Chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ tái thiết

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 36)

thời kỳ tái thiết nền kinh tế ( từ sau chiến tranh Triều Tiên đến trƣớc 1960)

Khi cuộc chiến tranh Triều tiên chấm dứt năm 1953, chính phủ đầu tiên của Hàn Quốc do tổng thống Rhee Syng Man lãnh đạo chưa có một chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng. Những nỗ lực của chính phủ đã tập trung chủ yếu vào việc phục hồi nền kinh tế đã bị tàn phá sau chiến tranh và kìm hãm tốc độ lạm phát. Để theo đuổi các mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng mức tín dụng trần và thực hiện một chính sách tín dụng có lựa chọn (SCPs). Một hệ thống phân chia tín dụng được hình thành mà trong đó các ưu đãi được phân bổ theo mức độ khẩn cấp và vai trò quan trọng của các ngành đối với nền kinh tế.

Chính sách tài chính của Hàn Quốc trong thời gian này được đặc trưng bởi sự can thiệp không có mục đích kinh tế rõ ràng và sự thiếu vắng các công cụ. Tỷ lệ lãi suất cho các khoản vay được ấn định trong khoảng từ 14 đến 17% trong khi tỷ lệ lạm phát trung bình của thời kỳ 1953-1957 là khoảng 35%/ năm.

Nguồn ngoại tệ Hàn Quốc thu được chủ yếu ở thời kỳ này là từ những viện trợ của nước ngoài và chi tiêu của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Kim

ngạch xuất khẩu ở thời kỳ này thấp. Đến năm 1960, tổng giá trị xuất khẩu chỉ là 32 triệu USD (chủ yếu là vonfram và các sản phẩm nông nghiệp)

Để tối đa hoá thu nhập bằng ngoại tệ từ nguồn chi tiêu của quân đội Mỹ, chính phủ đã duy trì một tỷ giá hối đoái cao (xem bảng 1 ). Với nguồn ngoại tệ hiếm hoi chính phủ, chính phủ đã giảm bớt tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, thực hiện đầu tư vào xây dựng các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng.

Bảng 1: Tỷ giá hối đoái của đồng USD ở Hàn Quốc thời kỳ 53-60.

Năm Tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá thực tế

1953 18,00 37,90 1954 18,00 43,60 1955 50,00 96,94 1956 50,00 96,60 1957 50,00 103,30 1958 50,00 118,10 1959 50,00 125,50 1960 65,00 145,30 Nguồn: BOK

Chính phủ cũng kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền mặt. Nguồn vốn của tất cả các ngân hàng được phân loại thành 3 nhóm:

(1) các khoản tín dụng được hưởng chiết khấu cho các hoá đơn thanh toán được thực hiện tại BOK.

(2) các khoản tín dụng không được hỗ trợ bởi tái chiết khấu của BOK. (3) các khoản tín dụng bị cấm cho vay.

Các khoản tín dụng cung cấp cho các ngành hoá chất, dệt may, cơ khí, khai thác quặng kim loại, chế biến thực phẩm nằm trong nhóm thứ nhất ; Các

khoản tín dụng không được hỗ trợ bởi tái chiết khấu là những khoản tín dụng được cung cấp cho các ngành như các ngành dịch vụ các ngành cung cấp các sản phẩm tiêu dùng như nước giải khát, đồ gỗ, mỹ phẩm và thương mại bán lẻ. Nhóm thứ 3 được xác định để nắm bắt được mạng lưới rộng lớn những người đi vay.

Trong tổng vốn cho vay của ngân hàng, quy mô của các khoản vay ưu đãi cho xuất khẩu là không đáng kể.

Sau 1955, các ngân hàng được yêu cầu chỉ cho vay khi có các phê duyệt trước của các nhà chức trách trong lĩnh vực tiền tệ đối với lĩnh vực tư nhân trên một lượng nhất định và cho tất cả các khoản vay cho các dự án công cộng. Chính sách này được thực hiện để duy trì việc quản lý việc cung ứng tiền. Bất chấp việc sử dụng chính sách tín dụng có lựa chọn (SCP), tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao chủ yếu do ngân sách của chính phủ liên tục thâm hụt. Bắt đầu từ năm 1957, chính phủ thực hiện các chương trình ổn định tài chính và ngân sách chặt chẽ. Chương trình này đã làm giảm tỷ lệ lạm phát từ 35.4% trong những năm 1953-1957 xuống 2.5% trong những năm 1958-1960.

Năm 1954 chính phủ thiết lập KDB để cấp các khoản vay trung và dài hạn cho các ngành. Theo Luật hoạt động của KDB, các quỹ hoạt động của KDB sẽ được hình thành chủ yếu từ trái phiếu dài hạn do KDB phát hành và vay từ chính phủ. Tuy nhiên KDB đã quyết định phụ thuộc nhiều vào BOK đối vói việc gây dựng các quỹ bởi vì việc đối mặt với điều kiện lạm phát, các khoản tiết kiệm tư nhân có hạn và mức trần tỷ lệ lãi suất thì KDB không thể cho phép lĩnh vực công cộng có những khoản nợ dài hạn.

Trong thời kỳ trước 1960, mặc dù những chính phủ điều chỉnh về lãi xuất và các khoản tín dụng ưu tiên nhưng các nghiệp vụ của ngân hàng không phải là đôí tượng can thiệp mạnh mẽ của chính phủ.

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)