Các giải pháp phát triển thị trƣờng lao động ở Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp phát triển thị trƣờng lao động ở Việt Nam trong

những năm tới

3.2.1. Tăng tổng cầu về lao động, nâng cao chất lượng cung lao động 3.2.1.1. Tăng tổng cầu về lao động.

Để khắc phục sự mất cân bằng trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay, một trong các biện pháp chủ yếu đó là tăng tổng cầu về lao động. Muốn vậy cần ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Cần đảm bảo mức huy động vốn đầu tư toàn xã hội từ nay đến năm 2010 ở mức 32 – 34% GDP, trong đó năm 2006 là 41% và năm 2009 là 40% GDP, từ đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 là 8,5% và giải quyết việc làm cho khoảng 8 – 8,5 triệu lao động.

Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiến bộ nhằm tăng cầu về lao động ở nông thôn, tạo nhiều công ăn việc làm. Trong đó cần chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các `ngành nghề truyền thống ở các làng nghề khu vực nông thôn phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn qua đó tạo ra nhiều chỗ làm mới. Bên cạnh đó cần xây dựng các khu thương mại, các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, phát triển du lịch làng nghề... nhằm di chuyển lao động từ nông nghiệp

sang các ngành khác. Ngoài ra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là việc làm cần thiết để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, từ đó có thể mở rộng sản xuất, tăng nhu cầu về lao động, việc làm.

Để tăng tổng cầu về lao động, Chính phủ cần lực chọn công nghệ phù hợp, ưu tiên các ngành sử dụng công nghệ nhiều lao động, từ đó có thể tăng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện tốt chiến lược này, Chính phủ cần tăng đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người nghèo qua phân phối và phân phối lại, từ đó tăng cầu tiêu dùng của nhóm đối tượng này, mà hàng hoá họ tiêu dùng chủ yếu là sản phẩm của các ngành sử dụng công nghệ nhiều lao động, do đó làm tăng cầu về việc làm.

Chính phủ cần khai thác tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong tổng số trên 15 triệu chỗ việc làm mới được tạo ra từ năm 1998 – 2008 thì khu vực kinh tế nhà nước chỉ tạo được chưa đến 10% còn lại là do khu vực kinh tế ngoài nhà nước tạo ra.

Năm 2008 khu vực nhà nước chiếm khoảng 9%, khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm 89,2% tổng số việc làm. Vì vậy cần tiếp tục khai thác tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong thu hút nhân công vào làm việc. Muốn vậy, Chính phủ phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho khu vực này về tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính...

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, giai đoạn 2006 – 2010 với các hoạt động hỗ trợ việc làm với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm, nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức các hội chợ việc làm, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thị trường lao động. Bên cạnh đó cần làm tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động. Thực hiện mở rộng thị

trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ... cho lao động xuất khẩu. Thực tế trong giai đoạn 2001 – 2008 trong tổng số khoảng 12 triệu chỗ việc làm mới được tạo ra, có tới 3,5 triệu chỗ việc làm được tạo ra từ các chương trình nói trên. Vì thế cần tiếp tục thực hiện tốt nữa các chương trình này.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng cung lao động.

Cung lao động ở nước ta hiện nay về số lượng là khá lớn nhưng chất lượng của cung lao động lại rất thấp. Vì vậy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng cung lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Cụ thể, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Tiếp tục thực hiện phổ cập THCS, tiến tới phổ cập THPT trên phạm vi cả nước nhằm nâng cao trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động, phấn đấu đến năm 2015, 100% lao động của Việt Nam sẽ tốt nghiệp từ THCS trở lên, trong đó có 50% tốt nghiệp THPT.

Mở rộng và tăng nhanh quy mô đào tạo nghề, đến năm 2020 khi Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại, lao động Việt Nam phải đạt tỷ lệ qua đào tạo ở mức 60%, tương đương các nước NICs, NIEs hiện nay, trong đó đào tạo nghề phải đạt tỷ lệ 30 – 45%. Như vậy, cần phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ, chuyển từ trình độ thấp sang trình độ cao: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, qua đó liên thông giữa các cấp trình độ, đào tạo theo định hướng gắn nhu cầu của thị trường lao động, nâng cao chất lượng cung lao động. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp dạy nghề, tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành, xây dựng các trường dạy nghề đạt chuẩn quốc gia và chuẩn khu vực.

Nâng cao chất lượng lao động đào tạo ở bậc Đại học, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng, Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại cho các trường đại học trọng điểm. Chuyển các trường đại

học thành các trung tâm nghiên cứu lớn của cả nước theo mô hình đào tạo các trường đại học khối kỹ thuật và ở các ngành nghề mà ở hiện tại và tương lai thị trường lao động đang cần và sẽ cần.

Tiếp tục thực hiện công cuộc xã hội hoá công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Ngoài ra để nâng cao chất lượng của cung lao động, phải nâng cao được chất lượng cuộc sống của dân cư, chú ý tới công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực của dân cư nói chung và của người lao động nói riêng.

Trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Một mặt, cần đảm bảo cho người lao động phát huy được tiềm năng của mình. Mặt khác, Nhà nước cần có kế hoạch đào tạo lao động trình độ cao trong từng lĩnh vực chuyên môn.

Muốn vậy, cần làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho người lao động, nhất là đối tượng trẻ tuổi, học sinh THCS và học sinh THPT, đảm bảo cho việc chọn ngành, nghề phù hợp với đặc điểm của cá nhân, năng lực, sở thích của từng người.

Cần phát triển mạnh hệ thống thông tin về thị trường lao động, cụ thể là thông tin về đào tạo nghề, từ đó tạo cơ hội học nghề, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Trên cơ sở đó, người lao động tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.

Chính phủ cần thực hiện các biện pháp, chính sách vĩ mô giúp người lao động có cơ hội việc làm, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, như chính sách hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ việc làm, pháp huy hiệu quả đã đạt được của các chương trình quốc gia về việc làm.

Các cơ quan, doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá năng lực, chất lượng cán bộ, công nhân, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ, nhân viên dựa trên nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp mình.

Sắp tới, nên chuyển giao công nghệ đào tạo của các nước tiên tiến vào Việt Nam, nhằm học hỏi cách thức đào tạo hiện đại, sát với thực tế, thời lượng đào tạo các kỹ năng thực hiện công việc nhiều. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác liên thông, liên kết trong đào tạo nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, khuyến khích sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động.

3.2.2. Cải cách hệ thống tiền lương, tiền công theo hướng thị trường

Vấn đề tiền lương, tiền công trên thị trường lao động nước ta hiện nay đang là vấn đề rất nan giải. Tiền công, tiền công chưa thể hiện được vai trò điều tiết lao động trên thị trường. Chính phủ cần có những định hướng chung về chính sách tiền lương đối với mọi doanh nghiệp, giảm dần sự cách biệt trong chính sách tiền lương đối với các thành phần kinh tế, cần huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong việc xây dựng chính sách tiền lương.

Về chính sách tiền lương tối thiểu:

Cần sớm xây dựng và ban hành Luật tiền lương tối thiểu trên cơ sở quán triệt các Công ước Quốc tế về tiền lương tối thiểu. Công ước số 131 (năm 1070) về ấn định mức lương tối thiểu, Công ước số 99 (năm 1951) về cơ chế ấn định tiền lương tối thiểu trong nông nghiệp và các khuyến nghị của ILO để xây dựng các nội dung của Luật tiền lương tối thiểu, vì Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu với thế giới.

Cần xác lập cơ chế ba liên trong khi xác định mức tiền lương tối thiểu, đó là Chính phủ; đại diện giới chủ (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và đại diện người lao động (Công đoàn). Trên cơ sở ý kiến của các bên, Chính phủ sẽ quyết định mức lương tối thiểu. Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm theo chỉ số giá

sinh hoạt và điều chỉnh 3 năm 1 lần dựa trên sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

Quy định cùng một mức tiền lương tối thiểu sàn thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích xác định các mức tiền lương tối thiểu theo ngành, vùng, của từng doanh nghiệp dựa trên cơ chế thoả thuận 2 hoặc 3 bên.

Cần tăng cường mức độ bao phủ của tiền lương tối thiểu. Cần quy định rõ trong luật lao động là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có thuê lao động đều phải tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu, chứ không chỉ những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên mới phải thực hiện quy định về tiền lương tối thiểu như hiện nay để tăng tính động lực trong lao động, tích cực học tập nâng cao trình độ tay nghề, thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội, cần tiếp tục giảm tỷ lệ tiền lương tối thiểu so với tiền lương trung bình và tiền lương tối đa.

Về hệ thống thang, bảng lương:

Hiện nay, hệ thống thang, bảng lương ở nước ta áp dụng chung cho tất cả các ngành theo ba cấp: Sơ cấp, trung cấp, đại học. Cấp đại học lại chia thành ba cấp tương đương: Chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Mỗi cấp, ngạch lại chia ra nhiều bậc lương. Đây là một bất cập của hệ thống thang, bảng lương nước ta hiện nay, vì có nhiều bậc lương sẽ dẫn đến tính bình quân cao và không kích thích được người lao động. Do đó cần nâng bội số lương lên cao hơn nữa.

Việc nâng cao bội số lương cần được thiết kế và hoạch định theo chiến lược dài hạn, đảm bảo lợi ích của người lao động ở các ngành nghề, thành phần, khu vực kinh tế. Từ đó thúc đẩy người lao động nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng cung lao động trên thị trường.

Chính sách tiền lương cho khu vực Nhà nước có vai trò rất to lớn trong hệ thống trả công lao động xã hội và ảnh hưởng tới hiệu quả của nền hành chính quốc gia và ổn định xã hội. Chính sách tiền lương cần phải được điều chỉnh nhằm đảm bảo mức sống ngày càng cao cho đội ngũ các bộ công chức, viên chức, gắn tiền lương với năng suất, chất lượng của công việc, trách nhiệm làm việc.

Cần xem xét đưa các nhân tố thị trường vào chính sách tiền lương. Đối với lao động đặc thù, trình độ cao, lao động ở những khu vực kinh tế mũi nhọn, ... khi xác định mức tiền lương phải đảm bảo tính cạnh tranh để giảm bớt hiện tượng “chảy máu chất xám” từ khu vực này sang khu vực khác.

Để đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội trong chính sách tiền lương, cần tăng cường khả năng giám sát của Nhà nước đối với nhóm lao động đặc thù, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém (lao động có trình độ thấp, lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, lao động dôi dư từ cổ phần hoá,...).

Trong quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền công, tiền lương, cần tăng cường tính minh bạch, tự báo cáo của hệ thống thông tin về tiền lương, tiền công và các chỉ số kinh tế vĩ mô (năng suất lao động, hiệu quả tiền lương...). Để làm tốt các yêu cầu đó, Chính phủ cần có hệ thống thông tin về mức tiền lương, chi phí lao động, năng suất lao động,... của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước liên quan tới chính sách tiền lương. Vì thế cần tiến hành tổ chức các cuộc điều tra định kỳ về tiền lương, thu nhập, chi phí lao động sản xuất, năng suất lao động; cần phân tích và đánh giá hiệu quả tình hình sử dụng lao động và hiệu quả của các mức tiền lương. Mặt khác, cần tiến hành tuyên truyền, phổ biến thông tin và sử dụng thông tin trong hoạch định chính sách tiền lương và thu nhập. Khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, tiền công phải đảm bảo hoàn thiện hệ thống quan hệ lao động và tăng cường vai trò của Công đoàn trong thoả thuận các mức tiền công, tiền lương tại các cấp.

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta dưới góc độ nhất định đã làm này sinh hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ở các cấp khác nhau, từ doanh nghiệp đến ngành và cấp quốc gia. Thực tế, Bộ luật Lao động đã quy định rõ vai trò của các bên trong quan hệ lao động, phát triển cơ chế hợp tác ba bên, ký kết thoả ước lao động tập thể, các quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động,... Tuy nhiên các quy định này vẫn tỏ ra không theo kịp với những thay đổi rất nhanh chóng của thị trường lao động. Do đó, trong khi thương lượng, điều chỉnh mức tiền lương của người lao động, cần xem xét tới nhiều yếu tố khác mà việc điều chỉnh này ảnh hưởng tới như: lạm phát, thất nghiệp, mức sống,... tiền lương phải được gắn với năng suất lao động của thời điểm hiện tại của doanh nghiệp.

Phát triển thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay của quá trình hội nhập vao kinh tế thế giới cần đẩy mạnh mức độ thị trường hoá các quan hệ lao động.

Tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động là tỷ lệ tham gia vào quan hệ mua, bán, thuê mướn dịch vụ lao động trong tổng số lực lượng lao động. Đây là chỉ số đánh giá trình độ phát triển của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (Trang 83)