HIỆN TRẠNG CÁC NHÀ MÁY NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC NGẦM KHU CNTĐ

Một phần của tài liệu Ô nhiễm các kim loại nặng Fe, Mn, Cu, Pb, Zn,Cd, As và Hg trong nước ăn, nước công nghiệp và nước thải ở khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 33)

1 Thuy linh pha le

3.2.HIỆN TRẠNG CÁC NHÀ MÁY NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC NGẦM KHU CNTĐ

THÁC NƯỚC NGẦM KHU CNTĐ

Toàn thành phố Hà Nội có 8 nhà máy nước chính do công tu kinh doanh nước sạch Hà Nội số 1 (KDNSHN số 1) quản lý và vận hành (báng 7). Ngoài các nhà máy nước chính này còn có một số nhà máy nước nhỏ trong thành phố do công ty KDNS HN sò' 1 hoặc các cơ sớ tư nhãn khác vặn hành, cung cấp nước cho các mục đích sinh hoạt, sán xuất kinh doanh. Hiện nay, công suất của 8 nhà máy chính trên chiếm khoảng 98% tổng công suất của các nhà máy do công ty KDNS HN số 1 quán lý.

Tổng sô' giếng khai thác nước Ihỏ cứa các nhà máy nước chính dến nãm 1998 là 119 giếng, trong sô' đó có 52 giếng mới khai thác từ năm 1985, 67 giếng cũ, đã huỷ bỏ 11 giếng, tổng sô' giếng còn lại đang hoạt động là 108.

Nhà máy nước Hạ Đình có quy mỏ và còng suất nhó nhất trong sổ 8 nhà máy. Tuy nhiên trên địa bàn lại có nhiều nhà máy lớn nén việc cung cáp nước của nhà máy nước Hạ Đình không đáp ứng đú các nhu câu sán xuất. Các Công ty Cơ khí Hà Nội, Nhà máy Cao su Hà Nội, Nhà máy Xà phòng, Công

ty Đồng Xuân — đểu có các nhà máy nước riêng để cung cấp nước cho sản xuất. Công suất của các nhà máy này khoảng 500 - 1000m3/ng. đ.

Các giếng khoan ở khu vực CNTĐ đều có độ sâu trong khoảng 60 - 70m, tức là ở tầng cuội sỏi lẫn cát (xem hình 3). Ở tầng này nước có chất lượng tốt nhất.

Các nhà máy nước Hà Nội nói chung và nhà máy nước Hạ Đình nói riêng đều áp dụng sơ đồ công nghệ xử lý nước như sau:

Bơm hút nước lên giàn mưa => bể tiếp xúc => bể lọc nhanh => khử trùng bằng clo => bể chứa => trạm bơm => dưa nước vào mạng cấp nước.

Công nghệ trên thích hợp với đa số nhà máy nước hiện nay. Tuy nhiên nước có nhiều amoni như Hạ Đình, Pháp Vân cần áp dụng công nghệ mới loại bỏ NH4+.

Các thiết bị, máy móc ở các nhà máy nước đểu là các loại thiết bị đơn giản. Nhà máy nước Hạ Đình khi hút nước cổng nhân phải tiến hành rất vất vả. Hệ thống giàn mưa bằng các ống khoan lỗ hoặc các tấm sắt đục lỗ và các bể lắng tiếp xúc lọc nhanh. Tốc độ lọc là 6 - 8m3/h và cường độ rủa lọc là 8 - 18m3/m 2.h (ở một sô' trạm cường độ này khổng đủ để làm sạch cát lọc). Tất cả các nhà máy nước đểu có bể chứa nổi trên mật đất với dung tích từ 150 đến 800m3. Nhà máy nước Hạ Đình cũng như nhiều nhà máy khác đều gặp khó khăn về thoát nước, bị ngập úng vào mùa mưa nên vận hành máy khó khăn, ô nhiễm của nước mặt vào nguồn nước.

Việc cấp nuớc vào khu dân cư khu công nghiệp Thượng Đình rất phức tạp. Các khu dân cư nước của công ty KDNSHN số 1 cấp thất thường, áp suất đường ống thấp. Mỗi khu cao tầng đều có máy bơm nước riêng. Nước bơm vào từng hộ theo giờ. Các khu dân cư khác, nhiểu gia đình dùng giếng khoan UNICEP. Nuớc ở các giếng khoan UNICEP đuợc hút ở độ sâu 30 - 40m tức là nằm trong tầng Qm (hình 3) nên chất lượng nước thấp hơn so với tầng chứa nước Qii.ni-

Mặt khác, do mặt bằng chật hẹp nên việc xử lý nước giếng khoan không đạt yêu cầu dùng cho nước sinh hoạt, khỏng có điều kiện khử trùng.

Về mặt cổng suất khai thác, mỗi giếng khoan khai thác 2 - 3mJ/ng. d. Trên địa bàn Hà Nội hiện có hàng vạn giếng khoan và lượng nước khai thác

bằng loại hình này là khá lớn. Viêc quản lý các loại hình giếng khoan UN1CEP đang bị bỏ ngỏ. Nhiều giếng khỏng sử dụng nữa, nhưng khòng dược chôn lấp hợp cách nên đấy là nơi nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn xâm nhập vào các tầng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm các kim loại nặng Fe, Mn, Cu, Pb, Zn,Cd, As và Hg trong nước ăn, nước công nghiệp và nước thải ở khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 33)