Tương quan giữa khả năng tích tụ carbon và sinh khối khô

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu sinh khối dà quánh (ceriops zippeliana blume) và cóc trắng (lumnitzera racemosa willd) tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 56)

v ới D1,3

4.6.1.2. Tương quan giữa khả năng tích tụ carbon và sinh khối khô

Thiết lập mối quan hệ giữa lượng carbon tích lũy được với sinh khối khô của các bộ phận cây cá thể của hai loài cây Cóc trắng và Dà quánh cho thấy hàm mũ có dạng y = axb là mô phỏng tốt nhất với hệ số quan hệ R2 = 0,99 với P < 0,05.

Từ các hàm mũở trên cho thấy các tham số mũ của phương trình các bộ phận đều gần bằng 1 do đó lượng carbon tích lũy gần đúng chính là tham số a của phương trình mũ.

Bảng 4.25: Phương trình tương quan giữa carbon các bộ phận với sinh khối khô của cây Dà quánh

TT Phương trình tuyến tính Hàm mũ %Carbon/Sinh

khối khô 4.41 ln(Ctong) = -0,733368 +

0,986658*ln(Wtongk) Ctong = 0,4803*Wtongk0,99 48,03 4.42 ln(Cthan) = -0,769675 +

0,98068*ln(Wthank) Cthan = 0,4632*Wthank0,99 46,32 4.43 ln(Ccanh) = -0,747138 +

1,01447*ln(Wcanhk) Ccanh = 0,4737*Wcanhk1,01 47,37 4.44 ln(Cla) = -0,684776 +

0,991866*ln(Wlak) Cla = 0,5042*Wlak

0,99 50,42

Bảng 4.26: Phương trình tương quan giữa carbon các bộ phận với sinh khối khô của cây Cóc trắng

TT Phương trình tuyến tính Hàm mũ %Carbon/Sinh

khối khô 4.45 ln(Ctong) = -0,795859 +

1,01098*ln(Wtongk) Ctong = 0,4512*Wtongk1,01 45,12 4.46 ln(Cthan) = -0,807078 +

1,01327*ln(Wthank) Cthan = 0,4462*Wthank1,01 44,62 4.47 ln(Ccanh) = -0,749718 +

1,0*ln(Wcanhk) Ccanh = 0,4725*Wcanhk1,0 47,25 4.48 ln(Cla) = -0,703198 +

1,0*ln(Wlak) Cla = 0,4950*Wlak1,0 49,50

Ghi chú: C = kg và W = kg

Từ các kết quả trên có thể tính nhanh lượng carbon tích lũy trong cây bằng tỉ lệ % sinh khối khô ở hai bảng 4.25 và 4.26.

47

So sánh lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của các bộ phận cây cá thể theo loài cây có khác nhau như sau:

- Dà quánh: Lá > Tổng sinh khối > Cành > Thân - Cóc trắng: Lá > Cành > Tổng sinh khối > Thân

Có khác nhau giữa bộ phận tổng sinh khối và cành giữa hai loài cây Cóc trắng và Dà quánh. Loài cây Cóc trắng thì tỉ lệ cành (47,25%) lớn hơn thân (44,62%), trong khi đó Dà quánh thì tỉ lệ của tổng sinh khối (48,03%) lớn hơn cành (47,37%). Lá là cao nhất và thân thấp nhất cho hai loài (Hình 4.6).

Để tính hàm lượng các bon tích tụ trong các bộ phận của cây bằng cách lấy sinh khối khô nhân với tỉ số % quy đổi. Theo tài liệu của Fullcam (Phần mềm The Fullcam Carbon Accounting Model Version 3.0 của Gary Richards, David Evans và cộng sự, 2005) thì cho các hệ số mặc định (Bảng 4.27).

Bảng 4.27: So sánh tỉ lệ % giữa lượng carbon tích lũy theo các bộ phận

Bộ phận Dà quánh (%) Cóc tr(%) ắng Fullcam (2005) (%) Tổng 48,03 45,12 50,00 Thân 46,32 44,62 50,00 Cành 47,37 47,25 47,00 Lá 50,42 49,50 52,00 Tổng Thân Cành Lá Dà quánh Cóc trắng 41.0 42.0 43.0 44.0 45.0 46.0 47.0 48.0 49.0 50.0 51.0 (%) Dà quánh Cóc trắng Hình 4.6: Tỉ lệ % Carbon/Sinh khối khô

48

Qua tính toán cho thấy các tỉ số quy đổi này có khác nhau theo loài và theo Gary Richards, David Evans và cộng sự (2005) thì có khác nhau. Pham Anh Tuấn (2007) đã tính lượng carbon tích lũy cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Đak Nông là 40,1%. Do đó khi tính lượng carbon tích lũy trong các bộ phận của cây cá thể cần phân tích carbon từ sinh khối khô của từng bộ phận để có tỉ số quy đổi chính xác.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu sinh khối dà quánh (ceriops zippeliana blume) và cóc trắng (lumnitzera racemosa willd) tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)