7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Dự báo cung, cầu lao động đến năm 2015
Theo điều tra biến động dân số và nguồn lao động 1/4/2003 do Tổng cục Thống kê thực hiện, dựa vào tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ gia tăng lực lượng lao động hàng năm, dự báo đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam như sau:
Biểu 3.1: Dự báo dân số trong độ tuổi lao động đến 2015
Đơn vị: nghìn người
Năm
Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động
Tổng số Nam Nữ
2007 54.233 27.420 26.813
2009 56.549 28.678 27.771
2010 57.339 29.237 28.167
2015 63.215 33.768 29.447
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu dự báo của Bộ kế hoạch Đầu tư, tạp chí Lao động và Xã hội 2007, 2008)
Bảng số liệu trên cho thấy, đến năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động của nước ta khoảng 63,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng gần 1,2 triệu người, giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng bình quân khoảng 2,40%/ năm.
Theo đó, lực lượng lao động nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu ng- ười/năm (cung lao động thực tế tăng hàng năm tăng thêm khoảng 1 triệu ngư- ời), cùng với số lao động thất nghiệp tồn đọng, mỗi năm có khoảng 1,3- 1,4 triệu lao động có nhu cầu giải quyết việc làm trong giai đoạn 2010 - 2015.
Dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam đến năm 2015 dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2015 tăng trưởng GDP trung bình 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động 5,5- 6%/ năm, điều tra lao động việc làm tại thời điểm 01/07 hàng năm theo kết quả dự báo cầu lao động đến năm 2015 như sau:
Biểu 3.2: Dự báo cầu lao động theo các chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam đến 2015
Đơn vị: nghìn người
Bình quân việc làm Tổng số giải quyết việc làm Từ quỹ quốc gia Từ chƣơng trình Trong đó
giải quyết việc làm
Từ chƣơng trình khác 2005 41.359 320 733 1.053 2006- 2010 44.766 250 924 1.174 2001- 2010 41.933 285 1.098 1.383 2010 - 2015 47.560 360 1.200 1.500
(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu hội thảo khoa học: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010, Bộ kế hoạch và Đầu tư; Tạp chí Lao động Xã hội 2007, 2008)
Dự báo về cơ cấu việc làm đến năm 2015 theo ngành (biểu 3.3)
Biểu 3.3. Cơ cấu việc làm dự báo đến năm 2015
Đơn vị: %
Năm Nông nghiệp CN – XD Dịch vụ
2003 59,40 16,41 24,55
2005 57,04 16,98 25,55
2010 52,39 18,34 29,26
2015 46,01 22,30 31,69
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Theo kết quả dự báo, đến năm 2015, lực lượng lao động Việt Nam chủ yếu vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 46,01%). Dự báo tốc độ tăng việc làm trong các ngành đến 2015 như sau: ngành nông, lâm, ngư
nghiệp tăng 0,1%; ngành CN- XD tăng: 6,6%; ngành dịch vụ tăng 3,4%; Tốc độ tăng việc làm chung của cả nền kinh tế là 2,2%.
3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường lao động
3.1.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đặt ra đối với việc phát triển thị trường lao động
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới có sự thay đổi căn bản và đặt ra những yêu cầu mới, xu thế hội nhập diễn ra mạnh mẽ, sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia, khu vực; sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã thúc đẩy nên kinh tế thế giới phát triển.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để một quốc gia có thể duy trì và nâng cao chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập Kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng hiện nay, sự cạnh tranh là rất khốc liệt, chỉ là những quốc gia nào biết tận dụng những cơ hội do tiến bộ khoa học – công nghệ đem lại là có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thị trường trong đó có thị trường lao động.
Thị trường lao động là thị trường có tính chất quyết định trong hệ thống thị trường của nền kinh tế. Thị trường lao động phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại thị trường khác, từ đó làm cho nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, các quốc gia trên thế giới rất quan tâm tới việc phát triển thị trường lao động và luôn hướng tới sự toàn dụng lao động.
Xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi cần phải có sự nhận thức đúng đắn để phát triển thị trường lao động, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thích ứng được với lao động sản xuất hiện đại của thế giới, nhằm đủ sức cạnh tranh và cạnh tranh tốt hơn so với các nước khác. Từ đó nâng cao vị thế của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Chính xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra cho Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, tranh thủ được những lợi thế của quốc tế, kinh nghiệm của các nước đi trước để từ đó rút ra bài học nhằm phát triển thị trường lao động. Trong bối
cảnh toàn cầu hoá, chúng ta có thể huy động được những nguồn liệu từ bên ngoài: vốn, công nghệ, tri thức, trình độ quản lý; qua đó khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn trong đó có nguồn lực lao động.
Toàn cầu hoá mở ra khả năng cho Việt Nam nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, điều chỉnh, cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động. Qua đó đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động với mức tiền công cao hơn. Người lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn do nhiều ngành nghề mới ra đời, sẽ năng động hơn.
Tuy nhiên bối cảnh quốc tế và khu vực đang đặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng trước những thách thức mới.
Một mặt do sức ép về số lượng lao động gia tăng ngày càng cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người lao động phải thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Mặt khác, sự suy thoái kinh tế thế giới đang ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng, tổng cầu lao động của nền kinh tế suy giảm. Dự báo năm 2009 sẽ có khoảng 150.000 lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế. Bên cạnh đó là sự di chuyển của lao động nước ngoài đến Việt Nam, theo dự báo đến năm 2015 có khoảng 163.000 lao động nước ngoài đến Việt Nam, tốc độ tăng của giai đoạn 2008 - 2015 khoảng 42%/năm.
Như vậy có rất nhiều thách thức đối với thị trường lao động trong nước. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng lao động của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là một thách thức lớn nhất.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu lao động một cách hợp lý. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước đối với thị trường lao động,
cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ giáo viên dạy nghề, trang thiết bị đào tạo, ... còn nhiều hạn chế. Đó thực sự là những thách thức lớn trong quá trình phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Trên cơ sở của thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam, các vấn đề đặt ra trong sự nghiệp của thị trường lao động, việc đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta hiện nay là rất cần thiết như Nghị quyết Đại hội Đảng IX xác định: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm những thị trường quan trọng còn sơ khai như: Thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ”.
Đặc biệt ngày 7/ 11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh dấu quá trình thay đổi về chất và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng của Việt Nam đã và sẽ là một phần của thị trường thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải đề ra những quan điểm và giải pháp đúng đắn, hợp lý để đón nhận thời cơ, vượt qua những thách thức, khó khăn nhằm phát huy được tối đa lợi thế, hạn chế và khắc phục những yếu kém của thị trường lao động nhằm từng bước phát triển thị trường lao động ở Việt Nam.
3.1.2.2. Quan điểm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam * Tôn trọng cơ chế vận hành khách quan của thị trường lao động.
Thị trường lao động nước ta phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, hoạt động tuân thủ các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, coi sự tồn tại của thị trường lao động là khách quan thực sự coi sức lao động là hàng hoá. Cụ thể, người lao động là người tự do, được pháp luật thừa nhận quyền tự do về thân thể, tự do đi lại lựa chọn nghề nghiệp, tự do trong thoả thuận các điều kiện trong hợp đồng lao động về tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các chế độ khác liên quan tới hoạt động lao động.
Phải thừa nhận các lực lượng tham gia thị trường lao động, người bán sức lao động (lực lượng cung), người mua sức lao động (lực lượng cầu), người môi giới, tổ chức cho người mua, người bán sức lao động gặp nhau (lực lượng môi giới), Nhà nước (lực lượng quản lý, điều tiết thị trường lao động).
Mỗi lực lượng tham gia vào thị trường lao động có vai trò, chức năng, mục đích riêng của mình, các lực lượng đó là chủ thể của thị trường lao động, nếu thiếu một trong các chủ thể nêu trên thì thị trường lao động hoặc không thể hình thành hoặc không thể phát triển được.
Lực lượng cung lao động hay những người bán sức lao động trên thị trường lao động. Họ là lực lượng phải đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động. Đây là lực lượng không thể thiếu để hình thành thị trường lao động.
Lực lượng cầu lao động gồm những người thuê mướn, sử dụng lao động, đây cũng là lực lượng không thể thiếu để hình thành thị trường lao động. Lực lượng cầu lao động đóng vai trò chủ yếu tạo ra việc làm cho xã hội, nâng cao tổng cầu về việc làm trong thị trường lao động. Tuy nhiên họ có quyền sa thải lao động nếu người lao động vi phạm hợp đồng lao động.
Lực lượng môi giới trung gian gồm những người cung cấp thông tin về thị trường lao động, tổ chức cho cung – cầu lao động gặp nhau, từ đó phát sinh các quan hệ lao động. Đây là lực lượng không thể thiếu trong quá trình phát triển thị trường lao động, các lực lượng môi giới trung gian như cầu nối để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau.
Nhà nước là lực lượng quản lý, kiểm soát và điều tiết thị trường lao động, thể hiện ở chỗ: Nhà nước tạo ra hệ thống pháp luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan tới lao động, tạo ra hành lang pháp lý để các chủ thể khác hoạt động, tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường lao động. Nhà nước còn tham gia tạo việc làm mới, điều tiết cung – cầu lao động,....và khắc phục những khuyết tật của thị trường lao động như thất nghiệp, phân hoá thu nhập, vấn đề an sinh xã hội...
Cần thừa nhận và tôn trọng nguyên tắc ngang giá trên thị trường lao động, thể hiện ở chỗ: Việc mua, bán sức lao động trên thị trường lao động không thể áp đặt mức tiền công. Mức tiền công trên thị trường lao động do nhiều yếu tố quy định trong đó có quan hệ cung – cầu về lao động. Nếu cung vượt quá cầu thì mức tiền công giảm và ngược lại.
* Trong quá trình vận hành thị trường lao động phải kết hợp cơ chế thị trường với vai trò điều tiết của Nhà nước.
Bên cạnh những mặt tích cực mà cơ chế thị trường tạo ra trong thị trường lao động (người lao động làm việc tích cực, không ngừng nâng cao chất lượng lao động, người sử dụng lao động phải sử dụng có hiệu quả sức lao động,....) thì bản thân hoạt động của cơ chế thị trường cũng có những “thất bại” mà bản thân nó không tự khắc phục được, chẳng hạn như điều kiện lao động không được đảm bảo, người lao động bị gây sức ép về tiền công. Vì vậy để hạn chế và khắc phục những “thất bại” của thị trường lao động, nhà nước phải can thiệp vào thị trường lao động.
Sự can thiệp của Nhà nước Việt Nam vào thị trường lao động nhằm bảo đảm cho cơ chế thị trường phát huy cai trò phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Phát triển thị trường lao động ở nước ta phải bảo đảm tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, nâng cao đời sống của người lao động,...
Để thực hiện các mục tiêu trên, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách thị trường lao động tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ cung cầu phát triển lành mạnh, tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường lao động.
Nhà nước phải là cơ quan điều tiết vĩ mô thị trường lao động, theo dõi, điều tiết cung cầu lao động, tiến hành dự báo cung – cầu và sự biến động của thị trường lao động trong nước và quốc tế, tạo cơ hội cho lao động yếu thế có thể tham gia vào thị trường lao động.
Tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi, từ đó kích cầu đầu tư cho nền kinh tế phát triển sản xuất tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng việc làm, thu hút nhiều lao động tham gia sản xuất.
Nhà nước khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động, có chính sách hỗ trợ hợp lý người lao động có hoàn cảnh đặc biệt (lao động cao tuổi, tàn tật,..) xử lý các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, tổ chức hệ thống an sinh xã hội,...
* Phát triển thị trường lao động phải bảo đảm tính đồng bộ trong phát triển với các thị trường khác, thống nhất thông suốt của thị trường lao động toàn quốc và liên thông với thị trường quốc tế.
Kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại thị trường: Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính,....Hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường có tác động, ảnh hưởng đến nhau. Nếu một thị trường nào đó không phát triển thì sẽ gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của các thị trường khác. Vì vậy, muốn phát triển thị trường lao động phải đảm bảo tính đồng bộ trong sự phát triển với các thị trường khác.
Thị trường lao động phát triển trong mối quan hệ tương hỗ với các thị trường khác, chẳng hạn thị trường lao động phát triển sẽ kích thích thị trường vốn, tư liệu sản xuất, bất động sản phát triển. Ngược lại khi thị trường vốn, tư liệu sản xuất, bất động sản phát triển sẽ kích thích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất, từ đó nhu cầu về lao động sẽ tăng lên, kích thích cung ứng lao động tăng lên.
Trong quan điểm của Đảng nhằm hướng tới xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng đồng bộ hệ thống thị trường là một yêu cầu cần thiết: “Hình thành đồng bộ các loại thị trường,