Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Hồ (Trang 94)

hàng đặc biệt là các cán bộ làm công tác huy động vốn.

Yếu tố con người luôn đóng vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng. Tại Chi nhánh, số lượng cán bộ có chuyên ngành ngân hàng là chủ yếu, song chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu kinh doanh đặt ra. Bởi vậy, Chi nhánh cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngân

hàng tinh thông nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, hiểu biết pháp luật, và đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ giúp giao mọi giao dịch của khách hàng luôn được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tạo tâm lý tin tưởng cho khách hàng. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với tiền, tiếp xúc nhiều nhất ở hai bộ phận là giao dịch viên và cán bộ làm công tác cho vay. Bất cứ trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp xảy ra đều khiến ngân hàng mất vốn. Vì thế, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là vấn đề quan trọng và cần quan tâm thường xuyên.

Hơn nữa, khi thực hiện giao dịch một cửa thì mỗi cán bộ ngân hàng đặc biệt là các giao dịch viên phải biết tất cả các nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu mới này. Muốn vậy, mỗi cán bộ, nhân viên phải tự đào tạo, hoàn thiện mình, chủ động học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ đi trước để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý điều hành.

Đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng thì ngoài việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cần trang bị cho mình tác phong phục vụ văn minh, lịch sự, cởi mở, niềm nở với khách hàng, tạo bầu không khí giao dịch thoải mái, thân thiện, xây dựng văn hoá tổ chức khoa học, tốt đẹp. Chính điều này sẽ tạo nên uy tín, hình ảnh cho Chi nhánh, tạo nên sự khác biệt mang tính quyết định trong cạnh tranh.

Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, chi nhánh cần sử dụng chính sách khoán đến từng lao động, gắn quyền lợi với hiệu quả lao động. Đồng thời sử dụng công tác thi đua, khen thưởng như một công cụ khuyến khích song hành. Có như vậy mới phát huy tối đa khả năng của từng cán bộ, góp phần phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhân tố nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Nguồn nhân lực tham gia vào tất cả các hoạt động ngân hàng từ việc tạo nguồn vốn đến cho vay, phát triển dịch vụ, tham

gia vào chính sách khách hàng, ... Vì vậy, phải thường xuyên giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một lợi thế trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Hồ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)