch (xem Biểu 2.9)

Biểu 2.9: Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2001 - 2008 Đơn vị: % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cả nƣớc 17,05 19,62 20,99 22,52 24,80 27,80 30,5 32,1 Đồng bằng SH 22,03 24,57 29,99 31,90 34,75 36,83 38,2 39,5 Đông Bắc 14,68 15,93 17,69 18,02 19,76 25,82 27,6 27,6 Tây Bắc 9,45 9,64 10,75 11,30 13,5 16,7 17,1 18,3 Bắc Trung Bộ 13,76 15,03 15,73 16,43 16,89 18,50 19,2 20,1 Duyên Hải NTB 15,96 18,53 20,85 25,44 27,9 30,12 33,6 34,6 Tây Nguyên 13,01 13,98 14,81 15,84 17,4 18,6 20,1 21,1 Đông Nam Bộ 24,97 29,16 32,97 34,81 37,2 39,81 41,9 42,5 Đồng Bằng SCL 10,03 11,23 13,20 14,33 16,4 18,52 19,3 19,6

(Nguồn: Thống kê lao động- việc làm 2001- 2007, Bộ LĐTBXH Tạp chí Lao động và Xã hội 2007 - 2008)

Theo đó, Tây Bắc là vùng có tỷ lệ qua đào tạo thấp nhất: 14,7%, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là các vùng có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 36,83% và 39,81% (Số liệu năm 2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).

Thể lực và tình trạng sức khoẻ của lao động Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện đại, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, chiều cao trung bình chỉ 155 cm, lao động nữ được đánh giá là có sức khoẻ yếu chiếm tới 30%, số người mắc bệnh nghề nghiệp khá cao (46%). Trong khi đó yêu cầu lao động hoạt động phải sử dụng máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản chưa được hình thành. Do vậy, khả năng cạnh tranh yếu, nhất là thị trường yêu cầu lao động có trình độ cao như các khu công nghiệp chế xuất, thị trường lao động nước ngoài.

Từ thực tế chất lượng cung lao động nêu trên cho thấy khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam là tương đối thấp. Theo tiêu chí đánh giá của tổ chức lao động nêu trên cho thấy khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam là tương đối thấp.

Theo tiêu chí đánh giá của tổ chức diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2007, chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79/ 10 điểm, trong khi chỉ số này của lao động Trung Quốc là 5,73; Hàn Quốc: 6,91; Thái Lan: 4,04; Malaixia: 5,59. Các tiêu chí khác như độ thành thạo tiếng Anh của lao động Việt Nam là 2,62 điểm; độ thành thạo công nghệ: 2,5 điểm. WB xếp hạng lao động Việt Nam năm 2008 đạt 32/100 điểm, đứng thứ 11/12 quốc gia xếp hạng ở Châu Á.

2.1.2. Về cầu lao động

Cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế cần tuyển dụng lao động tại một thời điểm nhất định. Cầu thực tế về lao động bao gồm: chỗ việc làm cũ được duy trì, chỗ việc làm ăn còn trống chưa tuyển dụng được và chỗ việc làm mới. Hiện nay, các số liệu thống kê trên thị trường lao động Việt Nam về các số liệu này chưa đầy đủ, thậm chí có địa phương còn chưa tiến hành thống kê. Vì vậy, việc xem xét các thông tin cầu thực tế về lao động ở Việt Nam mới chỉ được xác định ở tổng số việc làm (hay số người làm việc trong nền kinh tế và số việc làm mới được tạo ra hàng năm).

Theo số liệu điều tra lao động- việc làm của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây, cầu thực tế về lao động ở nước ta như sau (xem Biểu 2.10)

Biểu 2.10: Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới đƣợc tạo ra hàng năm thời kỳ:2000 - 2008

Đơn vị tính: nghìn người 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số việc làm trong nền KTQD 37609,6 38562,7 39507,7 40573,8 41586,3 42526,9 43338,9 44171,9 45037,2 Số việc làm mới được tạo ra 1.200 1.400 1.420 1.525 1.555 1.623 1.650 1.680 1.615 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cơ cấu của lao động đang dần được thay đổi theo hướng đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong quá trình hội nhập thể hiện ở cơ cấu việc làm mới được tạo ra hàng năm thay đổi theo hướng tích cực (xem Biểu 2.11)

Biểu 2.11: Cơ cấu việc làm trong tổng số việc làm mới giai đoạn 2001 - 2008

Đơn vị tính: nghìn người

Tuyệt đối % Tổng số việc làm 1.400 1.420 1.525 1.555 1.632 1.650 1.680 1.615 12477 100 Ngành Nông nghiệp 865 870 900 905 926 934 927 904,5 7209,2 57,7 Công nghiệp 295 300 320 326 348 354 361 306,8 2539 20,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (Trang 31)