Thời kỳ 1972-1979

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 49)

2.1.3.1. Nội dung chính sách tín dụng của chính phủ

Chính sách tín dụng của chính phủ trong giai đoạn này là chính sách

trưng chính khác biệt khi so sánh với chính sách tín dụng của Nhật Bản hoặc Đài loan (Trung Quốc).

Một là: Nguồn của các khoản vay chính sách phụ thuộc chủ yếu vào các khoản tín dụng ngân hàng trung uơng và các khoản tiền gửi do DMBs huy động được và không phụ thuộc nhiều vào ngân sách quốc gia hoặc các quỹ do chính phủ huy động ( như các khoản tiết kiệm bưu điện).

Hai là: không chỉ các ngân hàng chuyên biệt mà cả các ngân hàng thương mại liên quan nhiều đến việc cho vay theo chính sách. Chỉ các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài không bị yêu cầu mở rộng các khoản vay chính sách. Tuy nhiên họ cũng khó tránh khỏi các yêu cầu các khoản vay cho danh mục đầu tư của các công ty cho SMC từ đầu những năm 80.

* Cung cấp các khoản vay với tỷ lệ lãi xuất thấp.

Trong những năm 70, để phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất (HCI), chính phủ trở lại sử dụng công cụ tỷ lệ lãi suất thấp đồng thời với việc tăng cường kiểm soát đối với việc cấp tín dụng.

Bảng 7:Tỷ lệ lãi xuất thời kỳ 1972-1979.

Năm Chỉ số lạm phát

Lãi xuất tiết kiệm

Các khoản cho vay chính sách của ngân hàng

Lãi xuất trên thị trường

Chung NIF Xuất

khẩu 1972 1973 1974 1975 11,7 3,1 24,3 25,3 15,0 12,6 15,0 15,0 15,5 15,5 15,5 15,5 - - 12,0 12,0 6,0 7,0 9,0 9,0 39,0 33,2 40,6 47,9

1976 1977 1978 1979 15,3 10,1 14,4 18,3 15,6 15,8 16,9 14,4 18,0 16,0 19,0 19,0 14,0 14,0 16,0 16,0 8,0 8,0 9,0 9,0 40,5 38,1 41,7 42,4

Nguồn: Thống kê kinh tế hàng năm của BOK.

Các chính sách tín dụng được áp dụng đối với các đối tượng có lựa chọn hơn. Sự trở lại chính sách lãi xuất thấp được đánh dấu bằng sắc lệnh khẩn cấp của Tổng thống năm 1972 để cứu giúp các tập đoàn đang cưỡi trên những đống nợ. Các điều khoản trong săc lệnh bao gồm việc cho phép hoãn trả nợ ngay đối với tất cả các khoản nợ của tập đoàn đối với các ngân hàng trong nước, và tái lập lại toàn bộ các khoản vay ngân hàng với một mức lãi suất giảm xuống. Việc hoãn trả nợ sẽ kéo dài 3 năm. Sau đó, các khoản nợ phải được chuyển thành các khoản vay kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất tối đa hàng năm là 16.2% (trong khi tại thời điểm này tỷ lệ lãi suất phổ biến trên thị trường là hơn 40%). Tỷ lệ lãi suất ngân hàng trên các khoản vay trên 1 năm được giảm xuống từ 19% còn 15.5%. Xấp xỉ 30% các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại cho kinh doanh được chuyển thành các khoản vay dài hạn và sẽ được trả trong thời hạn trên 5 năm với tỷ lệ lãi suất giảm còn 8%/ năm.

Các biện pháp này đã chuyển gánh nặng trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài của các tập đoàn (gây ra bởi sự phá giá đồng won để hỗ trợ tính cạnh tranh của xuất khẩu) cho các nhà cho vay trong nước và các ngân hàng. Gánh nặng lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh đã được nhẹ bớt đi đáng kể. Tỷ lệ chi phí lãi suất trên tổng doanh thu của các doanh nghiệp chế tạo giảm mạnh từ 9.9% năm 1971 xuống 7.1% năm 1972, và sau đó 4.6%

trạng các khoản vay không sinh lãi của các ngân hàng cũng giảm từ 2.5% năm 1971 xuống 0.92% năm 1973 và 0.6% năm 1974. ( xem bảng 8)

* Hình thành Quỹ đầu tư quốc gia (NIF).

Phát triển HCI đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn. Tháng 12 năm 1973, chính phủ đã thành lập NIF nhằm tài trợ cho những đầu tư dài hạn vào việc xây dựng các nhà máy và mua sắm thiết bị cho ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất.

Bảng 8. Tỷ lệ NPL và khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại (%)

1971 1972 1973 1974 Tỷ lệ NPL

Thu nhập thực trong tổng tài sản.

2,46 0,28 2,24 0,21 0,92 0,30 0,63 0,78 Nguồn: BOK,

Nguồn vốn của NIF được huy động từ các tổ chức tài chính trung gian và của chính phủ chứ không phải từ nguồn tiền của BOK và từ các khoản vay nước ngoài. Các dự án đầu tư trong lĩnh vực HCI thường là những dự án dài hạn và có mức độ rủi ro cao nên chúng không thể được tài trợ thông qua thị trường tài chính. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển HCI, chính phủ phải can thiệp vào việc phân bổ nguồn vốn hiện có. Việc thành lập NIF không nhằm mục đích huy động tiền tiết kiệm mới của dân cư mà nhằm sử dụng nguồn tài chính đang hiện có phục vụ cho việc đầu tư vào các dự án chiến lược. Chương trình hoạt động của NIF được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Bộ tài chính. BOK có trách nhiệm kiểm soát một số nghiệp vụ mà NIF thực hiện. Hoạt động của NIF phụ thuộc rất lớn vào sự tài trợ của các tổ chức ngân hàng. Trong thời kỳ 1974-1982, nguồn vốn huy động từ các tổ chức ngân hàng chiếm khoảng 57 – 66% trong tổng vốn huy động, trong khi trong cùng thời

kỳ, tỷ lệ vốn huy động từ các quỹ của chính phủ chiếm khoảng 15-20% trong tổng vốn huy động của NIF( xem bảng )

Bảng 9: Nguồn vốn huy động của NIF.

Đơn vị tính ; Tỷ Won và %

Năm Quỹ công

cộng DMB Các công ty bảo hiểm Tổng 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 11,5(16,50) 28,3(16,3) 53,6(15,6) 99,0(18,9) 153,6(18,5) 218,0(18,1) 309,4(21,1) 385,0(20,7) 422,4(17,4) 41,0(58,7) 99,8(47,4) 208,8(60,6) 317,2(60,6) 528,8(63,6) 802,0(66,5) 922,5(63,0) 1226,0(65,8) 1739,7(71,7) 17,3(24,8) 45,8(26,3) 82,1(23,8) 107,0(20,5) 145,8(17,6) 185,1(15,4) 233,1(15,9) 251,4(13,5) 263,4(10,9) 69,8(100) 173,9(100) 344,5(100) 523,2(100) 828,3(100) 1205,2(100) 1465,0(100) 1862,4(100) 2425,5(100)

( Lưu ý: Số trong dấu ngoặc là tỷ lệ phần trăm).

Nguồn: BOK, Đánh giá chung về Quỹ đầu tư quốc gia, 1989.

Xuất phát từ những đặc trưng của đầu tư trong lĩnh vực HCI, thời hạn cho vay của NIF được xác định tối đa là 8 đến 10 năm, trong đó bao gồm cả thời kỳ gia hạn từ 2 đến 3 năm. Trong suốt thời kỳ 1974 - 1982, tỷ lệ lãi xuất cho vay của NIF được xác định thấp hơn lãi xuất vay vốn chung của các ngân hàng khoảng 4 đến 6,5% (xem bảng 10). Tỷ lệ này cho phép làm giảm bớt chi phí tài chính của các doanh nghiệp vay vốn.

Bảng 10: Tỷ lệ lãi xuất cho vay của NIF trong thời kỳ 1974- 1982

1974 1977 1978 1980 - Các khoản cho vay của NIF(A) 9,0 14,0 16,0 22,0

- Các khoản cho vay chung của các ngân hàng (B) - Chênh lệch :(A)- (B) 15,5 6,5 18,5 4,5 21,0 5,0 26,0 4,0

( Lưu ý: tỷ lệ này chỉ tính đối với các khoản cho vay có thời hạn lớn hơn 3 năm ).Nguồn: BOK, Đánh giá chung về Quỹ đầu tư quốc gia, 1989.

Mặc dù tỷ trọng các khoản cho vay của NIF phục vụ cho HCI chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng các khoản cho vay của ngân hàng ( xem bảng 10 ) nhưng NIF đã cung cấp khoảng 70% nhu cầu vốn đầu tư cho việc mua sắm thiết bị phục vụ cho HCI. Bảng 11 cho thấy nếu năm 1974, NIF tỷ trọng các khoản cho vay của NIF phục vụ cho HCI chỉ chiếm 6% trong tổng các khoản cho vay của ngân hàng thì đến những năm cuối của thập niên 70 tỷ lệ này là 20%. Tỷ trọng các khoản cho vay của NIF cho nhu cầu mua sắm thiết bị trong tổng các khoản cho vay của ngân hàng ở mức cao cuối những năm 70 cho thấy NIF đã đóng góp rất lớn trong việc mở rộng đầu tư mua sắm thiết bị trong thời kỳ xây dựng các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất.

Bảng 11: Tỷ trọng của các khoản cho vay của NIF trong tổng các khoản vay do các ngân hàng cung cấp

Năm Cho HCI Cho ngành năng lượng và

công nghiệp khí đốt Tổng Các khoản vay

cho mua sắm thiết bị 1974 1975 1976 1977 1978 6,1 11,1 16,6 20,5 25,1 25,3 42,0 54,2 56,9 70,6 10,8 28,0 38,2 44,6 52,7

1979 1980 25,2 21,4 70,2 67,3 56,0 59,9

Nguồn: BOK. Monthly Bulletin của nhiều năm

Có thể thấy rằng NIF đã tạo ra được một sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu công nghiệp hướng tới HCI thông qua cung cấp các khoản vay ưu đãi, trong một thời hạn được kéo dài và với mức lãi xuất thấp

* Mở rộng chính sách chiết khấu của BOK

Cùng với việc thực hiện các giải pháp khác, trong thời kỳ này BOK đã mở rộng chiết khấu của mình thêm nhằm hỗ trợ cho HCI. Danh mục các hoá đơn được hưởng chiết khấu bao gồm những hoá đơn của các công ty hoạt động trong 2 ngành công nghiệp mục tiêu và các hoá đơn liên quan đến mua bán nguyên liệu cho HCI.

* Tăng thời hạn sử dụng đối với các khoản vốn vay.

Do đầu tư vào HCI đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài nên BOK cũng

tăng thời hạn tối đa các khoản vay cho đầu tư mua sắm thiết bị từ tám đến mười năm. Ngoài ra, BOK đã ban hành văn bản “ Hướng dẫn cho các khoản vay của ngân hàng”. BOK đã đưa thêm HCI vào danh sách các ngành được ưu tiên cao trong việc hỗ trợ tài chính để tạo ra nhiều khoản cho vay từ các ngân hàng đối với HCI. Luật hoạt động của BOK cũng hạn chế hoặc trong một số trường hợp chấm dứt việc cấp vốn của các ngân hàng cho một số ngành dịch vụ.

* Mở rộng việc vay vốn nước ngoài tạo nguồn cung cấp tín dụng cho HCI.

Trong những năm 70 và đầu những năm 80 các khoản vay nước ngoài

quay vòng của quỹ dầu mỏ và việc mở rộng các khoản vay từ Châu Âu đã làm Hàn Quốc có thể dựa vào các khoản vay nước ngoài trong suốt thời kỳ này. Đối tượng được vay nước ngoài là lĩnh vực công cộng, lĩnh vực tư nhân tư nhân , các ngân hàng. Tất cả các khoản vay của tư nhân này phải được sự phê duyệt trước của chính phủ.

Bảng 12 : Cơ cấu các khoản vay nước ngoài (%)

Năm Lĩnh vực công cộng Lĩnh vực ngân hàng(a) Lĩnh vực tư nhân (b) 70-76 77-81 31.7 26.5 16.5 31.8 51.9 41.8

(a) các khoản vay nước ngoài do hệ thống ngân hàng bao gồm cả BOK vay. (b các khoản vay thương mại, tín dụng thương mại và các trái phiếu tiền nước ngoài.

Nguồn: BOK.

Chi phí thực tế của các khoản vay nước ngoài thời kỳ này thường thấp hơn tỷ lệ lãi suất có chỉ đạo của ngân hàng nội địa (xem bảng 13), tạo cho lĩnh vực tư nhân một sự khích lệ để vay từ nước ngoài.

Bảng 13: Chi phí của vốn nước ngoài ( tỷ lệ trung bình hàng năm)

66-70 71-75 76-80 Tỷ lệ cho vay của các ngân hàng nội địa (A)(a)

Tỷ lệ lãi suất trên thị trường tự do

Tỷ lệ lãi suấtvay vốn nước ngoài (B)(b) Sự sụt giá tỷ giá hối đoái (C )

Tỷ lệ lạm phát nội địa (D) 24.4 54.2 7.2 3.1 15.4 17.4 40.1 7.9 9.3 18.8 18.0 41.4 9.5 4.7 20.9

Khác biệt tỷ lệ lãi suất giữa thị trường nước ngoài và trong nước(A-B-C)

Chi phí thực tế của việc vay nước ngoàI (B+C- D) 14.1 -5.1 0.2 -1.6 3.8 -6.7

(a)Tỷ lệ chiết khấu trên hối phiếu thương mại của DMBs (b)Tỷ lệ Euro-dollar/ 90 ngày

Nguồn: Collins và Park (1989), BOK, Monthly Bulletin.

Nếu năm 73, tổng nợ nước ngoài của Hàn Quốc là 43 tỷ $ thì đến thời diểm cuôí năm 79, con số này là 203 tỷ $.

2.1.3.2. Quy mô các khoản vay theo chính sách

Trong những năm 70, các khoản cho vay của ngân hàng được ưu tiên cho các lĩnh vực chế tạo, đặc biệt cho HCI. Lĩnh vực chế tạo đã nhận được 46.1% trong tổng số khoản cho vay của các ngân hàng nội địa năm 1970. Cuối những năm 70 đầu 80, tỷ trọng này là 53,8%. Trong lĩnh vực chế tạo, HCI nhận được 80 % tổng các khoản vay ngân hàng. Năm 1980, sau một thập kỷ của định hướng phát triển HCI, phần tín dụng ngân hàng cho HCI đã tăng hơn 32.1% và nó luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành. Mức tăng trưởng hàng năm của đầu tư vào HCI thời kỳ 1976-1978 đạt tới 27%( theo Kwon, 1999)

Quỹ đầu tư quốc gia là nguồn chủ yếu cung cấp tín dụng cho HCI. Trong thời điểm bắt đầu phát triển HCI, khoảng một phần tư trong tổng tín dụng ngân hàng cho HCI là lấy từ quỹ này và nó đã tài trợ cho khoảng 60% các khoản vay cho mua sắm thiết bị cho HCI.

Việc hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của BOK đã đạt tới 51.1% tổng các khoản cho vay của ngân hàng trung ương trong thời kỳ 1973-1981. Tỷ trọng hỗ trợ của ngân hàng trung ương cho tín dụng xuất khẩu và cho các chiết khấu

khoản vay cho nông nghiệp/ ngư nghiệp/ chăn nuôi (AFL) là 18.5% Các chỉ số này cho thấy rằng chính sách chiết khấu của BOK đã là công cụ nổi trội để điểu khiển các khoản vay ngân hàng thương mại cho các lĩnh vực chiến lược.

Các khoản cho vay theo chính sách ở Hàn Quốc được tạo thành từ khoảng một nửa tổng tín dụng của các tổ chức tài chính trong nước. Trong những năm 1973-1981, tỷ lệ các khoản vay chính sách trong tổng các khoản vay từ DMB trung bình chiếm 61.2%/ năm. Cũng trong thời kỳ này, các khoản vay xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn nhất tổng các khoản vay chính sách do DMB cấp (21.3%).

Bảng14: Tỷ lệ % các khoản vay do ngân hàng tiền gửi và các tổ chức tài chính phi ngân hàng cấp (%) thời kỳ 73-81

%

Các khoản vay DMB (A)

Quỹ chính phủ NIF

Các khoản vay bằng tiền nuớc ngoài Các khoản vay xuất khẩu

Các hối phiếu thương mại được chiết khấu

Các khoản khác ( bao gồm các khoản vay cho nhập khẩu các nguyên liệu thô chính, các khoản vay cho máy móc, các khoản vay thiết bị cho ngành xuất khẩu, các quỹ thiết bị đặc biệt, các khoản vay dài hạn đặc biệt)

Tổng các khoản vay chính sách

Các khoản vay từ NBFI (B) Các khoản vay từ KDB (NIF)

Các khoản vay từ EXIM

7.5 4.3* 21.1 21.3 8.0 17.7 100.0 91.9 (25.7)* 8.1

(NIF)

Tổng các khoản vay chính sách

(A)các khoản vay DMB (B)các khoản vay NBFI (A)+(B) tín dụng nội địa

(2.5)* 100.0 63.0 48.0 48.9 Ghi chú: số liệu trong bảng là mức trung bình hàng năm

*Mức trung bình hàng năm thời kỳ 74-81

Nguồn: National Statistics Office, Korean Econimic Indicators; BOK, Monthly Bullentin

2.1.3.3. Mối quan hệ của chính sách tín dụng với các chính sách khác

* Sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái và thuế.

Cùng với các chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển HCI, trong thời kỳ này, chính phủ cũng tiếp tục thực hiện chính sách phá giá đồng Won và áp dụng những ưu đãi về thuế.

Bảng 15: Tỷ giá hối đoái thời kỳ 1973-1980

1973 1974 1975 1979 1980

Tỷ giá hối đoái (Won/US$)

397,5 484,4 484,4 484,4 659,9

Nguồn: BOK

Bảng 15 cho thấy tỷ giá hối đoái tiếp tục giảm từ mức 1$=397,5 Won năm 1973 xuống mức 1$= 484 Won năm 1979. Thuế quan đối với các loại hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu tiếp tục giảm.

* Áp dụng các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Chính phủ đã chọn ra các doanh nghiệp “chắc chắn” (xét theo tiêu chuẩn sinh lời và vốn cổ phần ) và đưa ra những ưu đãi riêng về tài chính để buộc những công ty này phải niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu công ty nằm trong diện này chống lại mệnh lệnh của chính phủ thì chính phủ sẽ trừng trị bằng cách nâng mức thuế công ty đối các công ty này từ 27% lên 40%.

* Tăng cường sự giám sát của chính phủ.

Chính phủ cũng thắt chặt các quy định kiểm toán và giám sát tín dụng ngân hàng đối với tất cả các công ty chưa niêm yết. Chính phủ đã áp dụng các giải pháp hạn chế khả năng tiếp cận của các Chaebol đến tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)