1.3.5.1. Nội dung đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu ĐTBD đối với CB,CC như hiện nay, căn cứ vào đặc điểm học tập của đối tượng là CB,CC, nội dung trong công tác đào tạo:
- ĐTBD về hành chính nhà nước, đây là yêu cầu cơ bản và bắt buộc đối với mọi công chức hành chính nhà nước, nhằm tạo ra một hệ thống công vụ thích hợp, làm cơ sở cho việc công chức hành chính tăng nhanh khả năng thích ứng đối với cơ chế mới.
- ĐTBD về quản lý nhà nước cho một nền kinh tế chuyển đổi, cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về khinh tế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường cho CB,CC hành chính nói riêng để họ làm việc trong môi trường nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước.
- ĐTBD cho mục tiêu phát triển, đây là lĩnh vực có yêu cầu cao hơn để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao và sâu nhằm tăng cường khả năng thiết kế các hệ thống, hoạch định các chính sách kinh tế xã hội, nâng cao năng lực phân tích, quản lý và thực thi chính sách, các chương trình dự án phát triển.
- ĐTBD cho mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, đây là lĩnh vực rộng lớn có liên quan tới nhiều đối tượng CB,CC, bao gồm nhiều nội dung đào tạo như ngoại ngư, tin học, phương pháp quản lý mới.
- ĐTBD cho mục tiêu quản lý nguồn nhân lực, đây là nội dung quan trọng, lâu dài bao gồm các hoạt động ĐTBD nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ CB,CC hành chính, giải quyết việc nâng bậc, nâng ngạch, khắc phục tình trạng không đủ các tiêu chuẩn đã được nhà nước quy định đối với từng ngạch công chức hay tiêu chuẩn của từng loại chức danh cho cán bộ quản lý, thường xuyên bổ xung nguồn nhân lực mới nhất là đối với loại công chức dự bị. CB,CC trước khi được bổ nhiệm vào vị trí chức vụ mới đều phải được đào tạo những vấn đề cơ bản về công chức, công vụ.
Công tác ĐTBD CB,CC là hoạt động nhằm nâng cao năng lực của đối tượng này, đó là kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ và định hướng giá trị. Tuy nhiên những yếu tố thường có được qua ĐTBD chủ yếu là kiến thức và kỹ năng, ngoài ra người học còn có thể được cung cấp kinh nghiệm, được đào tạo về chính trị, đạo đức, tác phong và thái độ làm việc. Nội dung ĐTBD tập trung chủ yếu vào: cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế, về
nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức về quản lý, về chuyên môn ngoại ngữ, tin học, mà các bộ chưa có, chưa đủ hoặc chưa cập nhật được kiến thức mới. Những kiến thức đó cần được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng về trình độ, vị trí công tác, về yêu cầu công việc, tránh tình trạng nội dung quá nặng về lý luận, liều lượng chưa thích hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo.
Rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc, đây là nội dung ĐTBD thiết thực và thông dụng nhất cho CB,CC nhằm bổ sung những thiếu hụt. Tùy phân tích nhu cầu mà có thể đào tạo lại hoặc đào tạo mới để bắt kịp với công việc và sự thay đổi và đòi hỏi của công việc trong bộ máy. Trao đổi những kinh nghiệm trong công việc chuyên môn, trong tổ chức điều hành cho học viên tiếp cận với kinh nghiệm, phương pháp hiện đại của nước nước ngoài.
Đào tạo tổng hợp nhiều chức năng, nội dung đào tạo liên quan đến việc trang bị cho cán bộ khả năng thực hiện nhiều công việc trong các tổ chức và nhiều cơ quan khác nhau, nhằm đáp ứng hướng thay đổi hiện nay là nhân lực cần phải thành thạo và linh hoạt nhiều hơn chỉ là chuyên môn hoá ở một lĩnh vực cụ thể. Đào tạo hoạt động theo nhóm, nội dung đào tạo tập trung cho học viên là làm thế nào để làm việc theo nhóm có hiệu quả nhất, bao gồm đào tạo các kỹ năng thông tin, tăng cường sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm, đảm bảo sự hòa hợp giữa các mục tiêu cá nhân.
1.3.5.2. Hình thức đào tạo
Để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐTBD CB,CC trước hết phải coi ĐTBD CB,CC là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hóa và nâng cao năng lực trình độ của CB,CC. Xây dựng kế hoạch ĐTBD trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể. Từ kế hoạch này, từng khu vực, từng cấp, từng ngành xây dựng kế hoạch cụ thể phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ cách mạng với quy hoạch sử dụng CB,CC, đồng thời cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương
pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng thiết thực đáp ứng yêu cầu. Đào tạo theo sát tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc song cũng cần có trọng tâm, trọng điểm tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng khối, từng ngành, từng bộ phận từng cấp để có chương trình, nội dung hình thức hợp lý.
Về hình thức đào tạo cần kết hợp chặt chẽ các loại hình: Chính quy
Dài hạn Tại chức
Đào tạo từ xa và tự đào tạo
Đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài
Hình thức ĐTBD xuất phát từ đặc điểm của CB,CC hiện nay các cơ sở lựa chọn hình thức thích hợp đối với từng loại cán bộ. Hiện nay loại hình đào tạo tổng hợp đang được áp dụng phổ biến, bao gồm các chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Nội dung được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực từng vấn đề kinh tế, xã hội, đây là hình thức đào tạo nhằm chuẩn bị cho đội ngũ kế cận, cốt cán của tương lai, cùng với nó có thể nghiên cứu duy trì tổ chức các lớp chuyên sâu, ít người hơn và thời gian đào tạo ngắn hơn, các lớp chuyên ở đây được hiểu là các lớp chuyên về chức nghiệp giành cho những người có chức danh công chức như nhau hoặc gần nhau. Các loại lớp chuyên như lớp chuyên ngành QLNN về kinh tế cho các cán bộ thuộc các lĩnh vực quản lý, lớp chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước cho CB,CC chính quyền các cấp…. Chuyên về nội dung và trú trọng vào yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mang tính đặc trưng cụ thể, tránh tình trạng đại trà chung chung. Ở các lớp chuyên sâu về nội dung sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà thực tế công việc của học viên đòi
hỏi nhấn mạnh vào tính thực tiễn và kỹ năng thực thi công vụ đồng thời có thể giảm bớt thời lượng bài giảng những kiến thức chưa thật cần thiết.
Các hình thức đào tạo phổ biến là đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, đào tạo tại chỗ bao gồm thuyên chuyển công chức qua nhiều công việc khác nhau, thường áp dụng với các công chức lãnh đạo, nhằm mở rộng kiến thức, họ sẽ tìm hiểu nhưng chức năng khác nhau. Bố trí vào việc “trợ lý”, các vị trí này thường được đào tạo để mở rộng tầm nhìn của người học qua việc cho phép họ làm việc với những người có kinh nghiệm, hình thức này có hiệu quả khi người quản lý cấp trên có trình độ để dẫn dắt và phát triển người học cho đến khi họ gánh vác được toàn bộ trách nhiệm; Đề bạt tạm thời với cán bộ quản lý hoặc tham gia vào các ủy ban, hội đồng để họ có cơ hội tiếp cận với những người có kinh nghiệm và họ làm quen với nhiều vấn đề khác nhau, học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
Huấn luyện, đào tạo tại chỗ là công việc luôn được tiến hành nhằm thường xuyên nâng cao trình độ của CB,CC đáp ứng nhu cầu thay đổi công việc và cập nhật những thay đổi hàng ngày hàng giờ của hệ thông thông tin và kiến thức khoa học.
Đào tạo không gắn với thực hành là phương pháp đào tạo theo chương trình, được đào tạo từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức từ các tổ chức giáo dục, đào tạo hay các hiệp hội nghề nghiệp. Hình thức này đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, có bài bản, có kế hoạch. Tuy nhiên nó không hoặc ít gắn với thực tế công việc do đó hiệu quả đào tạo không cao.