- Chức năng nhiệm vụ của các Phòng Bảo hiểm nghiệp vụ (Hàng hoá, Phi hàng hải, Tầu Thuỷ, Xe cơ giới, Tài sản kỹ thuật, Con người):
30. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.3.1.5 Môi trường chính trị, pháp luật.
Mặc dù trên thế giới hiện nay đang chứa đựng nhiều bất ổn, suy thoái kinh tế toàn cầu các cuộc xung đột vũ trang và xung đột sắc tộc đang xảy ra liên miên nhưng ở Việt Nam nhờ đường lối lãnh đạo của Đảng với chính sách đại đoàn kết dân tộc cộng với những chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo đã tạo nên một đất nước Việt Nam hoà bình và ổn định, là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư trên thế giới.
Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bảo hiểm điều này đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp theo đường lối nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01/04/2001 đã đi vào đời sống kinh tế-xã hội, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh thị trường bảo hiểm Việt Nam. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đã tạo sự hình thành thị trường bảo hiểm, xoá bỏ cơ chế độc quyền Nhà nước, cho phép thành lập thêm các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế, mở cửa cho các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, liên doanh với nước ngoài vào hoạt động. Cuộc cạnh tranh về kinh doanh bảo hiểm đã thực sự trở nên gay gắt và khốc liệt.
Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên tạo ra môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải cố gắng vươn lên thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
Ngoài ra nhà nước có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:
Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã gia nhập WTO và tham gia IAIS ( Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế). Bộ Tài chính đã từng bước mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh, công tác quản trị, điều hành, mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động; khuyến khích thế mạnh của mọi thành phần kinh tế trong phát triển thị trường bảo hiểm; đồng thời đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa yêu cầu hội nhập và yêu cầu phát triển từng bước thị trường bảo hiểm, duy trì thị trường ổn định và phù hợp với năng lực quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Dưới đây là 2 nội dung chính trong các cam kết hội nhập BTA và WTO:
+ Cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Từ ngày 10/12/2007, các công ty bảo hiểm Mỹ được phép thành lập liên doanh với cá đối tác Việt Nam với số vốn góp của phía Mỹ không quá 50% và được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc. Từ ngày 10/12/2006, các công ty bảo hiểm Mỹ được phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tư của Mỹ tại Việt Nam và từ ngày 10/12/2007 các công ty này được phép được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc.
+ Cam kết gia nhập WTO của Việt nam, vê cơ bản năm 2008, thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở của toàn phần, ngoại trừ việc chi nhánh phi nhân thọ của các công ty Bảo hiểm nước ngoài sẽ chỉ được thành lập 5 năm sau khi Việt nam chính thức gia nhập WTO. Việc mở cửa này ảnh hưởng lớn
tới hoạt động tài chính và kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của các công ty bảo hiểm trên thị trường nói chung và PJICO nói riêng.
Chính sách thuế: Nhà nước đã có chính sách cho phép doanh nghiệp hạch toán vào chi phí đối với phí bảo hiểm của các loại hình bảo hiểm mang tính rủi ro tham gia cho người lao động. Bên cạnh đó, đã có chính sách thuế thu nhập khá ưu ái và dễ thực hiện đối với đội ngũ đại lý khai thác bảo hiểm.