1 Thuy linh pha le
3.3.1. Hệ thống thu nước và truyền dẫn nước thả
Một đặc điểm của thoát nước Hà Nội là nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, bệnh viện đều được đi chung một đường. Đuờng quốc lộ 6 chia khu CNTĐ thành hai khu vực. Khu vực phía đông nước thải của các nhà máy xí nghiệp, dân cư đổ ra sông Tô Lịch phía Kim Giang. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư, trường học phía tây đường 6 đổ ra sông Tô Lịch phía nhà máy cơ khí Hà Nội.
Nước thải được thoát theo hệ thống cống ngẩm. Các ga thu nước thải cách nhau 40 - 60m ở mép đường. Các giếng thăm nằm ngang mật đường. Qua nhiều lần tôn đường, nhiều hô' (khoảng 20%) đã bị lấp, không xác định được vị trí. Hiện nay các cống ngầm và nhất là các kênh dẫn nước bị hớ gây ỏ nhiễm, rác ruởi, bùn cặn lắng đọng khỏng được nạo vét. Toàn Hà Nội ước tính có tới 120 - 130 ngàn m3 bùn cặn lắng hàng năm.
Trong đó: Sông Tô Lịch: 46.000m3
Sông Lừ: 18.000m3
Sông Kim Ngưu: 21 .OOOm3
Nước thải khu CNTĐ thoát ra sông Tô Lịch. Đây ià con sông đón nhận toàn bộ nước thải Hà Nội (ở phía cuối). Sổng Tô Lịch dài 14,6km bắt nguồn từ cống Phan Đình Phùng, mương Thuỵ Khuê, Bưởi, Cầu Giấy, Cầu Mới rồi nhập vào sông Lừ, sông Kim Ngưu để nhập vào sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt. Diện tích lưu yực sông Tô Lịch 2000 ha với dân sô' 46 vạn người. Nguổn nước thải đổ vào sông Tô Lịch vào mùa khô là 100 - 120 ngàn m3/ng. d.
Hà Nội có hơn 100 ao, hổ, đầm, trong dó có 20 hò nội thành thì khu Thượng Đình chỉ có một số ao hồ nhó. Các hồ ớ gần xí nghiệp may X40 dang bị lấp và nông dần và không có khả năng điểu hoà nước khi có úng ngập.