2.2.2.1. Nội dung chính sách tín dụng
Năm 1961, chính quyền độc tài Park thiết lập một định hướng mới cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Định hướng này được xác định là chuyển từ chiến lược ổn định sang chiến lược tăng trưởng và chuyển từ thay thế nhập khẩu sang đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ cho rằng sự tăng trưởng kinh tế chỉ có thể thành công nếu chính phủ nắm vai trò là người người quyết định việc huy động và phân bổ vốn. Nhằm thực hiện mục đích này, chính phủ đã xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và áp dụng 2 biện pháp cơ bản để tăng cường sự kiểm soát về tài chính. Hai biện pháp đó là quốc hữu hoá các ngân hàng thương mại và điều chỉnh luật về ngân hàng trung ương, đặt ngân hàng trung ương dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ.
Đồng thời với những biện pháp này, chính phủ cũng 3 cải cách về chính sách. Đó là:
- Mở rộng chương trình tín dụng cho xuất khẩu.
- Điều chỉnh mức lãi xuất để huy động các khoản tiết kiệm.
- Sửa đổi những quy định đối với vốn từ nước ngoài để mở ra các dòng chảy của vốn nuớc ngoài vào Hàn Quốc.
* Mở rộng chƣơng trình tín dụng cho xuất khẩu.
Ban đầu, xuất khẩu được đẩy mạnh như một cách tạo thu nhập từ ngoại thương. Để có hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi phải xây dựng các nhà máy và các ngành công nghiệp xuất khẩu. Nhưng khi việc tăng trưởng xuất tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và tạo khả năng sử dụng các những yếu tố bên ngoài phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế thì chính phủ đã quyết tâm thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của mình một cách mạnh mẽ hơn.
Trong những năm 1964-1966, một loạt cuộc cải cách được thực hiện. trong đó trong tâm là chiến lược tăng trưởng xuất khẩu. Một hệ thống khuyến
đối với các nhà xuất khẩu trực tiếp cũng như gián tiếp và các khoản tín dụng chuyển nhượng.
Vào đầu năm 1961, BOK đã sắp xếp lại hệ thống tín dụng xuất khẩu ngắn hạn để hỗ trợ các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp với tỷ lệ lãi xuất ưu đãi. Thực chất của hệ thống mới là thực hiện sự phê duyệt một cách tự động các khoản cho vay của ngân hàng thương mại đối với các thư tín dụng xuất khẩu (LC). Ban đầu, chương trình này chỉ đủ để bù đắp được một phần nhất định chi phí sản xuất. Nhưng, khả năng bù đắp này đã được mở rộng nhanh chóng từ năm 1961 đối với hoạt động bán hàng cho lực lượng quân sự của Liên Hiệp Quốc ở Hàn Quốc, đối với xuất khẩu theo điều kiện D/P, D/A, đối với các dịch vụ xây dựng do chính phủ nước ngoài hoặc các cơ quan của họ thuê, đối với nhập khẩu các nguyên liệu thô và các sảnphẩm chế biến dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu và v.v.
Việc thực hiện các quy định mới này cho phép các nhà xuất khẩu có thể khai thác các cơ hội xuất khẩu và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Các chương trình mới này đều đuợc thiết lập sau khi có sự tham khảo chặt chẽ giữa chính phủ và các nhà xuất khẩu. Các kế hoạch xuất khẩu được thống nhất trong Quy tắc tài chính xuất khẩu được công bố năm 1962. Sự xuất hiện của các công ty thương mại tổng hợp đã dẫn đến việc áp dụng nguyên tắc chỉ cấp tín dụng cho các công ty sau khi chúng đạt được những kết quả xuất khẩu. Điều này bắt buộc các nhà xuất khẩu muốn nhận được các khoản tín dụng xuất khẩu thì phải đạt được mức xuất khẩu ít nhất là bằng mức của những năm trước. Với cách làm như vậy, chính phủ đã gắn việc thực hiện xuất khẩu với cơ hội sử dụng tín dụng của các nhà xuất khẩu. Các công ty thương mại tổng hợp đã có cơ hội sử dụng các khoản tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu nhưng hàng năm phải xác định lại quyền hưởng những ưu đãi này.
Những công ty không đạt mức xuất khẩu như mức đạt được của những năm trước sẽ bị sẽ bị rút giấy phép được hưởng các khoản tín dụng ưu đãi.
* Điều chỉnh lãi xuất vay vốn.
Như đã trình bày ở trên, năm 1965 chính phủ đã thực hiện điều chỉnh chính sách tỷ lệ lãi suất. Chỉ sau một đêm, tỷ lệ lãi xuất danh nghĩa đối với các khoản vay trong thời hạn một năm tăng từ 15%/ năm lên 30%/ năm, và đối với các khoản vay khác từ 16%/ năm lên 26%/năm, trong khi đó tỷ lệ lãi xuất trên các khoản vay dành cho xuất khẩu không thay đổi. Như vậy, khoảng cách về tỷ lệ lãi xuất giữa các giữa các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thông thường được mở rộng nhanh chóng ( xem bảng ). Theo bảng... có thể thấy tỷ lệ lãi xuất vay vốn áp dụng cho các nhà xuất khẩu chỉ bằng một phần tư tỷ lệ lãi xuất đối với các khoản cho vay thông thường khác. Trong lúc tỷ lệ lạm phát thời kỳ này là 8%, tỷ lệ lãi xuất của các khoản cho vay cho các nhà xuất khẩu thực tế là bằng âm. Trong thời kỳ những năm 60, khoảng cách trung bình giữa hai tỷ lệ lãi xuất vay vốn luôn luôn nằm trong khoảng hơn 20%.
Thêm vào đó, các ngân hàng thương mại được phép thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bằng nguồn vốn đặc biệt cho xúc tiến xuất khẩu và cho việc sản xuất các yếu tố đầu vào cho xuất khẩu. Vì thế, có thể nói rằng các giải pháp này của chính phủ đã tạo những động lực cho các công ty xuất khẩu trong việc tài trợ vốn mà không phải gánh chịu sự gia tăng chi phí về vốn.
Bảng 2: Tỷ lệ lãi xuất thời kỳ 1961-1972
Tỷ lệ lãi xuất 1961-1965 1966-1972 - Đối với các khoản cho vay cho xuất khẩu (A).
- Đối với các khoản vay khác. - Chênh lệch (B) – (A) 9,3 18,2 8,9 6,1 23,2 17,1
Chính sách cải tổ tỷ lệ lãi xuất đã có tác dụng thu hút nguồn tiền tiết kiệm của dân cư vào các ngân hàng. Trong những tháng đầu tiên, tổng số tiền gửi đã tăng lên 50%. Sau 4 năm thực hiện chính sách này,tổng số tiền gửi đã tăng 100%. Do huy động được nguồn tiền tiết kiệm nên tỷ lệ tăng trưởng của các khoản tín dụng của các ngân hàng tăng từ 10,9% thời kỳ 1963-1964 lên 61,0% thời kỳ 1965-1969. Dự trữ M2 liên quan đến GNP tăng từ 8.9% năm 1964 lên 31.8% năm 1971. Hơn nữa, nhờ cải tổ lãi xuất, chính phủ đã có thể thu hút được vào khu vực ngân hàng và kiểm soát được nguồn vốn không chính thức của xã hội vốn không nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ. Trên thực tế, chính sách cải tổ lãi xuất năm 1965 đã tăng cường vai trò của chính phủ trong việc kiểm soát tài chính
* Khuyến khích dòng chảy của vốn nƣớc ngoài
Để bù cho lượng thiếu hụt của vốn trong nước, chính phủ đã bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản năm 1965 và sửa đổi luật khuyến khích vốn nước ngoài năm 1966 với nội dung cho phép các ngân hàng của nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của khu vực tư nhân. Các khoản vay nước ngoài đóng một vai trò lớn trong chính sách tài chính của Hàn Quốc. Bước đi này đã tạo một dòng chảy lớn của vốn nước ngoài đặc biệt từ Nhật Bản vào Hàn Quốc. Vì ít công ty Hàn Quốc có cơ hội trực tiếp sử dụng các khoản vay nước ngoài trong những năm 1960, việc bảo lãnh tái thanh toán của chính phủ cho khu vực tư nhân đối với hầu như tất cả các khoản vay nước ngoài thông qua các ngân hàng của nhà nước như KDB và KEB đã tạo thuận lợi và giảm chi phí cho các khoản vay nước ngoài của khu vực tư nhân. Khi tỷ lệ lãi suất trong nước cao, các khoản vay nước ngoài với mức lãi xuất thấp đã rất hấp dẫn các doanh nghiệp. Vì mỗi khoản vay nước ngoài đều phải được chính phủ phê chuẩn, nên chúng cũng được sử dụng có chọn lọc để hỗ trợ các mục tiêu của chính sách công nghiệp hoá. Như vậy chính phủ có thể sử dụng việc
phân bổ các khoản vay nước ngoài như một công cụ chính sách cho tài chính công nghiệp mà không cần can thiệp chính trị .
Các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn vay vốn nước ngoài phục vụ nhu cầu đầu tư cho các dự án kinh doanh theo quy định của các kế hoạch kinh tế 5 năm yêu cầu phải có phê chuẩn của EPB. MOF đã giám giát chặt chẽ tất cả các khoản vay từ nước ngoài đã được phê chuẩn cũng như việc trả nợ của họ. Năm 1966, chính phủ đã sửa đổi luật khuyến khích nguồn vốn nước ngoài cho phép các ngân hàng cung cấp các bảo lãnh mà không cần có sự phê chuẩn của quốc hội. KEB ( một trong những ngân hàng đặc biệt ở Hàn Quốc) và các ngân hàng thương mại có thể phát hành các bảo lãnh trả nợ cho các khoản vay nước ngoài của tư nhân mà không cần có sự ủy quyền trước của quốc hội. Đặc biệt, các khoản vay mà các ngân hàng thương mại cho là khó bảo lãnh ( ví dụ như các khoản vay lớn cho các doanh nghiệp nhà nước) sẽ được chính phủ bảo lãnh thông qua KDB. Bởi vì chính phủ nắm phần lớn cổ phần ở các ngân hàng thương mại, KDB và KEB nên chính phủ, trong phạm vi ảnh hưởng của mình, đã cung cấp các bảo lãnh đối với các khoản vay của các công ty. Như vậy chính phủ có thể sử dụng việc phân bổ các khoản vay nước ngoài như một công cụ chính sách cho phát triển công nghiệp mà không cần can thiệp về chính trị. Việc mở rộng dòng chảy của vốn nước ngoài vào Hàn Quốc đã dẫn đến kết quả là trong các năm từ 1962 đến 1966, 53% tổng mức đầu tư được cấp vốn từ nguồn vốn nước ngoài
Bảng 3: Các khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc thời kỳ 1962- 1970.
Đơn vị tính : triệu USD
Năm Nợ trung và dài hạn (a)
Nợ ngắn hạn(b)
Tổng nợ Tổng nợ (% của GNP)
1962 1965 1970 89(100.0) 203(98.5) 1,840(80.8) 0(0.0) 3(1.5) 437(19.2) 89(100.0) 206(100.0) 2,277(100.0) 3.8 6.9 23.7
(a)gồm các khoản vay công cộng, các khoản vay tư nhân, các khoản vay ngân hàng, các trái phiếu tiền nước ngoài, các khoản vay IMF, các quỹ tiền nước ngoài do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài mựơn từ trụ sở chính ( với kỳ hạn hơn 1 năm)
(b)Các khoản vay ngắn hạn do lĩnh vực tài chính và tư nhân vay (với kỳ hạn ít hơn 1 năm )
(c)Tỷ lệ dịch vụ nợ
Nguồn: Ministry of Finance and BOK.
Nếu năm 1962, tổng các khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc chỉ là 89 triệu USD và chiếm 3.8% GNP thì đến năm 1970, con số tương ứng là 2.3 tỷ USD và 23.7%.( xem bảng )
* Mở rộng các khoản vay nƣớc ngoài cho các doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế cao sau giai đoạn kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) đã làm cho các nhà công nghiệp Hàn Quốc lạc quan về tương lai của nền kinh tế. Từ sự lạc quan này đã dẫn đến sự bùng nổ đầu tư quá mức chủ yếu dựa vào tín dụng trên thị trường trong nước và vay nước ngoài trong nửa sau của thập kỷ 60 dẫn đến kết quả là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp tăng lên. Do tỷ lệ lãi suất vay vốn cao nên các khoản thu nhập được giữ lại của các tập đoàn giảm đi đáng kể. Khả năng sinh lợi của chúng cũng vì thế mà sút kém ( xem bảng 4). Các công ty đã phải vay thêm ở các ngân hàng ngoài các khoản vay theo chính sách để trả các khoản tiền lãi cao và để mở rộng việc xuất khẩu của họ. Việc tiếp tục thực hiện chính sách lãi xuất nội địa cao, sự phá giá đồng Won và thắt chặt sự kiểm
soát tín dụng làm cho các công ty hoạt động trên thị trường trong nước gặp khó khăn, đặc biệt là những công ty vay vốn của nước ngoài. Các khoản vay không sinh lãi của các ngân hàng có chiều hướng gia tăng. Do bị kiểm soát tín dụng chặt chẽ, các ngân hàng trong nước không thể giúp các doanh nghiệp trong việcthanh toán các khoản vay nước ngoài đang gia tăng. Một khi công việc kinh doanh gặp những khó khăn tài chính thì tổ chức kinh doanh sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Trước tình hình đó, năm 1969, chính phủ đã thực hiện những điều chỉnh trong quản lý cho 30 doanh nghiệp, cho phép các công ty có khó khăn dễ dàng nhận được các khoản vay nước ngoài. Đến năm 1971, số lượng cáccông ty có nguy cơ phá sản đã được nhận các khoản vay nước ngoaì lên tới 200. Hàn Quốc đã đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ lần thứ nhất.
Bảng 4:. Các chỉ số tài chính trong ngành công nghiệp chế tạo (%)
Tỷ lệ Nợ/giá trị tài sản cầm cố (tổng tiền nợ/giá trị thực) Tỷ lệ chi phí lãi suất/doanh thu thực tế Tỷ số lợi nhuận thực tế /doanh thu thực tế 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 92.2 100.5 92.7 117.7 151.2 201.3 270.0 328.4 394.2 3.0 4.9 3.9 5.7 5.2 5.9 7.8 9.2 9.9 9.1 8.6 7.9 7.7 6.7 6.0 4.3 3.3 1.2
Nguồn: BOK, Financial Statements Analysis, 1981
2.2.2.2. Quy mô các khoản cho vay theo chính sách
Do kết quả của cải tổ lãi xuất tiết kiệm, mức M2 của Hàn Quốc tăng từ 8,9% năm 1964 lên 31% năm 1971 nên tổng các khoản cho vay của ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của các khoản cho vay của ngân hàng tăng từ 10,9% trong thời kỳ 1961-1964 lên 61% trong thời kỳ 1965-1969 ( xem bảng 5 ).
Quy mô của các khoản cho vay đối với các nhà xuất khẩu của các DMB do ngân hàng trung ương cấp được biểu diễn bằng tỷ lệ các khoản vay xuất khẩu trong tổng số các khoản vay từ các ngân hàng tiền gửi (DMB) tại bảng 6 Bảng 6 cho thấy thời kỳ 1961-1965, tỷ lệ các khoản cho vay dành cho xuất khẩu trong tổng số các khoản vay từ DMB trung bình hàng năm là 4, 5%; tỷ lệ này tăng lên 7, 6% trong những năm 1966-1972.
Bảng 5 : Quy mô các khoản cho vay xuất khẩu thời kỳ 1963-1971.
Đơn vị tính: Tỷ Won Năm Quy mô các khoản cho vay xuất
khẩu 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971 3,9 10,0 12,1 16,6 32,4 43,4 80,4 161,6 248,5 Nguồn : BOK.
Thời kỳ 1966-1991, tỷ lệ trung bình hàng năm của các khoản tín dụng của BOK cho các DMB đối với các khoản vay xuất khẩu của họ là 64.2%. Tỷ lệ này cho thấy rằng hơn nửa các khoản tín dụng xuất khẩu của DMB được hỗ trợ bởi tái chiết khấu của BOK.
Bảng 6: Các khoản cho vay xuất khẩu của các ngân hàng tiền gửi Đơn vị tính:%
61-65 66-72 Các khoản cho vay dành cho xuất khẩu của DMB/tổng số
vay của DMB
Các khoản vay xuất khẩu của BOK/các khoản vay xuất khẩu của DMB
4.5
-
7.6
Nguồn: BOK, Economic Statistics Yearbook
2.2.2.3. Mối quan hệ của chính sách tín dụng với các chính sách khác
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, chính sách tỷ giá hối đoái đã được chính phủ sử dụng như là một công cụ chủ yếu để hỗ trợ cho công nghiệp xuất khẩu. Bằng việc thực hiện chiến lược theo hướng xuất khẩu vào đầu những năm 60, chính phủ đã chuẩn hoá hệ thống tỷ giá hối đoái và hợp nhất hệ thống tỷ giá hối đoái nhiều cấp phức tạp thành một hệ thống tỷ giá đơn nhất. Khi chính phủ tiến hành phá giá đồng Won tới gần 100% vào năm 1964, các sản phẩm của Hàn Quốc đã có được khả năng cạnh tranh về gía trên thị trường quốc tế và điều này giúp cho xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng nhanh.
Việc cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái cùng với các chính sách tài chính và tiền tệ trong giai đoạn 1964-1967 đã thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc. Việc cải thiện hệ thống tỷ giá hối