Phương hướng tài trợ vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hệ thống đoàn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận của tập đoàn thiên long (Trang 44 - 48)

7.1 Đánh giá các mặt hoạt động của công ty.

Năm 2012 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đồng Euro, bất động sản đóng băng, vàng biến động mạnh, Tác động của hệ thống đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

thâm hụt ngân sách, tái cấu trúc ngân hàng …Những ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước đã làm sức mua giảm sút nghiêm trọng.

Trong hoàn cảnh khó khăn này, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn được giữ vững ổn định và phát triển với các những thành tích ấn tượng:

Doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 1.216.345 triệu đồng, tăng 16,55% so với cùng kỳ

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty đạt 100.153 triệu đồng, vượt 11,28% so với kế hoạch

Doanh thu xuất khẩu đạt 136.986 triệu đồng, tăng trưởng với tốc độ cao lên đến 75% so với năm 2011.

Bên cạnh đó, Thiên Long đã hoàn thành sớm mục tiêu chiến lược của Tập đoàn, trở thành một trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Trong bối cảnh cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, các chế độ lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo của Cán bộ công nhân viên Thiên Long đều được đảm bảo, môi trường làm việc ngày càng được cải thiện.

7.2. Đánh giá kết quả hoạt động và tình hình tài chính năm 2012

Năm 2012 khép lại một năm đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng cuối năm tăng 6,81%, giảm mạnh so với tốc độ phi mã 18,13% của năm 2011 và thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,03%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6-6,5% đề ra và là mức tăng thấp

nhất trong hai thập kỷ qua. Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Việt Nam xuất siêu nhưng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu sụt giảm khi sản xuất đình đốn. 55.000 doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, khiến cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Cộng cả năm 2011, con số này lên đến gần 110.000. Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) nhận định đây là một trong những giai đoạn đen tối nhất của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, Tập đoàn Thiên Long tập trung toàn lực để thực hiện mục tiêu đề ra, vừa tập trung đối mặt, linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong hiện tại, vừa tìm ra những cơ hội kinh doanh, những quyết định đột phá trong khủng hoảng, vừa chuẩn bị các nguồn lực để đón đầu các cơ hội trong tương lai khi nền kinh tế khởi sắc. Trong năm 2012, doanh thu thuần của Tập đoàn Thiên Long đạt 1.216.345 triệu đồng, tăng 16,55% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế của toàn Tập đoàn đạt 100.153 triệu đồng, tăng 24,37% so

với năm 2011 và vượt 11,28% so với chỉ tiêu kế hoạch thông qua tại Đại hội Đồng Cổ đông năm tài chính 2011.

7.3. Giải pháp tài trợ cho nhu cầu vốn trong tương lai.

Trong năm 2013, đại hội đồng cổ đông tập đoàn Thiên Long đã đưa ra chỉ tiêu kế hoạch như sau:

+Doanh thu thuần: 1.400 tỷ đồng +Lợi nhuận sau thuế: 110 tỷ đồng

7.3.1. Xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong ngắn hạn.Năm 2012, công ty Thiên Long đã đạt được doanh thu thuần là Năm 2012, công ty Thiên Long đã đạt được doanh thu thuần là

thu) là 11.16%. Qua bảng cân đối kế toán đã phân tích ở trên ta thấy các khoản mục ở phần tài sản đều chịu sự tác động trực tiếp của doanh thu, tuy nhiên do tính chất và đặc điểm của vốn có định nên ta có thể tách riêng chúng ra. Ở phần nguốn vốn chỉ có các chỉ tiêu Vay ngắn hạn ngân hàng, phải trả nhà cung cấp và Phải nộp ngân sách nhà nước là thỏa mãn điều kiện quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Sau đây ta tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục này so với doanh thu.

Tài sản Tỷ lệ (%) Nguồn vốn Tỷ lệ (%) 1.Tiền 12.44 1.Phải trả nhà cung cấp 4,12 2.Các khoản phải thu 5.18 2.Phải nộp ngân sách 1,52 3.Hàng tồn kho 34,81 3.Phản trả CNV 0,89 4.Tài sản lưu động khác 0,94 Cộng 53,56 Cộng 6,52 *Nhận xét:

-Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên cần phải tăng 0, 5356 đồng vốn để bổ sung cho phần tài sản

-Cứ 1 đông doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì doanh nghiệp chiếm dụng dương nhiên(nguồn vốn phát sinh tự động) là 0,0652 đồng (6,52%)

Vậy thực chất 1 đông doanh thu tăng lên doanh nghiệp cần bổ sung: 0,5356-0,0652=0,4707 đồng vốn.

Vậy nhu cầu vốn cần bổ sung cho năm sau là: (DT thuần dự kiến 2013-DTT năm 2012)*0,4707

=(1.400.000.000.000-1.216.334.848.430)*0,4707=86.451.186.844 đồng

Nếu doanh lợi doanh thu vẫn được doanh nghiệp duy trì như năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế của năm 2013 là:

1.400.000.000.000*11,16%=156.240.000.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế=156.240.000.000*(1-25%)=117.180.000.000 đồng (gần tương đương đương với con số mà công ty đề ra là 110 tỷ đồng)

Trong năm 2013 công ty có nhu cầu bổ sung vốn là 86.451.186.844 đồng.

7.3.2 . Tài trợ vốn cho công ty.

Cơ cấu vốn năm 2012

Nợ dài hạn Vốn cổ phần 26.217.086.253 238.016.786.253=11.01 211.799.700.000 238.016.786.253=88,89 Vốn cổ phần: 211.799.700.000 đồng Mệnh giá phát hành: 10.000 đồng/cổ phần

Số lượng cổ phần: 21.179.970 cổ phần Lãi trên mỗi cổ phần=4.729 đồng

Tỷ lệ chi trả cổ tức mỗi cổ phần là: 20% (được công ty công bố trong bản báo cáo tài chính thường niên năm tài chính 2012)

Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối-(Vốn cổ phần*20%) = 169.860.720.364 – (211.799.700.000*20%) =127.500.780.364 đồng Nếu theo cơ cấu vốn như trên thì nhu cầu vốn bổ sung của công ty 2013 là 86.451.186.844 đồng được tài trợ như sau:

-Tài trợ từ nợ vay: 86.451.186.844 x 11,01% = 9.51.275.72 đồng

-Tài trợ từ vốn cổ phần: 86.451.186.844 x 88,89% =76.846.459.986 đồng.

Do khoản tài trợ từ vốn cổ phần của công ty < Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư do vậy sang năm 2013 công ty không cần phải huy động thêm vốn cổ phần tức là không cần phát hành thêm cổ phiếu thường mới.

Tổng nguồn vốn mới trong năm 2013 = 238.016.786.253+86.451.186.844=324.467.973.097đồn g

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN CHUNG

Từ các kết quả số liệu đã tính toán ở trên, ta đã có một cách nhìn tổng thể về ảnh hưởng và tác động của hệ thống đòn bẩy lên lợi nhuận cũng như là rủi ro của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng, chính sách sử dụng nguồn vốn cũng như thiết lập cơ cấu vốn sao cho có hiêu quả, giúp doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận sau thuế kì vọng vào năm 2013 là 110 tỷ đồng và thậm chí là hơn nữa.

Đòn bẩy hoạt động thể hiện mức độ sử dụng chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Qua so sánh giữa năm 2012 với năm 2011 ta thấy rằng độ bẩy hoạt động năm 2012 tăng lên so với năm 2011 do doanh nghiệp tăng chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chính sự thay đổi này đã làm lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty cũng tăng so với năm 2011, điều này đã khẳng định rằng công ty đã biết tận dụng đòn bẩy hoạt động để làm tăng lợi nhuân cho mình. Độ bẩy

hoạt động năm 2012 là 3,10 ở một mức định phí là 367.730.385.394 đồng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị trong việc hoạch định chính sách doanh thu và chi phí hoạt động. Sự chênh lệch khá xa giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí do thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu, nên công ty không hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao mặc dù có sự đầu tư đáng kể vào tài sản cố định.

Đòn bẩy tài chính liên quan đến viêc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định trong việc tổ chức nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) của công ty. Độ bẩy tài chính của doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 cho thấy công ty đã giảm việc sử dụng nợ vay nhằm bù đắp vào sự thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó cũng giúp công ty giảm được áp lực trả nợ vay, giảm rủi ro khi có sự biến động về lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên theo số liệu đã tính toán được khả năng trả nợ vay của công ty là khá cao là 4,41 tức là lợi nhuận của công ty có thể thanh

toán được 4,41 lần lãi vay. Công ty nên cân nhắc việc tăng tỷ lệ nợ vay để tài trợ nguồn vốn vừa giúp doanh nghiệp huy động vốn vừa là lá chắn thuế cho doanh nghiệp.

Độ bẩy tổng hợp năm 2012 tác động nhỏ hơn năm 2011 làm EPS biến động ít hơn khi doanh thu thay đổi. Độ bẩy hoạt động cao hơn độ bẩy tài chính chứng tỏ ở năm vừa qua đòn bẩy hoạt động có vai trò quan trọng thể hiện qua sự thay đổi của doanh thu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận hoạt động đóng góp phần lớn trong mục tiêu làm tăng EPS.

Độ bẩy hoạt động giảm và độ bẩy tài chính tăng là hợp lý để tránh tác động tổng hợp cùng lúc làm tăng rủi ro tổng thể. Tuy nhiên sự tăng lên của DOL không mang tính chủ quan. Nhưng đòn bẩy tài chính thì khác, sự giảm xuống của DFL là do công ty chủ động giảm nợ vay vì vậy hoàn toàn có thể đưa ra giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần.

Qua các chỉ tiêu và số liệu phân tích ở trên có thể thấy rõ được các tác động về viêc sử dụng hệ thống đòn bẩy cũng như xây dựng cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Đây cũng là tài liệu giúp công ty có chiến lược sáng suốt hởn trong lĩnh vực tài chính của mình từ đó nâng cao vị thế của công ty trên thị trường, tạo lòng tin cho cổ đông vè sự phát triển ổn định của công ty, gia tăng lợi nhuận cổ đông, nâng cao giá trị cổ phiếu và thu hút vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của hệ thống đoàn bẩy lên rủi ro và lợi nhuận của tập đoàn thiên long (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w