Đánh giá khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối khô của

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu sinh khối dà quánh (ceriops zippeliana blume) và cóc trắng (lumnitzera racemosa willd) tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 38)

v ới D1,3

4.2.6. Đánh giá khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối khô của

cây cá thể

Việc sử dụng các phương trình để tính toán xây dựng biểu sinh khối cho cây cá thể một cách chính xác cho hai loài cây thì cần kiểm tra tính thích ứng của các phương trình cho loài Dà quánh là 4.11, 4.12, 4.13, 4.14 và Cóc trắng đã được chọn là 4.15, 4.16, 4.17, 4.18.

29

số liệu của 5 cây ngã đểđo đếm, các cây này không tham gia vào quá trình lập các dạng quan hệ. Sử dụng công thức tính toán để tính sai số tương đối giữa sinh khối lý thuyết và sinh khối thực nghiệm của cá thể.

- Đối với loài Dà quánh

Bảng 4.8: Kiểm tra sai số tương đối phương trình sinh khối khô cá thể Dà quánh Sai số tương đối |∆%| STT Phương trình Sinh khối Max Min BQ 4.11 ln(Wtongk) = -1,5706 + 2,40729*ln(D1,3) Tổng 9,91 3,54 6,04 4.12 ln(Wthank) = -2,05418 + 2,34016*ln(D1,3) Thân 7,59 2,72 4,82 4.13 ln(Wcanhk) = -3,40991 + 2,74679*ln(D1,3) Cành 9,35 6,11 8,08 4.14 ln(Wlak) = -2,95058 + 2,10343*ln(D1,3) Lá 9,58 2,01 5,56

Kiểm tra tính chính xác của các phương trình sinh khối khô cây cá thể của Dà quánh thông qua việc tính sai số tương đối của các phương trình sinh khối khô của các bộ phận thân, cành, lá và tổng sinh khối của cây cá thểđược thể hiện ở bảng 4.8 cho thấy phương trình có sai số tương đối lớn nhất là phương trình của bộ phận cành (∆% = 8,08), sai số tương đối nhỏ nhất là phương trình của bộ phận thân (∆% = 4,82). Sai số tương đối của phương trình bô phận lá là 5,56%, và tổng sinh khối khô là 6,04%. Tuy nhiên sai số tương đối trung bình của tất cả các phương trình đều nằm trong giới hạn cho phép (∆% = 4,82 – 8,08 < 10%).

- Đối với loài Cóc trắng

Phương trình có sai số tương đối lớn nhất là phương trình của bộ phận sinh khối cành (∆% = 9,45), sai số tương đối nhỏ nhất là phương trình của bộ phận lá (∆% = 4,82), trong quá trình thu thập số liệu cho thấy khối lượng lá ít hơn rất nhiều so với khối lượng thân, nhưng cành khô cũng nhiều do đó việc cân đo sinh khối cành sẽ không chính xác như sinh khối thân được do đó không thể tránh được là có sai số lớn. Tuy nhiên sai số tương đối bình quân của tất cả

30

các phương trình đều nằm trong giới hạn cho phép (∆% = 3,99 – 8,66 < 10%). Vì vậy, tất cả các phương trình đều đủđộ tin cậy và có thể sử dụng để tính sinh khối cho cây cá thể Cóc trắng.

Bảng 4.9: Kiểm tra sai số tương đối phương trình sinh khối khô cá thể Cóc trắng Sai số tương đối |∆%| STT Phương trình Sinh khối Max Min BQ 4.15 ln(Wtongk) = -1,80444 + 2,36238*ln(D1,3) Tổng 6,54 3,43 5,08 4.16 ln(Wthank) = -1,83201 + 2,20665*ln(D1,3) Thân 6,79 3,56 5,22 4.17 ln(Wcanhk) = -4,58916 + 2,98699*ln(D1,3) Cành 9,45 7,19 8,66 4.18 ln(Wlak) = -4,99293 + 2,54766*ln(D1,3) Lá 4,82 2,29 3,99

Tất cả các phương trình đã chọn cho hai loài ở phần trên cho thấy sai số đều nằm trong giới hạn cho phép trong lâm nghiệp (< 10%). Sai số tương đối lớn nhất đối với loài cây Dà quánh cũng chỉ là 9,91%, do đó có thể sử dụng để tính toán trong phần sinh khối quần thể của từng loài và xây dựng biểu sinh khối.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu sinh khối dà quánh (ceriops zippeliana blume) và cóc trắng (lumnitzera racemosa willd) tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)