Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Các giải pháp khác

Đối với tổ chức đại diện cho người lao động (Công đoàn): Cần tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động. Phát triển tổ chức Công đoàn rộng rãi ở các khu vực kinh tế, ngành sản xuất kinh doanh, đặc biệt cần chú trọng phát triển hệ thống Công đoàn ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Đối với tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động: Cần xác định cho người sử dụng lao động thấy rõ chức năng, nhiệm vụ của họ trong quan hệ lao động, huy động giới chủ tham gia tích cực vào việc hoạch định các chính sách phát triển thị trường lao động.

Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội cần theo hướng sát với lợi ích người lao động hơn, hỗ trợ và giúp đỡ người lao động hơn nữa khi phải đối mặt với những rủi ro, tai nạn trong quá trình lao động sản xuất. Từ đó giúp người lao động yên tâm hơn khi tham gia thị trường lao động.

KẾT LUẬN

Thị trường lao động là thị trường mang tính chất quyết định trong hệ thống thị trường của nền kinh tế. Trong thị trường lao động diễn ra quá trình mua bán, trao đổi giữa người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập các quan hệ lao động như: việc làm, tiền công, điều kiện làm việc, thời gian lao động, bảo hiểm xã hội,…

Thị trường lao động được cấu thành bởi những yếu cơ bản là: cung, cầu, giá cả (tiền công, tiền lương)... Ngoài ra, hệ thống công cụ của thị trường lao động đóng vai trò rất quan trọng cho việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động.

Thị trường lao động ở nước ta được hình thành và phát triển cùng với quá trình “Đổi mới”. Hiện nay, thị trường lao động nước ta đang có mức cung khá lớn về số lượng, cùng với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, chất lượng cung lao động cũng ngày được nâng cao hơn; nhu cầu sử dụng lao động của thị trường đang được cải thiện theo hướng tích cực; các hình thức giao dịch và các kênh giao dịch ngày càng đa dạng, xuất khẩu lao động ngày càng tăng, vấn đề tiền lương, tiền công đang được điều chỉnh dần theo hướng sát với thị trường hơn, hệ thống pháp luật về thị trường lao động dần được hoàn thiện một cách đồng bộ, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với thị trường ngày càng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên thị trường lao động nước ta hiện nay vẫn còn những hạn chế, tồn tại, đó là: cung lao động tăng nhanh nhưng cầu lao động tăng không tương ứng dẫn tới sự mất cân đối lớn giữa cung – cầu; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị vẫn ở mức cao, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn còn thấp; chính sách tiền lương, tiền công còn nhiều bất cập; tỷ lệ lao động tham gia thị trường còn thấp, hệ thống công cụ của thị trường chưa hoàn thiện, hiệu quả trong hoạt động chưa cao; vai trò điều tiết quản lý của Nhà nước đối với thị trường lao động còn nhiều yếu kém.

Việc quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước nhằm định hướng, phát triển thị trường lao động nức ta hiện nay là một yêu cầu cần thết, từ đó tháo gỡ những khó khăn, tồn tại yếu kém trong phát triển thị trường lao động trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Trước mắt cần thực hiện các quan điểm sau:

Thứ nhất, cần tôn trọng cơ chế vận hành khách quan của thị trường lao động; Thứ hai, trong quá trình vận hành thị trường lao động phải kết hợp cơ chế thị trường với vai trò điều tiết của nhà nước; Thứ ba, phát triển thị trường lao động phải đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển với các thị trường khác, thống nhất, thông suốt của thị trường quốc tế; Thứ tư, phải đảm bảo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển thị trường lao động.

Ngoài việc quán triệt các quan điểm phát triển thị trường lao động, cần thực hiện tốt giải pháp sau: Một là, tăng tổng cầu về lao động và nâng cao chất lượng cung lao động hơn nữa; Hai là, cần cải cách hệ thống tiền lương, tiền công theo hướng sát hơn nữa với thị trường; Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường quản lý nhà nước; Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ môi giới thị trường lao động; Năm là, thực hiện một số biện pháp khác.

Việc quán triệt các quan điểm và thực hiện các giải pháp nêu trên rất cần thiết nhằm định hướng và phát triển thị trường lao động Việt Nam, góp phần thực hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội; hình thành đồng bộ hệ thống thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội IX, X

2. Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, Nxb Thống kê.

3. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (2005), “Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội 2005.

4. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, “Kinh tế Việt Nam 2004”, (Sách tham khảo) Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2005.

5. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW “Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” (Sách tham khảo), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2003.

6. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (2003), “Kinh tế Việt Nam 2002”, (Sách tham khảo) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. 7. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (2004), “Kinh tế Việt Nam

2003”, (Sách tham khảo). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. 8. Trần Đình Chính “Chất lượng lao động là nhân tố quyết định mở

rộng thị trường xuất khẩu lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 278, tháng 1/2006, trang 13-14.

9. Trần Văn Chử “Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động nước ta”. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 283, tháng 3/2006, trang 37-39.

10. Nguyễn Mạnh Cường “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Lao động và Xã hội số 281, tháng 2/2006, trang 38-39.

11. Nguyễn Hữu Dũng “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho Thanh niên. Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2005.

12. Nguyễn Hữu Dũng “Bàn về chất lượng lao động Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 279 + 280 tháng 1+2/2006, trang 20-21. 13. Đặng Đình Đào, Nguyễn Thị Xuân Hương “Một số vấn đề về đào

tạo nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ ở nước ta”, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội số 2 (04), tháng 3/2006, trang 50-54.

14. Lê Duy Đồng “Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường lao động nước ta đến 2010”. Tạp chí Lao động và Xã hội số 284 tháng 4/2006, trang 4-9.

15. Nguyễn Đại Đồng “Công tác lao động – việc làm giai đoạn 2006- 2010”. Tạp chí Lao động và Xã hội số 295, tháng 9/2006, trang 2-4. 16. Phan Vĩnh Điển “Chính sách tiền lương mới và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi”. Tạp chí Lao động và Công đoàn số 381, tháng 6/2007, trang 10-11.

17. Hồng Hà “Nguồn gốc nhân lực Việt Nam có “lượng” nhưng chưa đủ “chất”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương số 13, tháng 4/2006.

18. Lê Thanh Hà “Tiền lương tối thiểu – vấn đề của các nước XHCN Đông Âu (cũ) và ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 340; 9/2006, trang 22-31.

19. Lê Thanh Hà “Những thách thức và giải pháp đối với lao động công nghiệp khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí Lao động và Công đoàn số 357 tháng 6/2006.

20. Lê Thanh Hà “Nhu cầu và khả năng đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực lao động – việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động – Xã hội số 287, tháng 5/2006.

21. Lê Thanh Hà “Những thách thức và giải pháp đối với lao động công nghiệp khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới”, Tạp chí Lao động và Công đoàn số 357, tháng 6/2006, trang 6-7.

những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái bình Dương số 29 tháng 7/2006, trang 14-18.

23. Nguyễn Thị Hằng “Thành tựu 20 năm đổi mới và nhiệm vụ trọng tâm của ngành lao động thương binh và xã hội 5 năm tới”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 279 + 280 tháng 1, 2/2006, trang 2-10.

24. Nguyễn Quang Hiển “Thị trường lao động Việt Nam – Thị trường và các giải pháp phát triển”. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2003. 25. Đỗ Văn Hoà “Thực trạng và giải pháp phát triển dạy nghề cho lao động nghèo ở khu vực nông thôn”, Tạp chí Lao động - Xã hội số 278, tháng 1/2006, trang 42-44.

26. Nguyễn Thanh Hoà “Xuất khẩu lao động 5 năm qua và định hướng giai đoạn 2006-2010”, Tạp chí Lao động Xã hội số 278, tháng 1/2006, trang 9-10.

27. Bùi Văn Hồng, “Quỹ BHXH ngắn hạn, thực trạng và khuyến nghị”, tham luận trình bày tại hội thảo: “Phương hướng hoàn thiện các chế độ BHXH ngắn hạn”, Hà Nội 16-17/11/2004.

28. Nguyễn Thị Lan Hương “Hoàn thiện chính sách tiền lương trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 295, tháng 9/2006, trang 5-7.

29. Đoàn Văn Khái “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2003.

30. Phạm Ngọc Linh “Khắc phục hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5/2006, trang 18-20.

31. Nguyễn Hồng Minh “Xây dựng chương trình dạy nghề theo 3 trình độ”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 287, tháng 5/2006, trang 8-10. 32. Nguyễn Lê Minh “Hội nhập quốc tế và thách thức về nguồn nhân

lực”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 288, tháng 6/2006, trang 11-12. 33. Đinh Thị Nga “Phát triển thị trường lao động Việt Nam thời kỳ hậu

34. Nguyễn Trần Nghĩa “Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 287, tháng 5/2006, trang 14-16.

35. Trần Minh Ngọc “Một số vấn đề về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 343, tháng 12/2006, trang 34-46. 36. Nguyễn Bá Ngọc “Gia nhập WTO, thất nghiệp nớc ta sẽ tăng hay giảm?”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 349, tháng 6/2007, trang 44-51.

37. Nguyễn An Ninh “Hệ thống dạy nghề Việt Nam trước nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức”. Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 377, tháng 4/2007, trang 7-9.

38. Nguyễn Thị Quy “Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trư- ờng”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999.

39. Cao Văn Sâm “Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 281, tháng 2/2006, trang 40-41.

40. Cao Văn Sâm “Trung tâm dạy nghề – Nhân tố quan trọng phát triển nguồn gốc nhân lực và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”. Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 383 tháng 7/2007, trang 6-7.

41. Nguyễn Ngọc Sơn “Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005: Thực trạng và một số khuyến nghị trong thời gian tới”, Tạp chí kinh tế và Dự báo số 3/2006, trang 26- 28.

42. Phạm Quý Thọ “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và các giải pháp phát triển”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003.

43. Nguyễn Thị Thơm (chủ biên) “Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

44. Phạm Đức Thành “Các giải pháp kinh tế – xã hội đẩy mạnh nhân đôi sử dụng lao động giai đoạn 2006-2010”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 282, tháng 3/2006, trang 18-20.

nghề”, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004.

46. Nguyễn Tiệp “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn – kỹ thuật – tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 333, tháng 2/2006, trang 17-28. 47. Nguyễn Tiệp “Giáo trình thị trường lao động”, Nxb Lao động – Xã

hội, Hà Nội, 2007.

48. Nguyễn Lương Trào “Điều chỉnh để chủ động hội nhập trong lĩnh vực lao động và xã hội”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 279 + 280, tháng 1+2/2006, trang 4-10.

49. Nguyễn Đức Trí “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ THCN và dạy nghề”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục số 111, trang 10-13.

50. Trần Văn Tùng “Nên chuyển giao công nghệ đào tạo, bồi dỡng tài năng của Mỹ vào Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 20 tháng 5/2006, trang 23-25.

51. Nguyễn Thị Hải Vân “Những giải pháp đột phá trong chương trình việc làm giai đoạn 2006-2110”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 282, tháng 3/2006, trang 13-17

52. Hồ Trọng Viện “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước”, Tạp chí Lý luận Chính trị 1/2003, trang 49 – 62.

53. Đinh Quý Xuân, “Kinh tế – xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004. 54. Website: http://www.vneconomy.com.vn 55. Website: http://www.gso.gov.vn 56. Website: http://www.molisa.gov.vn 57. Website: http://www.ncseif.gov.vn 58. Website: http://www.thesaigontime.vn 59. Website: http://www.laodong.com.vn 60. Website: http://www.tapchithuongmai.vn

61. Website: http://www.kinhtenongthon.com.vn 62. Website: http://www.tapchicongsan.org.vn 63. Website: http://www.ktdt.com.vn

64. Website: http://www.hanoitime.vn 65. Website: http://www.docbao.com.vn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)