Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 30)

HOÁ.

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA HÀN QUỐC. CỦA HÀN QUỐC.

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc. Hàn Quốc.

Trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc, một hệ thống tài chính hiện đại đã được xây dựng. Sau khi giành được độc lập năm 1945, chính phủ Hàn Quốc đã tiếp nhận các ngân hàng do Nhật Bản làm chủ. Với sự trợ giúp của các chuyên gia Mỹ, hệ thống tài chính đã được tái cấu trúc lại vào năm 1950. Vào cuối những năm 40, Arthur Bloomfield, một chuyên gia kinh tế cùng với Ngân hàng Dự trữ Liên bang của New York đã tới Hàn Quốc để giúp đỡ chính phủ Hàn Quốc thiết lập một hệ thống tài chính với Ngân hàng Trung ương độc lập na ná với Hệ thống Dự trữ Liên bang của Mỹ. Căn cứ vào các khuyến cáo của Mỹ, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã được thành lập. Sau đó một số các ngân hàng khác cũng được thành lập theo luật ngân hàng như Ngân Hàng Nông nghiệp ( năm 1956), Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) v.v.

Năm 1957, sau những áp lực của Mỹ, Hàn Quốc đã có bước đi đầu tiên của quá trình tư nhân hoá các ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng đẫ đựoc tư nhân hoá. Nhưng đến năm 1961, chính quyền Park đã thực hiện quốc

hữu hoá các ngân hàng thương mại. Việc quốc hữu hoá các ngân hàng thương mại được thực hiện bằng cách tịch thu các tài sản phi pháp đã được tích luỹ ở chế độ trước. Hầu hết các nguồn vốn của ngân hàng thương mại mà trước đây thuộc sở hữu của một số ít nhà công nghiệp đã được chuyển cho chính phủ, mở đường cho chính phủ áp dụng việc quản lý trực tiếp các ngân hàng thương mại.

Cùng với việc quốc hữu hoá các ngân hàng thương mại, chính phủ cũng thực hiện các giải pháp buộc Ngân hàng Trung ương lệ thuộc vào chính phủ. Việc sửa đổi đối với Luật hoạt động của BOK năm 1962 đã chuyển quyền quyết định về chính sách tiền tệ từ BOK sang Bộ tài chính (MOF). Đây là buớc đi quyết định đối với chiến lược tài chính của chính phủ cho các dự án phát triển công nghiệp khi những dự án này phụ thuộc chủ yếu vào việc mở rộng tiền tệ của BOK. Theo Luật đã được sửa đổi, thống đốc ngân hàng trung ương được Tổng thống chỉ định theo khuyến cáo của Bộ trưởng bộ Tài chính. Thêm vào đó, MOF có quyền yêu cầu xem xét lại các giải pháp do Uỷ ban Tiền tệ là bộ phận làm chính sách của BOK đưa ra. Quyền về chính sách và sự độc lập của BOK đã bị thu hẹp lại. MOF đã nắm lấy việc điều khiển tỷ giá hối đoái từ BOK và thu giữ quyền lực hành chính để vừa giám sát công việc kinh doanh của BOK vừa điều khiển chi phí và ngân sách của BOK. Bản sửa đổi Luật năm 1962 cũng đã cho phép MOF được chỉ thị BOK mua trái khoán có bảo đảm hoàn trả do các cơ quan chính phủ phát hành. Các biện pháp này cho phép kế hoạch phát triển kinh tế sẽ được cấp vốn dễ dàng.

Đến năm 1961, toàn bộ hệ thống ngân hàng Hàn Quốc đã trở thành thuộc sở hữu nhà nước. Đây là những biện pháp nhằm đẩy mạnh việc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực tài chính của chính phủ.

biệt như: Hiệp hội Liên hiệp Nông nghiệp Quốc gia (NACF) năm 1961; Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) năm 1961 (cho các công ty cỡ vừa và nhỏ), Hiệp hội Quốc gia Liên hiệp Thuỷ sản (NFFC) năm 1962 , Ngân hàng Công dân Quốc gia (CNB) năm 1963 ( cho các khoản vay nhỏ của các hộ dân), Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (KEB) năm 1967 và Ngân hàng Nhà đất Hàn Quốc năm 1969.

Đầu năm 1967, chính phủ thuyết phục các ngân hàng thuơng mại cấp các khoản vay chính sách dài hạn thông qua chỉ đạo các ngân hàng thương mại gửi các quỹ của họ trong KDB để mua các trái phiếu dài hạn do KDB phát hành và mở rộng các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp có bảo lãnh các khoản vay từ KDB.

Tiếp sau đó, luật pháp đã quy định hạn chế cổ phần tư nhân bất kỳ loại hình nào ( mức trần đựoc quy định tối đa là 10%). Từ thời điểm đó đó cho đến những năm 1980, chính phủ vẫn luôn là người giữ cổ phần chính trong các ngân hàng thương mại trong toàn quốc( trung bình khoảng 20% tổng cổ phần của các ngân hàng này).

Luật hoạt động của KDB cũng được sửa đổi để đẩy mạnh vai trò của KDB trong phát triển kinh tế. KDB đã tăng cơ sở vốn của mình lên và được phép cung cấp các bảo lãnh thanh toán cho các khoản vay nước ngoài, được phép cung cấp các khoản vốn vay và cấp các khoản vay dài hạn cho chính phủ và các doanh nghiệp thuộc sở hữu của KDB. KDB cũng cho phép mượn các nguồn quỹ của BOK.

Đặc điểm chung nhất trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Hàn Quốc là mỗi ngân hàng đều duy trì một tài khoản uỷ thác tách biệt với tài khoản ngân hàng. Kinh doanh uỷ thác của ngân hàng có hai loại: uỷ thác tiền tệ và uỷ thác đầu tư chứng khoán. Uỷ thác tiền tệ là một loại khế ước tương tự như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Chính phủ Hàn Quốc cho

phép ngân hàng kinh doanh uỷ thác tiền tệ để duy trì sức cạnh tranh của chúng trên thị trường. Trong trường hợp uỷ thác đầu tư chứng khoán, các ngân hàng thương mại chỉ có thể hoạt động như người giám sát các khoản tiền trong tay các công ty uỷ thác đầu tư chứng khoán.

Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc bao gồm các ngân hàng thuộc cấp tỉnh và các ngân hàng thuộc cấp quốc gia.

Do nguồn tích lũy vốn trong nước là rất thấp, các ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ các khoản vay nước ngoài - phần lớn là các khoản vay ngắn hạn – và thu nhập của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ chênh lệch của lãi xuất vay vốn trên thị trường trong nước và lãi xuất vay vốn của nước ngoài.

2.1.2. Vai trò của hệ thống ngân hàng * Vai trò huy động tiết kiệm

Cho đến giữa những năm 1960, vai trò huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại ít có ý nghĩa do tiết kiệm trong nước không đáng kể. Mục đích cơ bản của các ngân hàng là chuyển các nguồn vốn viện trợ đến các dự án khôi phục kinh tế và cho nông dân vay. Có hai ngân hàng chuyên dụng là thực hiện nhiệm vụ này là KDB và Ngân hàng Nông nghiệp. Hai ngân hàng này chiếm 70% số dư nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Vai trò của các tổ chức tài chính là huy động tiết kiệm chỉ được thấy rõ sau khi áp dụng chính sách lãi suất cao vào tháng 9/1965. Hiệu quả của cải cách lãi suất năm 1965 đối với việc động viên các nguồn vốn trong nước là rất lớn. Tiền gửi ngân hàng thời kỳ này tăng rất nhanh. Tỷ số M2/GNP tăng từ 18,5% trong giai đoạn 1965-1970 đến 30,2% trong giai đoạn 1971-1973. Trong vòng 5 năm số dư nợ của ngân hàng thương mại tăng từ 27% năm 1964 lên 55%. Tuy nhiên thời gian thực hiện cải cách lãi suất là quá ngắn để duy

lại hạ xuống theo nhiều giai đoạn và xuống thấp nhất trước khi vào cải cách năm 1972 do đó, chức năng huy động tiền tiết kiệm của hệ thống ngân hàng là rất yếu.

*Tạo điều kiện cho các nguồn vay vốn từ nƣớc ngoài chảy vào Hàn Quốc:

Một vai trò quan trọng khác của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc là tạo điều kiện cho các nguồn vốn vay từ nước ngoài chảy vào bằng cách các ngân hàng phải đứng ra đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay. Từ năm 1966, các ngân hàng thương mại đã ra nhập ngân hàng KDB và trở thành thành viên tích cực trong các hoạt động bảo lãnh vay vốn nước ngoài trên quy mô lớn. Theo chỉ đạo của chính phủ, từ năm 1960, các tổ chức tài chính mới như đã đề cập ở phần trên được thành lập để tham gia vào các hoạt động chuyên dụng này.

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)